- Quan sát thiên nhiên quanh sân trường.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.
- Trò chơi vận động: Tìm bạn thân, trời tối trời sáng
- Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề nhánh IV: lễ hội trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu quý cô giáo mình.
- Đọc lần 2( tranh thơ)
Trích dẫn:
- 4 câu đầu: Là lời của bạn nhỏ kể về cô giáo của mình
- 4 câu cuối: Bạn nhỏ thương yêu và quý mến cô
Giải thích từ khó:
Say sưa: Cô giảng bài rất chăm chỉ
Ấm áp: Giọng của cô rất ấm
Hát : Vui đến trường.
Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?.
- Trong bài thơ thể hiện cái gì?.
- Cô giáo của bạn nhỏ như thế nào?.
- Mỗi khi đến lớp cô làm gì?.
- Giọng cô như thế nào?.
- Bạn nào nghịch cô thích không?
- Bạn nào ngoan thì cô làm sao?
- Bạn nhỏ đã khen cô của mình như thế nào?
- Các con có yêu cô giáo của mình không?
- Yêu thương cô thì các con phải làm gì?
GD: Các con phải chơi đoàn kết nghe lời và yêu thương cô giáo của mình.
- Đọc thơ:
- Lớp đọc 2 lần ( thay đổi hình thức)
- Tổ đọc ( theo nhiều hình thức)
- Cá nhân đọc 8-10 trẻ.
Trò chơi: Ai khéo tay.
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh vẽ nội dung bài thơ, màu, vòng thể dục, nhạc...
- Cách chơi: Cô cho 2 nhóm chơi lên và phổ biến luật chơi. 2 nhóm chú ý chọn tranh ảnh các bạn chơi sạch sẽ, còn gạch bỏ những bạn chơi bẩn. Nhóm nào tô đúng và nhanh là thắng cuộc.
Trò chơi kết thúc cô nhận xét 2 đội chơi.
* Hát “Đêm trung thu”
4.Hoạt động 4: Hoạt động chuyển tiếp:
Chơi TC: Tập tầm vông.
5. Hoạt động 5: Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Đóng vai Gia đình( mẹ đưa con đi học).
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non
- Góc thiên nhiên: Chơi với lá cây, phấn
- Góc thư viện: Xem tranh - truyện về chủ đề trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo chủ đề trường mầm non, tô màu tranh, xé dán các hình ảnh trong chủ điểm trường mầm non.
6. Hoạt động 6: VS – NG – TT “ Sạch ngoan nhé bé yêu”
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn để trẻ có thói quen vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ.
- Cô nêu gương những trẻ tốt
- Trả trẻ .
7. Hoạt động chiều:
- Ôn bài cũ: Cô giáo của con
- Làm quen bài mới: Vẽ tô màu đèn trung thu
- VSNG – Bình cờ - Trả trẻ
II. ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
…………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….……………………………………………………………………….................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ 6 ngày 20 tháng 09 năm 2013
Chủ đề nhánh: Lễ hội trung thu
Hoạt động học: Vẽ tô màu đèn trung thu
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1. Hoạt động 1: “Ngoan - khoẻ nhé bé yêu”
- Đón trẻ: Nhắc trẻ cất mũ, dép vào nơi quy định…
- Trò chuyện -điểm danh: Trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của lớp ( tuỳ theo tình hình của trẻ ở lớp mình)…
- TDBS: Cho trẻ tập TDBS theo nhạc bài tập thể dục tháng 9
2. Hoạt động 2: “Ta cùng dạo chơi”
- Cho trẻ dạo chơi ngài trời theo đội hình vòng tròn
- TCVĐ: Đuổi bóng.
- TCDG: Rồng rắn lên mây.
3. Hoạt động 3: “Hoạt động học ”
3.1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết dùng bút vẽ đèn trung thu, đèn lồng theo ý thích.
- Kỹ năng: Luyện kĩ năng vẽ, tô màu.
- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
3.2. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp học .
