Chính tả (Tiết 27): Đề bài: Nghe-Viết: Người liên lạc nhỏ

I.Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng viết chính tả.

2.Nghe-viết chính xác đoạn văn trong bài: Người liên lạc nhỏ, viết hoa các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.

3.Làm đúng các bài tập phân biệt các cặp vần dễ lẫn: au /âu, âm đầu l /n.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 1-3,4 băng giấy viết nội dung khổ thơ hoặc đoạn văn bài tập 3.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính tả (Tiết 27): Đề bài: Nghe-Viết: Người liên lạc nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả (Tiết 27): Đề bài: NGHE-VIẾT : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ. I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng viết chính tả. 2.Nghe-viết chính xác đoạn văn trong bài: Người liên lạc nhỏ, viết hoa các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. 3.Làm đúng các bài tập phân biệt các cặp vần dễ lẫn: au /âu, âm đầu l /n. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 1-3,4 băng giấy viết nội dung khổ thơ hoặc đoạn văn bài tập 3. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (3-4phút) B.Bài mới 1.Gt bài (1-2 phút) 2.Hd hs nghe- viết (22- 25 phút) 3,Hd hs làm bài tập (10- 12 phút) 4.Củng cố, dặn dò (1-2 phút) -1 hs đọc cho 2,3 bạn viết, lớp viết bảng con các từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt. -Nhận xét bài cũ. -Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -Ghi đề bài. a.Hd hs chuẩn bị. Gv đọc đoạn cần viết chính tả. -Hỏi: +Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa? +Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết như thế nào? -Yêu cầu hs đọc thầm lại đoạn cần viết chính tả, tự viết ra bảng con những từ khó: mỉm cười, lững thững, bợt, nhanh nhẹn. b.Gv đọc bài cho hs viết. c.Chấm chữa bài: -Yêu cầu hs đổi vở, chấm chữa bài, ghi số lỗi ra ngoài lề vở. -Gv chấm từ 5-7 bài, nhận xét cụ thể về nội dung, cách trình bày, chữ viết của hs. a.Bài tập 2: -Gv nêu yêu cầu của bài tập, cho hs tự làm bài cá nhân trên giấy nháp. -Gv theo dõi hs làm bài đúng, nhanh, đọc kết quả. -Gv nhận xét, chấm một số bài. -Giải nghĩa từ: +Đòn bẩy: vật bằng tre hoặc gỗ, sắt giúp nâng hoặc nhấc một vật nặng theo cách tì đòn bẩy vào 1 điểm tựa rồi dùng sức nâng, nhấc một vật đó lên. -Sậy: cây có thân cao, lá dài thường mọc ở bờ nước, có dáng khẳng khiu. -Gọi nhiều hs đọc lại. GV sữa lỗi cho HS -Cho cả lớp làm bài vào vở. b.Bài tập 3a (lựa chọn): -Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập. -Yêu cầu cả lớp tự làm bài. -Gv dán 3 băng giấy đã viết nội dung bài, mời mỗi nhóm 5 hs thi làm bài tiếp sức Hs cuối cùng đọc kết quả làm bài của nhóm. -Gv nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. -Mời 5,6 hs đọc lại khổ thơ đã hoàn chỉnh. -Cả lớp làm bài vào vở. -Trưa nay, nằm, nấu cơm, nát, mọi lần. -Nhận xét tiết học. -Gv nhắc nhở hs khắc phục những lỗi còn mắc phải trong tiết chính tả. -Chuẩn bị bài sau: Nghe-viết: Nhớ Việt Bắc. -Hs viết lại các từ khó đã học. -2 hs đọc lại đề bài. -Hs chú ý lắng nghe. -Đức Thanh, Kim Đồng (tên người), Nùng (tên một dân tộc), Hà Quảng (tên một huyện). -Nào, bác cháu ta lên đường! là lời ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. -Đọc thầm, luyện viết từ khó. -Hs viết bài. -Tự chữa lỗi. -Hs tự làm bài. -Nhận xét bài làm của bạn. -Hs chú ý lắng nghe. -1 hs đọc yêu cầu của bài tập. -Các nhóm thi làm bài tiếp sức. -Nhận xét bài làm của bạn. -Hs đọc lại khổ thơ đã hoàn chỉnh. -Làm bài vào vở.

File đính kèm:

  • doc27.doc
Giáo án liên quan