- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý.
Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.
Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”.
Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.
51 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các câu chuyện kể về Bác Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn. Đồng chí phục vụ làm theo sự hướng dẫn của Bác: cuộn tròn chiếc rễ lại và buộc cho nó tựa vào hai cái cọc
Đồng chí phục vụ thắc mắc hỏi Bác:
- Thưa Bác, làm thế này để làm gì ạ?
Bác khẽ cười, gật gật đầu:
- Rồi chú khắc biết.
Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia.
Lúc bấy giờ ai nấy mới chợt nhớ đến lời của Bác: “Rồi chú khắc biết”. Thì ra Bác của chúng ta chẳng những rất yêu các cháu thiếu nhi mà cũng rất hiểu thiếu nhi.
76. MIỀN NAM Ở TRONG TRÁI TIM TÔI
Suốt đời mình, Hồ Chủ tịch kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, thống nhất của Tổ quốc. Đối với miền Nam, tình cảm của Bác vô cùng thắm thiết. Bác nói: “Miền Nam ở trong trái tim tôi”, “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Chưa giải phóng được miền Nam, Bác tự coi là nhiệm vụ làm chưa tròn, cho nên Người đã nói với Quốc hội khi Quốc hội có ý định trao huân chương Sao Vàng cho Người: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý đó”.
Những năm miền Nam chiến đấu chống Mỹ ác liệt, Bác đã có ý định vào miền Nam “để thăm đồng chí, đồng bào” và yêu cầu tổ chức để Bác đi. Bác nêu vấn đề một cách rất kiên quyết. Thấy Bác tuổi đã cao, sức khoẻ không còn được như trước, các đồng chí Bộ Chính trị đề nghị xin cố gắng cùng toàn dân đánh Mỹ mau thắng rồi mời Bác vào. Bác nói: “Tôi muốn vào là vào lúc này, chứ thắng rồi mới vào thì nói làm gì?”
Lâu lâu Bác lại nhắc lại vấn đề và hỏi việc chuẩn bị đến đâu rồi. Thấy Bác rất quyết tâm, các đồng chí phụ trách đành phải báo cáo đường đi rất khó khăn, vất vả, Bác đi không được. Bác nói : “Nếu không có đường nào khác thì tổ chức cho tôi đi bộ. Các chú đi được thì tôi đi được. Đi mỗi ngày một ít. Chưa chắc thua các chú đâu”.
Trong những năm cuối, tuy yếu mệt nhưng Bác vẫn tập đi bộ, tập leo dốc và nhiều khi leo những dốc khá cao. Các đồng chí đều can ngăn, nhưng Bác cứ leo. Bác muốn xem sức mình hiện nay thế nào và vẫn quyết rèn luyện để thực hiện ý định “vào miền Nam với đồng bào, đồng chí”.
Từ năm 1968 trở đi, Bác yếu nhiều hơn. Bác yêu cầu: hễ có đồng chí miền Nam nào ra thì phải cho Bác biết và đưa vào gặp Bác. Vì vậy, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc đã được vào thăm Bác, đặc biệt là các chị và các cháu. Mỗi lần gặp, Bác đều hỏi tình hình rất tỉ mỉ và Bác rất vui
77. BỎ THUỐC LÁ
Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:
- Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.
Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:
“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”
78. BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
79. TRÊN GIƯỜNG BỆNH
Đầu năm 1969, một chị cán bộ trong Nam ra thăm miền Bắc. Như bất cứ đồng bào miền Nam nào khác, khi tới thủ đô, chị mong ngày mong đêm được sớm thấy Bác Hồ. Một hôm, thật hết sức bất ngờ, chị được Trung ương gọi vào Phủ Chủ tịch gặp Bác!
Cùng tiếp khách với Bác hôm ấy có cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Gặp Bác, điều đầu tiên chị thưa với Bác là:
- Chúng cháu ở miền Nam, vâng theo lời Bác, không nề hy sinh gian khổ đánh Mỹ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi.
Chị đã nói ra cái điều mà mọi người hằng nghĩ, nhưng không ai dám và muốn nhắc đến. Một cái gì thoáng qua nhanh, rất nhanh, trên vầng trán, đôi mắt, đôi môi và chòm râu bạc của Bác. Bác quay lại hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
- Năm nay Bác bảy mươi mấy rồi, chú?
- Thưa Bác, năm nay Bác bảy mươi chín.
