Chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001-2010

Chương I. Thực trạng môi trường và những thách thức

1. Ðánh giá tình hình thực hiện kếhoạch hành động quốc gia vềmôi trường và phát triển bền

vững giai đoạn 1991-2000

2. Môi trường tiếp tục xuống cấp

3. Tác động của môi trường toàn cầu

a. Vấn đềmôi trường của các lưu vực sông Cửu long và sông Hồng

b. Vấn đềbảo vệmôi trường của các vùng rừng xuyên biên giới

c. Vấn đềmưa a-xít

d. Ô nhiễm tầng khí quyển và hiệu ứng nhà kính

e. Ô nhiễm biển và đại dương

g. Thủng tầng ôzôn

h. Chuyển dịch ô nhiễm

4. Những thách thức đối với môi trường Việt Nam

Chương II. Quan điểm, mục tiêu và các nội dung cơbản của chiến lược

1. Các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo.

2. Các mục tiêu chiến lược

a. Bảo vệmôi trường nước và sửdụng bền vững tài nguyên nước

b. Bảo vệmôi trường đất và sửdụng bền vững tài nguyên đất

c. Bảo tồn đa dạng sinh học

d. Bảo vệmôi trường không khí

e. Bảo vệmôi trường đô thịvà khu công nghiệp

g. Bảo vệmôi trường nông thôn

h. Bảo vệmôi trường biển, ven biển và hải đảo

i. Bảo vệcác vùng đất ngập nước

J. Bảo vệmôi trường thiên nhiên và di sản văn hóa

k. Sản xuất sạch hơn

n. Bảo vệmôi trường gắn với phát triển kinh tế- xã hội vùng

m. Bảo vệmôi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế

o. Nghiên cứu khoa học, công nghệvềmôi trường

Chương III. Tổchức thực hiện chiến lược

1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức vềmôi trường

2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tưnhân trong bảo vệmôi trường

