- Trẻ biết về tên gọi của một số loại côn trùng
- Biết đặc điểm cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn, thói quen kiếm mồi.
- Ích lợi (tác hại) của chúng với đời sống con người: Bảo vệ hay diệt trừ.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 8 : thế giới động vật Nhánh 4: côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn xem trong rổ các con có gì ?
- Hôm nay chúng ta sẽ làm những chú công nhân xây dựng những công trình vững thật đẹp nhé! Nhưng trước khi thực hiện các con hãy giúp cô làm việc này nhé!
- Giúp cô! Giúp cô!...
- Cho cháu chơi “tìm khối” theo yêu cầu của cô.
Cách chơi: Cô nói tên khối – cháu chọn khối giơ lên, nói tên khối.
Chơi 2-3 lần.
- Khối vuông của con đâu?
- Đếm xem khối vuông có bao nhiêu mặt?
- Bây giờ con hãy đặt lên sàn nhà xem các mặt của khối vuông có đứng được không nhé!
- Vì sao các mặt của khối vuông đều đứng được?
- Bây giờ con hãy lấy hình vuông trong rổ ra ướm thử xem các mặt của khối vuông như thế nào với nhau.
- Các con thấy thế nào?
- À, đúng rồi khối vuông có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau và bất kể khối hay đồ dùng nào có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau đều gọi là khối vuông.
- Con hãy tìm quanh lớp những đồ dùng nào có dạng giống khối vuông.
- Bây giờ con còn khối gì? Hình gì trong rổ?
- Con đếm xem khối chữ nhật có bao nhiêu mặt?
- Con lấy hình chữ nhật ra ướm thử xem các mặt của khối chữ nhật như thế nào nhé!
- Các mặt của khối chữ nhật có bằng nhau không? Mà nó như thế nào?
- À, khối chữ nhật chỉ có 2 mặt đối diện bằng nhau thôi, còn các mặt kề nhau thì không bằng nhau.
- Các mặt của khối chữ nhật có đứng được không?
- Con tìm quanh lớp mình xem có đồ dùng nào giống khối chữ nhật.
- Ngoài khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật ra, con xem cô có gì nữa nè?
- Con thấy khối chữ nhật này có gì khác biệt ?
- Cô đố, cô đố!...
Con thử quan sát 2 khối này có điểm nào giống và khác nhau?
+ Khối vuông – khối chữ nhật có gì giống nhau?
+Khối vuông – khối chữ nhật có gì khác nhau?
Cô tóm ý.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Chơi “Tìm đồ dùng đồ chơi có dạng khối vừa hoc”
- Chơi “ Chú công nhân tài giỏi”
Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm theo tổ, cháu lấy các khối vừa học xây nên 1 công trình theo ý thích của trẻ để tặng cho các chú bộ đội, thời gian thi là 1 bài hát.
- Cô nhận xét, công bố kết quả.
- Cháu hát cùng cô.
- Con bướm vàng
- (…)
- Trẻ đi tham quan cùng cô.
- Nhà của bé…
- Hàng rào xây bằng các khối chữ nhật, cột nhà xây bằng khối vuông.
- Trẻ đi lấy đồ dùng.
- Khối vuông, khối chữ nhật.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
-Trẻ tìm khối vuông giơ lên.
- …có 6 mặt.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Vì 6 mặt của khối vuông đều là mặt phẳng nên đứng được.
- Trẻ thực hiện.
-…có 6 mặt bằng nhau
- Trẻ tìm.
- Khối chữ nhật, hình chữ nhật.
- …có 6 mặt…đều là hình chữ nhật.
- Trẻ thực hiện.
- …không bằng nhau.
- Được.
- Trẻ tìm.
- Khối chữ nhật đặc biệt.
- Có 2 mặt là hình vuông.
- Đều có 6 mặt, đứng được.
- Khối vuông có 6 mặt là hình vuông – Khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật…
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Cho cháu đi đến góc nghệ thuật nặn khối vuông, khối chữ nhật.