Bác mỉm cười, mắt ánh lên hóm hỉnh:
- Thì thì còn đến hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mỹ năm, mười năm, hai mươi năm chứ có bao giờ Bác nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm các cụ, các cô, các chú, các cháu miền Nam
Thấy Bác nói vui như vậy, chị cán bộ miền Nam thấy vững lòng. Chị thầm tin rằng, rồi đây đánh Mỹ xong, thế nào Bác cũng sẽ vô thăm đồng bào miền Nam, để đồng bào miền Nam thoả lòng mong ước.
Trước ngày mồng 2-9-1969, Nha khí tượng phát đi một thông báo khô khan như thường lệ: “Cơn bão số 3”
Tối hôm mồng một, không thấy Bác dự lễ mừng Quốc khánh, người dân thủ đô cảm thấy lo lắng. Chưa có thông báo chính thức thế nào về sức khỏe của Bác, nhưng nhân dân cũng biết Bác mệt nhiều.
Không biết tin ở đâu phát ra mà ở thủ đô từng nhóm người tụ tập đều truyền cho nhau nghe tin Bác mệt, và kể lại cho nhau nghe câu chuyện sau đây:
“Trên giường bệnh, Bác hỏi:
- Trong Nam mấy hôm nay đánh thế nào?
- Thưa Bác, anh em trong ấy đang đánh tốt lắm.
- Quốc khánh năm nay có đốt pháo hoa cho đồng bào vui không?”
MỤC LỤC
79 câu chuyên kể về Bác Hồ
1. việc chi tiêu của bác hồ
2. bác hồ tăng gia rau cải
3. câu chuyện về 3 chiếc ba lô
4. không ai được vào đây
5. bát chè sẻ đôi
6. một bữa ăn tối của bác
7. thời gian quý báu lắm
8. chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi
9. bác có phải là vua đâu?
10. từ đôi dép đến chiếc xe ôtô.
11. bữa cơm kháng chiến
12. quyền lao động của bác
13. ai ăn thì người ấy trả tiền
14. quả táo bác hồ cho em bé
15. mừng cho các cháu, bác càng thương nhớ mẹ
16. không có việc gì khó
17. đạo đức người ăn cơm
18. gương mẫu tôn trọng luật lệ
19. bác hồ thích món ăn gì nhất
20. không phải là siêu nhiên
21. bác hát bài anh hùng xưa nay
22. kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
23. điều bác hồ yêu nhất, ghét nhất
24. người pháp, người mỹ nói về bác
25. chú sang xông nhà cho bác
26. nước nóng, nước nguội
27. chú ngã có đau không?
28. ăn no rồi hãy đến làm việc
29. tấm lòng của bác hồ với chiến sĩ
30. chú để bác thuyết minh cho
31. chú làm như thế là không được !
32. để bác quạt
33. bác hồ với chiến sĩ người dân tộc
34.tấm lòng của bác với thương binh, liệt sĩ
35. gặp bác ở hồ chứa nước suối hai
36. để bác giới thiệu cho
37. bác hồ trên đồi yên lập
38. thăm nhà máy dệt mới khánh thành
39 câu chuyện về “cây bụt mọc”
40. cây đa kiên trì
41. những kỷ niệm sâu đậm nhất
42. đi thăm miếu khổng tử
43. câu chuyện về chiếc tàu phá thủy lôi mang biệt hiệu t5 và tấm lòng của bác
44. bác hồ với thiếu nhi thủ đô
45. những vị khách tí hon
46. mênh mông quá
47. nhà bác không có thỏ đâu !
48 một chuyến thăm, ba bài học
49. hai lần gặp bác
50. thấu hiểu phong tục của một dân tộc
51. cháu tập đàn một tay có khó lắm không?
52. bác mong có nhiều “cốc” hơn nữa
53. bác đến
54. tấm lòng bác hồ với chiến sĩ phòng không
55. kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
56. những tấm huân chương cao quý
57. bác nhớ các cháu
58. giờ này miền nam đang nổ súng
59. biển cả do cái gì tạo nên?
60. tục lệ tốt đẹp
61. bác tặng quà
62. giờ này miền nam đang nổ súng
63. biển cả do cái gì tạo nên?
64. tục lệ tốt đẹp
66. bài báo “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”
67. câu chuyện bác đi thăm rừng cúc phương
68. thế các chú có biết văn phòng trung ương xây dựng ở chỗ nào
thì tốt nhất không?
69. câu hát ví dặm
70. chai mật ong do bác tặng
71. bác rất yêu quý các cháu miền nam
75. chiếc rễ đa tròn
76. miền nam ở trong trái tim tôi
77. bỏ thuốc lá
78. bài học về sự tiết kiệm
79. trên giường bệnh
File đính kèm:
- Cac cau chuyen ke ve bac ho.doc