3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tưbảo vệmôi trường

4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước vềmôi trường

5. Mởrộng hợp tác quốc tếvà thu hút sựtài trợcủa quốc tế

6. Kết hợp chiến lược bảo vệmôi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tếxã hội

7. Lựa chọn hành động ưu tiên

8.Trách nhiệm và các cơquan thực hiện

9.Giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược

pdf23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Kiện toàn bộ máy tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương, nâng cấp hệ thống cơ quan quản lý môi trường trung ương thành lập Tổng cục Môi trường, hoặc Bộ Môi trường và kiện toàn tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ/ngành; kiện toàn tổ chức quản lý môi trường ở cấp tỉnh, thành phố, quận huyện và các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, .v.v.. Tăng cưòng năng lực quản lý nhà nước về môi trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức như tăng cường nguồn lực về nhân lực về đầu tư cho các hoạt động quản lý môi trường; chú trọng đầu tư cho nghiên cứu chính sách và pháp luật, kiểm soát ô nhiễm và chất thải, thanh tra, hệ thống quan trắc và phân tích môi trường, giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường, cũng như tăng cường các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương. Nghiên cứu thành lập một cơ chế quản lý liên ngành, có thể là một hội đồng quốc gia về phát triển bền vững để điều phối thực hiện các mục tiêu, nội dung các chương trình trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 cũng như thực hiện chương trình hành động của thế kỷ 21 mà Việt Nam đã ký kết 5. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế Môi trường quốc gia liên quan đến môi trường xuyên biên giới khu vực và toàn cầu, vì vậy sự nghiệp bảo vệ môi trường của Việt nam cũng gắn với sự nghiệp bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua việc thực hiện các Công ước quốc tế về môi trường, tham gia các chương trình, dự án đa phương hoặc song phương về bảo vệ môi trường. Phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp luật pháp, hành chính nghiêm ngặt đi đôi với đối thoại, thương lượng trong việc vận dụng các thoả thuận, các công ước, luật pháp quốc tế và thu hút tài trợ quốc tế như thu hút sự trợ giúp của các nhà tài trợ, của nguồn ODA, của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), của các hợp tác quốc tế đa phương, song phương.Phải tăng cường cơ chế phối hợp thông qua việc thành lập Hội đồng các nhà tài trợ môi trường có thành viên là đại diện của các tổ chức Quốc tế như chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hành Thế giới (WB), Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN),... Hàng năm cần tổ chức diễn đàn các nhà tài trợ, tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin, thảo luận về các chủ đề có liên quan, các cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan, giữa các nhà tài trợ và giữa chính phủ với các nhà tài trợ để phối hợp các nguồn viện trợ cho các chương trình, dự án hợp tác về môi trường. Trên cơ sở chiến lược bảo vệ môi trường, cần xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, xác định các mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án ODA và dự án GEF để cân đối nguồn ngân sách quốc gia với hỗ trợ tài chính quốc tế. Ðể sử dụng các nguồn tài chính quốc tế đó có hiệu quả, cần thiết phải tăng cường năng lực các cơ quan đầu mối quốc gia, quốc tế về các chương trình, dự án thu hút từ nguồn tài trợ quốc tế, nhất là các dự án được tài trợ từ nguồn vốn ODA, GEF. Ðối với nguồn vốn ODA cần nâng tỷ trọng viện trợ ODA cho môi trường lên 2 lần so với tổng vốn viện trợ, đồng thời điều chỉnh cơ cấu ODA cho môi trường, tập trung viện trợ nhiều hơn cho các dự án ưu tiên của chiến lược, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường ở TW, bộ/ ngành và địa phương; Chú trọng khai thác nguồn ODA theo cơ chế của Nghị Ðịnh thư KYOTO trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Cần nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm tranh thủ tối đa các dự án GEF để hoà nhập các mục tiêu môi trường quốc gia với mục tiêu môi trường toàn cầu trong các lĩnh vực ưu tiên đã được lựa chọn. Ðể thu hút được nhiều dự án từ nguồn GEF, nhà nước đầu tư phát triển năng lực cho tổ chức GEF- Việt Nam, cơ quan điều phối quốc gia trong lĩnh vực huy động nguồn GEF ở nước ta. 6. Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là cơ sở để xây dựng chiến lươc bảo vệ môi trường của các ngành, vùng và địa phương. Các chiến lược đó được thực hiện trong 2 giai đoạn 5 năm: 2001-2005 và 2006-2010. Giai đoạn 2001-2005 tập trung vào việc kết hợp giữa chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các ngành, lĩnh vực nhằm xác định khuôn khổ thích hợp để giám sát, báo cáo và có tính trách nhiệm. Các hoạt động và kế hoạch về bảo vệ môi trường sẽ được chuẩn bị để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn chính trong quá trình này là xây dựng và thực hiện kế hoạch môi trường cho các vùng kinh tế và vùng đa dạng sinh học được ưu tiên. Các chương trình kiểm soát sự ô nhiễm môi trường, xây dựng năng lực và nâng cao kỹ năng quản lý môi trường. Giai đoạn 2006-2010 tập trung thực hiện các dự án ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn này phải xử lý triệt để, đóng cửa hoặc di chuyển địa điểm các cở sở sản xuất đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, những cơ sở lạc hậu và không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường; Thực hiện các dự án cải thiện môi trường dự án nhằm khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường. Các mục tiêu và nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 được kế hoạch hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các kế hoạch Ngành, địa phương và theo vùng kinh tế. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thiết lập nhóm công tác liên bộ để hoà nhập các kế hoạch hành động của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và 10 năm chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhóm công tác này cần thực hiện ít nhất trong 2 năm, có nguồn ngân sách riêng cho hoạt động của nhóm, thành phần nhóm gồm các nhà kinh tế môi trường để giúp phân tích lợi ích chi phí của các chính sách phát triển chọn lọc. 7. Lựa chọn hành động ưu tiên Việc lựa chọn ưu tiên hành động trong tổ chức thực hiện luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của chiến lược. Thông thường các ưu tiên hành động được lựa chọn theo nội dung, theo địa bàn và theo các mối quan hệ giữa chúng với thời gian. Các chương trình hành động ưu tiên: được lựa chọn theo nội dung sau khi đã xác định các mục tiêu ưu tiên được trình bày trong phụ lục I. Mức độ ưu tiên cao nhất được giành cho 7 chương trình sau đây: • Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ đạo, toàn diện phát triển công nghiệp bền vững, bao gồm tất cả các giai đoạn sẻ dụng tài nguyên, sản xuất và quản lý chất thải. • Tiếp tục ban hành các tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn nước mặt, các lưu vực, các đập chứa nước và nước ngầm. • Xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý khu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại và hệ thống xử lý hiệu quả cho tất cả các thành phố loại I và II, các khu đô thị có mật độ dân cư cao. • Nâng cấp hệ thống và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương và tại các Bộ, ngành. • Ðưa giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm tất cả các cấp học và bậc học. • Phát huy các phong trào bảo vệ môi trường tại các tổ chức xã hội như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân và các tổ chức tình nguyện khác. • Củng cố hệ thống quản lý và sử dụng bền vững Tài nguyên rừng thông qua các hình thức tham gia của cộng đồng. Mức độ ưu tiên "trung bình" gồm 20 chương trình. Và mức độ ưu tiên "thấp" gồm 82 chương trình còn lại. Các địa bàn ưu tiên: Là các khu bảo tồn, các vườn quốc gia cả trên đất liền và trên biển đã đư công nhận hoặc đang được đề nghị Chính phủ công nhận, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu vực hoặc vùng đã bị nhiễm độc hoặc đang bị ô nhiễm trầm trọng. Các địa bàn ưu tiên này được trình bày trong phụ lục II Ưu tiên theo thời gian: Các chương trình hành động ưu tiên loại "cao" và "trung bình", các hoạt động bảo tồn, phục hồi và cải thiện ở các địa bàn ưu tiên sẽ được thực hiện trong cả 2 kỳ kế hoạch 5 năm: 2001-2005 và 2006-2010. 8. Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng chính phủ, Bộ KHCN&MT phối hợp cùng với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, theo chức năng và nhiệm vụ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lồng ghép nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, trong các kế hoạch năm kế hoạch 5 năm và 10 năm của đất nước..Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc phân bổ và tìm nguồn tài chính cần thiết để thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia cũng như thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Bộ Tài chính sẽ đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất, cá nhân, các tổ chức đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Ðầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và địa phương cụ thể hoá các kế hoạch hành động ở các bộ ngành, địa phương để thực hiện kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn. 9. Giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược Hàng năm và mỗi năm, Bộ KH& ÐT và Bộ KH,CN&MT cùng với Bộ Tài chính và các bộ, ngành và địa phương xem xét và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010. Mỗi bộ phận chương trình chình sẽ được giám sát và đánh giá theo các mục tiêu đã đề ra. Từng Bộ, ngành và địa phương phải trình bản báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện lên Thủ tướng chính phủ. Nếu như Hội đồng quốc gia phát triển bền vững được thành lập, Hội đồng sẽ điều phối quá trình giám sát và đánh giá sau đó trình báo cáo đánh giá tổng thể lên Thủ tướng Chính phủ. Bản đánh giá này có những kiến nghị điều chỉnh và bổ sung kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường quốc gia./.

File đính kèm:

  • pdfChien luoc bao ve moi truong quoc gia VN 2001 2010.pdf
Giáo án liên quan