Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam. Phía bắc và tây
bắc giáp tỉnh Phú Thọ và Sơn La, phíađông và đông nam giáp tỉnh Hà Tây và
Hà Nam, phía nam và tây nam giáp tỉnhNinhBình và Thanh Hoá. Vị trí này khiến
Hoà Bình trở thành đầu mối giao thôngquan trọng, nối liền các tỉnh thuộc vùng
Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng,Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Hiện nay, tỉnh
Hoà Bìnhcó 11 huyện thị, trongđó có haihuyện vùng cao, còn lại đều là những
huyện thị miền núi.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các dân tộc ở Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất, qua cách làm ăn để
không ngừng nâng cao đời sống của mình.
Trong nông nghiệp, đồng bào các dân tộc
thiểu số đã biết kết hợp phương thức canh
tác truyền thống của các dân tộc thiểu số
ở miền núi là đốt, phát, chọc, tỉa với
phương thức canh tác lúa nước như người
Kinh ở đồng bằng. Bà con các dân tộc
cũng biết sử dụng cày để cày nương thay
cho việc sử dụng cuốc, chọc trước kia.
Người Thái đã biết trồng nhiều loại rau
trước kia người Kinh thường trồng. Trước
kia, người Mông và Dao ở Hoà Bình canh
tác nương rẫy theo lối “đao canh hoả
chủng” (phát đốt gieo trồng) với những
giống lúa nương và sắn, ngô, khoai. Chính
vì vậy, đất bị xói mòn, bạc màu, người
Mông phải sống du cư. Hiện nay, các dân
tộc Mông, Dao đã thay đổi tập quán sản
xuất từ du canh du cư sang làm ruộng bậc
thang và sống định cư như các dân tộc
Mường, Kinh và Thái. Số người sống định
cư nhưng vẫn làm rẫy du canh chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ.
Trong sinh hoạt văn hóa dân gian, nhiều
nếp sinh hoạt văn hóa của các dân tộc
đang có sự ảnh hưởng mạnh của người
Kinh. Xưa kia, đánh cồng và bộ cồng
Mường là một hình thức nghệ thuật và
nhạc cụ có một vị trí quan trọng và
thường được sử dụng vào những dịp lễ
tết đầu năm, các ngày lễ hội, dịp rước
dâu, đón khách. Ngày nay, những dịp sử
dụng cồng đã ít hơn. Lớp trẻ đang có xu
hướng thích hát những bài hát của người
Kinh hơn. Chiếc khèn vốn trước kia rất
gắn bó với người Mông nay cũng ít được
sử dụng, những bài hát dân ca không
còn phổ biến bằng những bài hát của
người Kinh.
Trong ăn uống, nhiều dân tộc đã có
những thay đổi trong quan niệm, thậm chí
trong cả phong tục tập quán. Người Dao
xưa kia không ăn thịt trâu và thịt chó
nhưng hiện nay cũng có người đã sử dụng
những đồ ăn này. Người Dao cũng đã biết
chế biến thịt lợn đủ món như người Kinh.
Tuy nhiên, một số món ăn nghi lễ vẫn
được giữ lại. Cho đến trước năm 1945,
nguồn lương thực đảm bảo cho bữa ăn
hàng ngày của người Thái ở Mai Châu
vẫn là gạo nếp. Trước kia, họ ăn uống khá
đơn giản. Hiện nay, nguồn lương thực
ĐỊA CHÍ HOÀ BÌNH142
được sử dụng có cả gạo nếp, gạo tẻ, ngô...
Tuy nhiên, các loại thực phẩm đã được
mang vào tận thôn bản ở vùng sâu và
vùng xa nên cách chế biến món ăn của
người Thái đã đa dạng hơn và nhiều món
giống món ăn giống của người Kinh.
Trước đây, ruộng nước thường được trồng
nhiều lúa nếp dùng làm cây lương thực
chính, làm nguyên liệu để nấu rượu cần
và làm món cơm lam khá ngon. Hiện nay,
người Mường dùng gạo tẻ trong các bữa
ăn hàng ngày nên phần lớn các ruộng
nước đã trồng lúa tẻ.