- Đến góc xây dựng xây công trình mà trẻ thích.
Thứ năm ngày 19 tháng 04 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: BẬT TỪ TRÊN CAO XUỐNG
TCVĐ: TUNG BÓNG
I/ YÊU CẦU:
- Dạy cháu biết bật từ trên cao xuống đúng tư thế.
- Khi bật biết nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
- Giáo dục cháu biết tuân thủ theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 ghế thể dục cao 40 - 45cm
X X X X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
- 3 quả bóng.
- Nhạc thể dục mp3, máy hát.
- Lớp học rộng, thoáng mát.
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG : Khởi động.
- Cháu đọc cùng cô câu thơ:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
- Các con vừa đọc câu thơ nói về con gì?
- Chuồn chuồn trong bài thơ giúp ích gì cho mọi người?
- Các con giỏi lắm, bây giờ mình cùng nhau khởi động tập thể dục xem ai thực hiện giỏi nhất nhé!
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
- Cháu đọc thơ cùng cô.
- …
- Cháu tự kể…
- Cháu “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang (2x8)
- Động tác lưng bụng 3: Nghiêng người sang bên (2x8)
- Động tác chân 1: Khuỵu gối (2x8)
- Động tác bật 5: Bật về các phía (3x8)
Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản:“Bật từ trên cao xuống”:
- Các con nhìn xem, cô có gì đây?
- Đố các con cô dùng ghế này để làm gì?
- Muốn biết chúng dùng để làm gì các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé!
- Cô làm mẫu lần 1.
- Đố các con cô vừa làm gì?
- Lần 2 phân tích:
TTCB: Cô đứng tự nhiên trên ghế, tay đưa từ sau ra trước, đồng thời hơi khuỵu gối.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô sẽ nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
(Cô nhắc trẻ không lao người về phía trước)
- Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
* Trò chơi vận động: “Tung bóng?”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Tung bóng”
- Cô mời trẻ nhắc lại cách chơi, cô bổ sung (nếu cần)
- Cho cháu chơi vài lần.
- Trẻ tập theo cô.
- Ghế…
- Trẻ tự kể…
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- “Bật từ trên cao xuống”
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- Trẻ thực hiện.
- Cháu nói cách chơi.
- Chơi theo yêu cầu của cô.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
-Trẻ đi nhe nhàng về chỗ ngồi.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Làm các chủ thỏ nhảy đi chơi.
Thứ sáu ngày 18 tháng 04 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : CẮT DÁN CON BƯỚM (Mẫu)
I.YÊU CẦU :
- Trẻ biết xếp đôi tờ giấy, biết sử dụng kĩ năng đã học để cắt nét cong tạo thành hình cánh bướm và vẽ trang trí thêm thân bướm, mắt, râu...
- Luyện cách cầm kéo và sắp xếp bố cục tranh. Phát triển kĩ năng cầm kéo, tư duy, tưởng tượng cho trẻ. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Giáo dục cháu biết ích lợi của con bướm đối với đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo án trình chiếu.
- Tranh mẫu cắt dán con bướm. ( 1 tranh mẫu, 1 tranh gợi ý)
- Sổ tạo hình, giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu.
- Bàn ghế đúng qui cách.
- Tích hợp: AN “Mùa hè đến”
MTXQ
III. TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú
- Cô và trẻ hát + vận động bài: “Con bướm vàng”.
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì ?
- Bướm thuộc nhóm gì?
- Con bướm có ích lợi gì ?
- Các con giỏi lắm, bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem cô có nhiều hình ảnh của các chú bướm nè!
- Con xem cô có bức tranh cắt dán gì đây?
- Con bướm có màu gì?
- Bướm có những bộ phận gì?
+ Đầu bướm có dạng hình gì?
+ Mình bướm như thế nào?
+ Cánh bướm có hình dáng ra sao? Nó có mấy cánh?
