1. Kiến thức.
- Biết nghe và viết lại đoạn văn số 4 trong bài “Ở lại với chiến khu”.
- Biết trình bày đúng và đẹp một đoạn văn.
- Viết đúng chính tả và giải đúng câu đố, phân biệt được s/x và uôt/uôc.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng nghe – viết và trình bày đoạn văn, viết đúng chính tả.
3. Thái độ.
- Học sinh biết học tập tấm gương anh dũng của các bạn thiếu nhi trong câu chuyện ở chiến khu.
- Yêu thiên nhiên và tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính tả (nghe – viết): Ở lại với chiến khu phân biệt s/x, uôt/uôc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2012
Ngày dạy:
Lớp: 3
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT): Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
PHÂN BIỆT s/x, UÔT/UÔC.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Biết nghe và viết lại đoạn văn số 4 trong bài “Ở lại với chiến khu”.
- Biết trình bày đúng và đẹp một đoạn văn.
- Viết đúng chính tả và giải đúng câu đố, phân biệt được s/x và uôt/uôc.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng nghe – viết và trình bày đoạn văn, viết đúng chính tả.
3. Thái độ.
- Học sinh biết học tập tấm gương anh dũng của các bạn thiếu nhi trong câu chuyện ở chiến khu.
- Yêu thiên nhiên và tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, bảng phụ viết đoạn 4 bài tập đọc “Ở lại với chiến khu”.
- Bảng phụ viết nội dung phần b bài tập 2.
2. Học sinh.
- Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập môn Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1P
5P
2P
10P
10P
4P
1P
1. Tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 trang 11 SGK, mỗi học sinh làm 1 phần.
- Gọi 1 học sinh nhận xét, đánh giá bài làm trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- Trong chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc” các em đã được học về các tấm gương anh hùng và cả những tấm gương dũng cảm của các bạn thiếu nhi trong bài tập đọc “Ở lại với chiến khu”. Trong giờ học sính tả ngày hôm nay, các em sẽ được nghe và viết lại chính xác đoạn văn số 4 trong bài tâp đọc trước. Đồng thời các em sẽ biết cách phân biệt s/x và uôt/uôc. Để hiểu được nội dung của bài ngay hôm nay cô sẽ cùng các em đi giải quyết từng bài tập cụ thể.
- Bây giờ các em hãy mở sách giáo khoa trang 15 để làm bài tập.
b) Bài mới.
* Bài tập 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị nghe – viết.
+ Treo bảng phụ có sẵn nội dung đoạn 4, đọc diễn cảm 1 lượt cho học sinh nghe. Đứng ở vị trí cao nhất đọc.
+ Gọi 1 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách và đọc thầm theo bạn.
+ Hỏi học sinh: Lời bài hát trong đoạn văn đã nói lên điều gì?
( Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh – gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân)
+ Gọi 2 học sinh trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
+ Hỏi học sinh: Lời bài hát trong đoạn văn trên được viết như thế nào?
(Đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép và chữ đầu tiên từng dòng viết hoa và cách lề vở 2 ô li. Chữ Vệ viết hoa, vì đó là tên của đoàn giả phóng quân)
+ Gọi 2 học sinh trả lời, nhận xét và cho điểm.
+ Yêu cầu học sinh tìm các từ bắt đầu bằng vần “n” và “l”, “r”, “s” có trong đoạn văn.
+ Gọi học sinh đọc các từ tìm được, từ nào đúng thì giáo viên viết lên bảng.
(một lần, ra đi, sông núi, lui, bay lượn, lớp lớp, cây rừng, bùng lên, rực rỡ, lạnh, làm, lòng người, lửa, suối)
+ Cho học sinh đọc đồng thanh 2 lượt các từ trên bảng và gọi 2 học sinh đọc lại.
- Cho học sinh nghe – viết.
+ Bây giờ cả lớp gấp sách giáo khoa lại và mở vở bài tập ra viết bài.
+ Đọc từng câu trong đoạn văn cho học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lượt, đọc to – rõ ràng và ngắt nghỉ - dấu chấm – dấu phẩy – dấu hai chấm – dấu ngoặc kép đúng chỗ. Đứng ở vị trí cao nhất đọc cho học sinh nghe và viết.
+ Nhắc học sinh ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút và trật tự ngồi viết.
+ Sau khi học sinh viết xong, giáo viên đọc lại 1 lượt cho học sinh soát lại bài của mình.
+ Gọi 7 học sinh mang vở lên chấm bài, nhận xét và chữa bài cho học sinh.
+ Những lỗi mà học sinh sai nhiều thì giáo viên viết lên bảng cho cả lớp quan sát và sửa sai. Yêu cầu học sinh chữa bài vào vở của mình.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 học sinh đọc nội dung bài tập 2 phần a.
+ Viết yêu cầu bài tập lên bảng.
+ Yêu cầu học sinh đọc 2 câu đố, kết hợp nhìn tranh minh họa bên cạnh – suy nghĩ và đưa ra lời giải vào giấy nháp trong 2 phút.
+ Hết giờ gọi 10 học sinh đọc lời giải của mình.
+ Nhận xét và viết lời giải lên bảng.
+ Yêu cầu học sinh chữa bài vào vở bài tập của mình.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu phần b bài tập 2.
+ Dán bảng phụ có viết sẵn nội dung phần b bài tập 2 lên bảng.
+ Yêu câù học sinh làm vào vở trong 2 phút và gọi 1 học sinh lên bảng làm.
+ Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm trên bảng, đánh giá và hỏi học sinh cả lớp: Các em có làm như bạn không?
+ Giáo viên kết luận: Cô cũng đồng ý với cả lớp hoặc không đồng ý và sửa sai cho học sinh. Cho điểm học sinh.
+ Giải thích các câu tục ngữ trong phần b cho học sinh.
Ăn không rau như đau không thuốc: Rau rất quan trọng với sức khỏe con người
Cơm tẻ là mẹ ruột: Ăn cơm tẻ mới chắc bụng, có thể ăn cơm tẻ mãi mà không chán như ăn cơm nếp.
Cả gió thì tắt đuốc: Gió to – gió lớn thì đuốc bị tắt. Ý nói thái độ gay gắt sẽ hỏng việc.
Thẳng như ruột ngựa: Tính tình ngay thẳng, có sao nói vậy – không giấu diếm kiêng nể.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc học sinh những lỗi chính tả mà các em mắc phải ở bài tập 1. Yêu cầu học sinh về nhà viết lại cho đúng và hoàn thiện các bài tập vào vở của mình.
- Nhận xét tiết học và nhắc các em chuẩn bị bài học tuần sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Mở sách.
- Quan sát và lắng nghe.
- Đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Tìm từ ngữ khó.
- Đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Gấp sách và viết bài.
- Nghe và viết từng câu.
- Lắng nghe.
- Soát bài.
- Chấm điểm.
- Sửa sai.
- Đọc phần a.
- Quan sát.
- Giải đố.
- Đọc đáp án.
- Lắng nghe.
- Chữa bài.
- Đọc phần b.
- Quan sát.
- Làm việc cá nhân.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- CHINH TA NGHE VIET O LAI VOI CHIEN KHU.doc