Về trang phục, xu hướng Kinh hoá
đang phổ biến đối với đồng bào các dân
tộc thiểu số trong tỉnh. Trong các dân tộc
thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Việt -
Mường, người Mường có những nét độc
đáo trong trang phục còn giữ lại. Tuy
nhiên, ngày nay, cách ăn mặc của dân tộc
Mường đang bị biến đổi rất mạnh theo
hướng Kinh hoá và đô thị hoá. Hiện nay,
phụ nữ dân tộc Mường chỉ sử dụng các bộ
quần áo truyền thống trong các dịp lễ hội
hoặc ngày vui và điều này cũng phổ biến
trong tầng lớp người già. Một số thanh
niên nam nữ sử dụng hoàn toàn trang
phục của người Kinh trong cả ngày lễ hội,
cưới xin, tết truyền thống... Mặt khác,
cũng không ít đồng bào người Kinh sử
dụng các mặt hàng thổ cẩm của người
Thái, Mường trong đời sống và coi đó như
một cách ăn mặc độc đáo. Trang phục
truyền thống của phụ nữ Mông thường có
hoa văn thêu cầu kỳ đặc sắc thể hiện sự
sáng tạo với các loại hoạ tiết có màu sắc
khoẻ khoắn, đơn giản nhưng rất đẹp. Tuy
nhiên, hiện nay một số đồng bào Mông có
nhiều điều kiện đi lại, giao tiếp với người
Kinh nên trong trang phục thường ngày,
nhiều người cũng ăn mặc theo kiểu của
người Kinh. Ở vùng Sơn La và Lai Châu,
văn hoá Thái thể hiện qua trang phục, có
sức lan toả và thu hút các dân tộc láng
giềng như các nhóm Xinh Mun, Kháng,
Khơ Mú. Tuy nhiên, ở Mai Châu (Hoà
Bình), văn hoá trang phục của người Thái
ở đây chịu ảnh hưởng của văn hoá trang
phục Mường. Trong trang trí trang phục,
môtíp hoa văn của người Thái cũng gần
giống với hoa văn của người Mường như
hoa văn động vật, thực vật, hoa văn hình
học. Người Thái ở Mai Châu tự nhận là
Tày Khao (Thái Trắng) nhưng trang phục
của họ không giống như nhóm Thái Trắng
ở Lai Châu, Sơn La. Phụ nữ Thái Trắng ở
Mai Châu không mặc xửa nọi có hàng cúc
bướm bạc mà họ mặc áo ngắn chui đầu
(xẻ ở vai hoặc sau lưng) gần giống áo của
phụ nữ Mường ở Ngọc Lăïc (Thanh Hoá).
Chiếc váy của người Thái Trắng ở Mai
Châu là loại váy giống như kiểu váy của
phụ nữ Mường, màu chàm, đen, phía trên
được nối với một chiếc cạp váy dệt công
phu với nhiều màu sắc, nhiều hoạ tiết cầu
kỳ hình các con vật và hoa văn. (Chiếc
cạp váy này gần giống với chiếc cạp váy
của người phụ nữ Mường. Phụ nữ Thái ở
Mai Châu thường ngày thì đội khăn trắng,
khi có dịp lễ tết mới đội khăn chàm hoặc
khăn đen tóc xoã sau lưng trông rất mềm
mại duyên dáng. Những chiếc khăn đội
đầu màu chàm hoặc màu trắng đều
không có hoa văn. Đó là sự khác biệt của
phụ nữ Thái ở Hoà Bình với phụ nữ Thái
ở các vùng khác của Tây Bắc).
