Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy có hiệu quả học sinh lớp 3

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển không ngừng của ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch việc học của học sinh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng. Với cơ chế mở cửa, quan điểm “ Hội nhập” ngoại ngữ đã trở thành phương tiện tối ưu để chúng ta tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hoá và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu.

 Xuất phát từ mục tiêu đó, việc dạy và học theo cặp, theo nhóm trong các lớp đã có chuyển biến rõ rệt. Việc học nhóm đã trở thành một một phương pháp một nhu cầu thiết yếu trong dạy học. Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm là nhằm tập cho học sinh tính tự chủ trong lĩnh hội kiến thuúc mới một cách khoa học phát huy tính sáng tạo của học sinh. Giúp các em tự điều chỉnh được việc học của mình, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học sau này của các em .

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy có hiệu quả học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 . 1. Hoạt động theo cặp Hình thức hoạt động theo cặp phù hợp với các hoạt động hội thoại giữa hai người với nhau , do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập như : ( biết miêu tả nơi ở của mình hoặc của một người khác. hỏi về nơi ở / nơi làm việc của một người khác) - Đọc nối tiếp nhau, hỏi đáp, kể cho nhau nghe về gia đình, kĩ niệm bản thân, thầy cô,bạn bè,…Luyện các bài hội thoại ngắn, đóng vai lại bài hội thoại mẫu với gợi ý cho sẵn - Các bài tập luyện tập giao tiếp. - Học sinh thảo luận bài tập và các câu hỏi trong cặp sau đó đọc bài khoá để làm bài tập và trả lời các câu hỏi - Học sinh có thể thực hành mẫu dưới sự điều khiển của nhóm theo cặp. 3 . 2 . Làm việc theo nhóm. Hình thức làm việc theo nhóm cần số người nhiều hơn 2, có thể là 3 – 4 người hoặc theo bàn, theo tổ, theo dãy .... nó phù hợp với những dạng bài tập sau : 3 . 2. 1. thảo luận các câu trả lời cho các câu hỏi của một bài đọc hoặc tìm hướng giải một bà toán , mỗi nhóm phải tự tìm ra vấn đề cần tìm, biết phải làm gì với vấn đề nhóm vừa nêu ra,… 3. 2. 2. Giải quyết vấn đề theo yêu cầu của nội dung luyện tập. 3 . 2 .3 . Lập kế hoạch về một hoạt động nào đó 3 . 2 . 4 . Viết về mặt tích cực, tiêu cực của một vấn đề gì đó . 3 . 2 . 5 .Luyện hội thoại; đống vai trong các đoạn hội thoại có nhiều người tham gia nhiều hơn hai 3 . 2 . 6. Chơi các trò chơi theo nhóm III. CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 1 . Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp sau: a. Phương pháp quan sát . Quan sát các giờ học, đặc biệt là tổ chức các hoạt động cặp , nhóm cho học sinh trong các giờ dạy trong các giờ học để xem các hoạt động đưa ra để các em luyện đã phù hợp chưa, có đạt hiệu quả không đồng thời rút kinh nghiệm để đưa ra các hoạt động phù hợp hơn, hiệu quả hơn đối với từng bài, từng phần cụ thể. b. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm . Thông qua kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh, và khả năng vận dụng kiến thức vào giao tiếp trong từng hoạt động cụ thể . c. Phương pháp đàm thoại . Thông qua trao đổi với giáo viên trong khối, học sinh, qua đó để rút ra được những đóng góp bổ ích . d. Phương pháp nghiên cứu tài liệu . Tìm đọc các tài liệu , sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm . Bằng kinh nghiệm đúc kết từ bản thân trong quá trình dạy học của mình. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong các giờ dạy của học sinh khối 3 của các giáo viên trong khối . f. Phương pháp thực nghiệm . Thực nghiệm một số nội dung đã đề xuất phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. 2. Kết quả nghiên cứu ; Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có nhiều ưu thế , góp phần phát triển các quan hệ bè bạn trong môi trường học tập. Các kỹ năng giao tiếp lắng nghe, diễn đạt, tranh luận, lãnh đạo, rèn luyện khả năng hợp tác, tương hỗ giúp cho người học tự tin hơn. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm giúp phát triển trí tuệ, rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của người học. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm là phương pháp dạy học trong đó nhóm lớn (lớp học ) được chia thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ thích hợp để tất cả các thành viên trong lớp đều được khuyến khích làm việc, thực hành, thảo luận về một nội dung công việc cụ thể được giao để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ . Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm gồm 3 thành tố cơ bản của phương pháp dạy học là: Giáo viên - Học sinh và nội dung dạy học. Ba thành tố này tác động qua lại lẫn nhau trong môi trường xã hội. Vai trò của từng thành tố trong phương pháp dạy học: + Học sinh là chủ thể trung tâm tự tìm ra tri thức bằng chính hoạt động của mình + Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tổ chức giúp cho người học tự tìm ra tri thức, là người đạo diễn, thức tỉnh, trọng tài, cố vấn ... Phương pháp dạy học theo cặp, nhóm phát huy trực tiếp sự tham gia của người học vào các hoạt động trong giờ học. Người học phải tự lực học tập hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp. Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên . Dạy học theo cặp, nhóm còn đánh thức và khơi dạy tiềm năng , trí tuệ của người học bằng cách đặt họ vào tình huống, vấn đề cụ thể. Người học phải bằng suy nghĩ và hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức, giúp hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời hiện đại như tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác và kỹ năng sống và làm việc cùng người khác trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, biết đánh giá bản thân và thừa nhận giá trị của những người xung quanh , biết học từ người khác và khảng định mình. Sau khi tập trung nghiên cứu đề tài “Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học ở lớp 3 có hiệu quả”. Tôi đã góp ý với đồng nghiêp cùng thực hiện trong khối 3 tôi nhận thấy rằng trong thời gian áp dụng ngoài việc đáp ứng được nhu cầu đổi mới , học sinh hứng thú tham gia vào hoạt động học tập * Chất lượng khảo sát đầu năm học 2011-2012 : Lớp Khá- giỏi Trung bình Yếu- kém 3A 3B 3C * Chất lượng cuối năm học 2011- 2012 cho thấy sự tiến bộ cụ thể như sau : Lớp Khá- giỏi Trung bình Yếu 3A 3B 3C 0 = 0 % 0 = 0 % 0 = 0 % Tuy chất lượng chưa phải là cao nhưng với tôi quan trọng nhất là sự yêu thích học học theo nhóm của các em học sinh đã tăng lên, các em đã nắm cách học , biết kết hợp với tập thể để lĩnh hội kiến thức bài học, diễn đạt ý của mình theo các chủ đề, chủ điểm của bài học hoặc giao tiếp với nhau bằng kiến thức đã học một cách tự nhiên hơn . C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I . KẾT LUẬN . Quan điểm cơ bản nhất của phương pháp dạy học mới là người học được xem như là chủ thể của các hoạt động học tập, do đó các em sẽ đóng vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học tập và luyện tập thực hành các kỹ năng một cách có ý thức. Ngoài ra, học sinh còn được khuyến khích tham gia đóng góp kiến thức của cá nhân trong việc thực hành giao tiếp trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên chỉ đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện để giúp cho học sinh phát huy khả năng tích cực và mạnh dạn trong khi học và thực hành. Học sinh được khuyến khích phát triển phương pháp và thủ thuật học tập phù hợp với cá nhân trong khi tham gia hoạt động trong lớp cũng như khi làm bài tập ở nhà. Để đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của con người “ Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạyvà học ở lớp 3 có hiệu quả” là một vấn đề cần được đề cập và bàn luận trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác , chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đẫ thu nhận được của người học, đồng thời phát triển mối quan hệ bạn bè, các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống cho học sinh. Muốn vậy giáo viên , người điều khiển phải nghiên cứu kỹ từng nội dung bài dạy, chuẩn bị bài chu đáo, vận dụng phương pháp phù hợp, linh hoạt ở mỗi bài dạy sao cho học sinh không cảm thấy nhàm chán để lựa chọn và tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm một cách phù hợp, hiệu quả nhất . Xuất phát từ quan điểm trên tôi đã tiến hành nghiên cứu “ Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học ” và đề xuất một số biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học ở khối lớp 3. II . KIẾN NGHỊ Với tốc độ phát triển nhanh chóng hoà cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, các phương pháp dạy học cũng không ngừng đổi mới cho phù hợp . Là một giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy trong nhiều năm tôi thấy mình luôn luôn thiếu hụt những thông tin mới cập nhật. Đặc biệt là những tài liệu dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi rất mong được sự quan tâm của các vị lãnh đạo ngành giáo dục của huyện, của tỉnh cho chúng tôi được tham gia tập huấn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, và tạo cơ hội cho giáo viên chúng tôi trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau một cách thường xuyên hơn để mỗi giáo viên chúng tôi hoàn thành chất lượng đào tạo tốt hơn nữa mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt , Toán, Tự nhiên xã hội,..lớp 2-3 - Tài liệu về hoạt động theo nhóm - Ngoài ra tôi còn sử dụng một số sách tham khảo khác. PHỤ LỤC A. Phần mở đầu . I . Lý do chọn đề tài . 1. Cơ sở lý luận . 2. Cơ sở thực tiễn . II . Mục đích nghiên cứu . III . Thời gian ,địa điểm và đối tượng nghiên cứu . IV . Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn . B . Phần nội dung . I . Chương 1 : Tổng quan . II. Chương 2 : Nội dung vấn đề nghiên cứu . 1.Khái niệm cơ bản về hoạt động theo cặp, nhóm. 2.Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm. 2.1. Hoạt động theo cặp. 2.2.Hoạt động theo nhóm . 3. Xác định thời điểm, các loại bài tập nên cho học sinh hoạt động theo cặp,nhóm . 3.1. Hoạt động theo cặp. 3.2. Hoạt động theo nhóm . III. Chương :3 Phương pháp nghiên cứu , kết quả nghiên cứu . 1. Phương pháp nghiên cứu . 2. Kết quả nghiên cứu . C . Phần kết luận – kiến nghị . I . Kết luận . II .Kiến nghị . D . Tài liệu tham khảo . Cam An Nam, ngày 26 tháng5 năm 2012 Người viết Phạm Thanh Huy NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT Trường TH Cam An Nam ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSKKN LOP 3 Pham Thanh Huy.doc
Giáo án liên quan