- Đồ dùng phương tiện: Tranh mẫu, vở tạo hình, sáp màu cho trẻ.
- Phương pháp: Sử dụng lời nói và luyện tập.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
3.3. Tiến hành hoạt động :
* Hát “ Đêm trung thu”.
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt vào bài
* Quan sát:
- Các con xem cô có bức tranh gì đây?
- Trong tranh có vẽ gì?
- Đèn trung thu được vẽ từ những nét gì?
- Cô tô màu như thế nào?
- Để vẽ và tô màu được bức tranh này thì các con phải làm như thế nào?
Cô treo tranh 2: có trăng, sao…
So sánh: Tranh 1 – tranh 2
- Cô làm mẫu trực tiếp lên tranh 2:
Trước tiên cô càm bút bằng tay phải một tay giữ giấy, một tay cầm bút cô vẽ một hình tròn nhỏ vẽ thêm 2 nét cong ở hai bên và vẽ tiếp một đường cong nhỏ vẽ thêm nhiều nét xiên để trang trí cho đẹp.
- Trẻ thực hành:
- Cô hướng dẫn tư thế ngồi.
- Chú ý bao quát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét sản phẩm:
- Mời trẻ treo tranh lên giá.
Hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non.
- Mời 2 – 3 trẻ lên nhận xét tranh.
- Cô gợi ý bổ sung thêm.
* Cho trẻ hát bài trong chủ điểm.
4. Hoạt động 4: Hoạt động chuyển tiếp:
Chơi TC: Chi chi chành chành.
5. Hoạt động 5: Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Đóng vai Gia đình( mẹ đưa con đi học).
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non
- Góc thiên nhiên: Chơi với lá cây, phấn
- Góc thư viện: Xem tranh - truyện về chủ đề trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo chủ đề trường mầm non, tô màu tranh, xé dán các hình ảnh trong chủ điểm trường mầm non.
6. Hoạt động 6: VS – NG – TT “ Sạch ngoan nhé bé yêu”
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn để trẻ có thói quen vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ.
- Cô nêu gương những trẻ tốt
- Trả trẻ .
7. HĐ7: Hoạt động chiều:
- Ôn lại các bài đã học
- Chung vui văn nghệ cuối tuần
- VSNG – Bình cờ - Trả trẻ
II. ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:
…………………….…………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….…………………………………………………………………
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia đình):
………………………………………………………………………………...…….…..………………………………………………………………………
GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Chủ điểm: Trường Mầm Non
Thời gian: 4 TUẦN
Từ ngày: 26/08 đến ngày 30/09/2013
* NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
I / Mục tiêu thực hiện chủ đề:
1/ Các mục tiêu thực hiện tốt:
Nhận thức, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ
2/ Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp: Lý do - biện pháp:
Nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ ( Tạo hình)
- Lý do: Sự nhận thức các cháu còn chậm, yếu nên việc tiếp thu còn hạn chê
- Biện pháp: Giáo viên cần tổ chức vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cho trẻ hoạt động , kích thích sự khám phá học hỏi, sáng tạo ở trẻ….
3/ Những trẻ chưa đạt được mục tiêu, lý do, biện pháp.
- Về thể chất:
Cháu Như, Lộc, Anh Thư..
+ Lý do: Do các cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nên các cháu chưa thực hiện được.
+ Biện pháp: Phối hợp với bậc phụ huynh cho cháu tập luyện mọi lúc, mọi nơi động viên khuyến khích các cháu tập nhiều lần vào hoạt động chiều hay lúc dạo chơi ngoài trời.
- Về nhận thức:
Cháu Phi, Lập, Thịnh…
+ Lý do: Các cháu tập trung vào bài còn ít, không để ý vào bài
+ Biện pháp: Tăng cường tập luyện thêm cho các cháu vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều và về nhà
- Về ngôn ngữ:
Cháu Lập, Quỳnh Như…
+ Lý do : Các cháu đọc thơ chưa rõ ràng còn ngọng.