+ Con thấy phía trên cách bướm còn có gì nữa?
- Đố các con cô dùng kĩ năng gì để cắt hình cánh bướm?
- Các con thấy bức tranh này của cô như thế nào?
- Các con có muốn cắt dán bức tranh đẹp giống như bức tranh của cô không?
- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi cắt dán con bướm, các con có thích tham gia không nè?
HOẠT ĐỘNG 3: Cô làm mẫu
- Cô vừa làm mẫu vừa phân tích: Cô cầm kéo bằng tay phải, cầm bằng 2 ngón (cái và giữa), ngón trỏ cô đỡ kéo. Cô chọn 1 tờ giấy to, xếp đôi lại cắt 2 đường cong to và nhỏ tạo thành hình 2 cánh bướm. Cô mở ra và sắp xếp lên giấy cho đều, cô lật mặt trái của hình dán hồ vào, đặt xuống giấy và dán cho thẳng, sau đó cô lấy viết vẽ nét cong dài khép kín làm mình bướm ở giữa 2 cánh bướm. Cuối cùng cô vẽ thêm râu, đầu, mắt vào, vẽ thêm 1 số hình tròn nhỏ trang trí lên cách bướm cho đẹp. Thế là cô đã cắt dán xong con bướm rồi.
- Ai giỏi nói cho cô biết, để cắt dán con bướm con cắt những bộ phận nào?
- Cánh bướm con cắt như thế nào? Dùng kĩ năng gì để cắt?
- Để cho con bướm thêm đẹp con sẽ làm gì nữa?
- Để cho đôi tay sạch sẽ, khi cắt dán xong con sẽ làm gì?
- Con sẽ dùng tay nào để cầm kéo? Cầm kéo như thế nào?
- Các con ơi! Để cắt con bướm thì có nhiều cách cắt khác nhau, các con nhìn xem, cô có 1 bức tranh cắt dán 2 con bướm với 2 kiểu khác hơn nữa nè. Con thấy thế nào?
- Mỗi người có 1 cách thể hiện cho sản phẩm của mình, bạn nào biết cách cắt dán con bướm khác hơn, đẹp hơn cách cắt dán của cô thì con hãy cố gắn thực hiện nhé!
- 1, 2, 3… hội thi “cắt dán con bướm” bắt đầu!
HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ cắt dán
- Cho trẻ về chỗ ngồi cắt dán “con bướm”
- Cô chú ý cách ngồi, cách cầm kéo và cách cắt dán của trẻ.
HOẠT ĐỘNG 4: Triển lãm tranh
- Gọi một vài cháu chọn sản phẩm cháu thích. Vì sao thích ?
- Cô chọn và nhận xét sản phẩm đẹp – không đẹp.
- Giáo dục: À, con bướm là con vật có lợi, nó giúp cho hoa thụ phấn và kết quả, cánh bướm có nhiều màu sắc sặc sỡ làm cho môi trường sống thêm đẹp!... Thế nhưng các con đừng nên bắt bướm vì phấn bướm sẽ làm ngứa các con đó.
- Hát + VĐ cùng cô.
- Con bướm vàng
- Nhóm côn trùng
- Trẻ tự kể
- Trẻ xem màn hình.
- Con bướm
- Vàng
- Đầu, mình, cánh…
- Tròn
- Dài
- To, hơi tròn, có 2 cánh.
- Có các chấm tròn…
- Trẻ tự kể…
- Trẻ tự trả lời…
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ tự trả lời…
- ……….
- ……….
- ……….
- ………
-………
- Trẻ cắt dán.
- Trẻ lên nhận xét sản phẩm theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Làm đàn chuồn chuồn bay ra sân tắm nắng…
*NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN:
- Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần:
- Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan’
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan.
- Cả lớp hoan hô
- Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen.
- Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen.
- Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu.
- Trả trẻ.
KÝ DUYỆT TUẦN 30
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
File đính kèm:
- Con trungTuan 30.doc