Trong văn hoá ở, sự ảnh hưởng giữa
người Kinh với các dân tộc thiểu số càng
ngày càng rõ nét. Hiện tượng làm nhà
theo kiểu nhà của người Kinh ngày càng
phổ biến thay thế dần loại nhà truyền
thống của các dân tộc miền núi. Trước
kia, người Mường ở nhà sàn nhưng hiện
nay nhiều hộ gia đình người Mường đã ở
nhà trệt như người Kinh. Đặc biệt, ở
những nơi giáp ranh với người Việt, loại
PHẦN THỨ NHẤT: ĐỊA LÝ 143
nhà trệt đã chiếm ưu thế. Đến đất Hoà
Bình ngày nay, người ta không thể phân
biệt được đâu là nhà của người Việt hay
người Mường qua hình thức kiến trúc của
nhà ở. Thực trạng này cũng đang diễn ra
đối với các dân tộc thiểu số khác của tỉnh
Hoà Bình. Đối với người Thái, nhà cửa ít
có sự thay đổi hơn nhưng tại khu vực thị
trấn Mai Châu và một số xã giáp ranh,
nhiều hộ người Thái đang bỏ nhà sàn làm
nhà trệt như nhà của người Việt. Bên
cạnh đó, một số gia đình người Kinh lại
dựng nhà theo kiểu nhà sàn giống như
nhà của các dân tộc Thái, Mường. Bên
cạnh xu hướng chịu ảnh hưởng từ người
Kinh, nhà cửa của các dân tộc trên địa
bàn tỉnh cũng có những ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các dân tộc. Nhà của người
Thái ở Mai Châu là kiểu nhà sàn của
người Mường nhưng lại có gầm sàn và
vách nhà cao, dốc hơn, tạo dáng thoai
thoải như kiểu nhà của người Thái vùng
Yên Châu.
Về ngôn ngữ, tiếng Việt đang có điều
kiện mở rộng và có vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Tiếng phổ thông là phương tiện giao
lưu và không thể thiếu được giữa các địa
phương và các dân tộc thiểu số của Hoà
Bình. Người Mường không có chữ viết.
Khi tiếng Việt được sử dụng rộng rãi đã
làm nảy nở văn học viết của người
Mường. Trong giao tiếp, đa số người
Mường sử dụng được tiếng Việt. Hiện
nay, nhiều người Mường không biết sử
dụng tiếng Mường nữa mà sử dụng tiếng
Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ, nhất là những
người sinh sống ở khu vực thành thị. Một
số khu vực như vùng ven đô, các bản làng
ven trục đường giao thông chính và ở khu
vực các điểm du lịch, tình trạng cũng
tương tự như vậy. Đối với người Thái,
tiếng Thái vẫn là ngôn ngữ chủ yếu trong
đời sống của họ, nhưng tỷ lệ sử dụng
song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Thái trong
các gia đình Thái ngày càng tăng lên.
Người Mông và người Dao có tỷ lệ sử
dụng song ngữ kém hơn do giao lưu văn
hoá với người Kinh ít hơn.
Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân
tộc ngày càng tăng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các dân tộc mở rộng các
quan hệ xã hội. Tại Hoà Bình, hôn nhân
hỗn hợp giữa các dân tộc đang có chiều
hướng gia tăng. Ngày càng xuất hiện
nhiều các gia đình Mường - Việt, Thái -
Việt, Tày - Việt. Ngay cả hai nhóm người
Mông Hoa (Mông Lềnh) ở Hang Kia và
Mông Đen (Mông Clu hay Mông Đu) ở Pà
Cò trước kia không cư trú xen kẽ nhau
cùng một bản và cũng không có quan hệ
hôn nhân với nhau nhưng hiện nay đã có
những trường hợp kết hôn với nhau.
Thậm chí, một số người Mông ở Hang
Kia đã sang cư trú xen kẽ với những
người Mông ở Pà Cò.
Cũng như đồng bào các dân tộc trong
cả nước, mối quan hệ giữa các dân tộc
trong tỉnh mang tính chất tích cực. Trong
nội bộ các dân tộc có xu hướng đoàn kết
và có tự hào về truyền thống của dân tộc
mình. Các dân tộc trong tỉnh ngày càng
xích lại gần nhau hơn. Tình cảm giữa
người Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông,
Tày... ngày càng được củng cố và phát
triển. Sự kết nghĩa thân tình anh em giữa
người Thái, Mường, Kinh là biểu hiện cao
đẹp của tình thân ái các dân tộc.
ĐỊA CHÍ HOÀ BÌNH144
File đính kèm:
- Cac dan toc o Hoa Binh.pdf