+ Biện pháp: Vào giờ học thơ, hay chữ cái cô luôn bao quát nhắc nhở, khuyến khích động viên các cháu
- Về thẩm mỹ:
Cháu Phi, Lộc, Anh Thư, Kim Anh….
+ Lý do: Các cháu vẽ còn rất yếu
+ Biện pháp: Vào hoạt động góc các cháu tham gia vẽ , tô màu những tranh mình đã vẽ, hoạt động chiều cũng động viên những cháu đó tham gia
II/ Nội dung của chủ đề:
1/ Các nội dung đã thực hiện tốt ở chủ đề:
- Về thể chất
- Về thẩm mỹ ( âm nhạc)
- Về nhận thức
- Về ngôn ngữ
2/ Các nội dung đã thực hiện được hoặc chưa.
Về thẩm mỹ:
- Một số trẻ vẽ còn rất yếu tô màu còn lem ra ngoài.
- Nên tổ chức rèn luyện cho các cháu vẽ vào hoạt động góc, hoạt động chiều hay về nhà.
Về ngôn ngữ:
- Truyện kể cháu còn chưa biết kể sáng tạo, còn nhút nhát
- Nên cho trẻ tham gia vào kể, đóng vai để trẻ hiểu và mong muốn sẽ giống như các bạn trong câu chuyện
3/ Những kiến thức và kỷ năng trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được:
- Một số trẻ còn nhát, không mạnh dạn nên việc hoạt động của cháu có phần hạn chế, chưa tập trung vào bài học, hay nói chuyện trong giờ học nên không hiểu bài
III/ Tổ chức triển khai các hoạt động chủ đề:
1/ Hoạt động chung:
- Các hoạt động chung trẻ tham gia tích cực, hứng thú và phù hợp với khả năng của trẻ: Hoạt động âm nhạc, thơ, thể dục…
- Những trẻ tỏ ra không hứng thú, lý do, biện pháp: Tạo hình, môi trường xung quanh...
+ Lý do: Các cháu tập trung chỉ được 5 – 10 phút đầu, còn về sau bị phân tán
+ Biện pháp : GV luôn tìm tòi, thay đổi hình thức, lồng ghép chuyên đề , tích cực làm đồ dùng mới và sáng tạo.
2/ Hoạt động góc:
- Số lượng góc chơi: 4 - 5 góc chơi và các cháu hay chơi
a. Góc xây dựng: Hương, Tiên, Bảo, Trinh…
b. Góc phân vai: Ly, Trinh, Lụa…
c. Góc nghệ thuật: Diệu Ly, Dung, Vân…
d. Góc thiên nhiên: Giang, Hồng…
Tính hợp lý của việc bố trí không gian, diện tích và sự liên kết giữa các góc chơi. Biết bố trí hợp lý các góc chơi.
3/ Hoạt động ngoài trời:
- Số lượng buổi chơi tổ chức 5 buổi / tuần
- Đồ chơi tự do ngoài trời còn ít và cũ
- Khuyến khích trẻ giao lưu ,vận động trẻ rồi trả lời câu hỏi vì sao?
IV/ Những vấn đề khác:
1/ Sức khỏe của trẻ:
- Thời tiết thay đổi 1số trẻ bị ốm, ho, cảm cúm
- Một số trẻ có vấn đề về ăn uống như Đạt…
- Một số trẻ nghỉ học nhiều như Như, Lộc…
2/ Chuẩn bị cho chủ đề:
- Phương tiện: Băng, đĩa nhạc, thơ truyện
- Chuẩn bị học liệu: Sách, tranh, ảnh…
- Chuẩn bị đồ chơi : Lô tô, mô hình…
V/ Một số ý quan trọng để triển khai thực hiệnchủ đề:
- Rèn luyện cho trẻ vẽ, đọc thơ diễn cảm, hát, vận động…
- Thay đổi đồ dùng, đồ chơi các góc.
- Trang trí góc phù hợp với các chủ điểm
- Lên nội dung tuyên truyền cho phụ huynh.
File đính kèm:
- chu de nhanh le hoi trung thu.doc