Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngữ nhà giáo ở trường THPT giai đoạn hiên nay

Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc về Kinh tế - xã hội cùng với những thành tựu của công nghệ thông tin. Để xây dựng một nền móng vững chắc đáp ứng những biến đổi đó, giải pháp có ý nghĩa quyết định và cơ bản nhất của mọi quốc gia là tăng cường đầu tư cho nguồn lực con người. Với việc thực hiện nhiệm vụ cơ bản của xã hội, đội ngũ lao động kế cận giàu tiềm năng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang đứng trước những yêu cầu mới. Giáo dục phải tạo nên những sản phẩm đào tạo thích nghi cao với thị trường lao động có phẩm chất, năng lực, chủ động và sáng tạo. Vì thế, chất lượng giáo dục đang là một đòi hỏi cấp thiết mang tính toàn cầu.

Trong thời đại ngày nay bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào của xã hội cũng cần đến hoạt động quản lý. Quản lý được xem là một khoa học, một nghệ thuật cũng được xem là công nghệ điều hành phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của một tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy mà Đảng ta đã đề ra mục tiêu chiếm lược phát triển kinh tế xã hội giáo dục 2001 – 2002 là:

“Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, nhân lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.”

 

doc39 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngữ nhà giáo ở trường THPT giai đoạn hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới điều kiện sống và năng lực của giáo viên theo nguyện vọng. -Cải tiến công tác thi đua, khen thưởng tương xứng với đóng góp nỗ lực phấn đấu của giáo viên cũng như của cán bộ quản lí. -Bổ sung trang thiết bị dạy học,tài liệu nghiên cứu học tập. - Động viên,khuyến khích giáo viên,cán bộ quản lí nỗ lực trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao hơn mà còn động viên khuyến khích giáo viên bản thân nỗ lực khắc phục khó khăn. Biện pháp 6: Đổi mới phương pháp đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Ý nghĩa của biện pháp: Nhằm hiểu được thực trạng chuyên môn của giáo viên, cán bộ quản lí. Từ căn cứ của kiểm tra đánh giá có biện pháp điều chỉnh kịp thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Nội dung của biện pháp: Các quy trình kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lí phải đảm bảo được các yêu cầu sau: -Tính khách quan -Tính toàn diện -Tính hệ thống -Tính phát triển 3.Các hoạt động triển khai biện pháp: - Đối với giáo viên: Kiểm tra đánh giá trên các khâu +Chuẩn bị lên lớp( giáo án,phương tiện dạy học) + Dự giờ lên lớp để nắm được năng lực của giáo viên. +Kiểm tra qua kết quả nhận thức của học sinh. +Chỉ đạo đánh giá tiết dạy: về mục tiêu, phương pháp,về cấu trúc,và kết quả học tập của học sinh. +Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm trong các giờ,thanh tra chuyên môn giờ dạy thi giáo viên giỏi nhằm đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên. +Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả năng lực chuyên môn của giáo viên cần phải đảm bảo tính khách quan gắn với thực tiễn. -Đối với cán bộ quản lí:Kiểm tra đánh gía trên các khâu +Chuẩn bị kế hoạch quản lí. +Quy trình quản lí cụ thể +Các chế độ quản lí. +Kết quả quản lí của cán bộ quản lí thông qua hiệu quả công tác giáo dục mà nhà trường đạt được so với mục tiêu đặt ra ban đầu. Biện pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn và tài liệu tham khảo. Ý nghĩa biện pháp: Việc tăng cường xây dựng,quản lí và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, chất lượng quản lí giáo dục trong nhà trường. Nội dung biện pháp: Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng cử giáo viên, cán bộ quản lí trong lĩnh vực chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất trang thiết bị trong nhà trường tham gia các khoá bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời quản lí tốt công tác sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất theo tinh thần thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả. 3.Các hoạt động triển khai biện pháp: - Chỉ đạo tận dụng trang thiết bị hiện có của nhà trường. -Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng hoặc cử giáo viên kiêm nhiệm tham dự các lớp tập huấn về bảo quản và sử dụng, thiết bị dạy học và thiết bị quản lí. - Chỉ đạo đầu tư các trang bị mới hiện đại. Biện pháp 8: Xây dựng tập thể sư phạm của nhà trường theo hướng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Ý nghĩa của biện pháp: Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho giáo viên và các cán bộ quản lí trong nhà trường có cơ hội giao lưu học hỏi nâng cao ý thức và năng lực chuyên môn trong thế chủ động. 2.Nội dung biện pháp: - Xây dựng tập thể giáo viên có chung tầm nhìn,quan điểm, phát huy sự nỗ lực của mỗi cá nhân trên con đường hoàn thiện chính bản thân để hướng đến mục tiêu của nhà trường về chất lượng giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục khác. -Xây dựng tập thể giáo viên biết hợp tác trong học tập đặc biệt là tinh thần cùng học tập. - Người quản lí phải xây dựng nhà trường theo những mục tiêu phát triển cụ thể, biết tổ chức tập thể giáo viên một cách khoa học, có nhu cầu được tiến bộ, khẳng định bản thân trong tập thể được tập thể thừa nhận. 3.Các hoạt động triển khai: -Xác định tiêu chí nhà trường là một tổ chức biết học hỏi. -Xác định sứ mệnh hành động. -Nhà trường phải xác định được hệ giá trị trong quan hệ ứng xử. -Nhà trường phải xác định được tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường. -Nhà trường và đội ngũ giáo viên phải xác định được những thuận lợi,khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu và những tiềm năng của nhà trường. -Tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên về những chiến lược,mục tiêu, và nhà trường trong từng giai đoạn phát triển. -Kế hoạch các chương trình hành động lôi cuốn mọi người cùng tham gia. -Tổ chức các hoạt động thúc đẩy giáo viên NCKH. - Tổ chức đánh giá nhận xét khích lệ việc trao đổi kinh nghiệm. Biện pháp 9: Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục. Ý nghĩa của biện pháp: XHH trong việc nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục.Sự tham gia của xã hội góp phân thể chế hoá mục tiêu giáo dục.Nhà trường sẽ gắn với xã hội,giáo dục gắn với cộng đồng,phát triển sức mạnh của giáo dục trong tập thể và trong cộng đồng. 2.Nội dung của biện pháp: - Xây dựng phong trào học tập cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong nhà trường có sự phối hợp với cộng đồng. -Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh. -Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các hình thức học tập. 3.Các hoạt động triển khai biện pháp: -Xây dựng nhà trường thành một tập thể biết học hỏi. -Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi giữa các giáo viên và cán bộ quản lí với cộng đồng, các tổ chức khác trong xã hội. -Tăng cường các buổi hội giảng, thao giảng, thảo luận về chuyên môn với các tổ chức,các đoàn thể khác trong xã hội. Kết luận: Về cơ bản các biện pháp quản lí trên đã góp phần xây dựng,phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường phổ thông.Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ khăng khít với nhau.Biện pháp này bổ trợ cho biện pháp kia,không hề tách rời nhau trong chức năng hoàn thành một cách tối ưu các mục tiêu giáo dục mà nhà truờng đã đề ra.Ngưòi quản lí trong nhà trường cần linh hoạt vận dụng các biện pháp trên cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm và môi trường giáo dục của từng địa phương sao cho công tác quản lí nhằm xây dựng,phát triển, nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong nhà trường đạt kết quả cao nhất. Khuyến nghị: + Đối với Đảng và Nhà nước: - Cần có kế hoạch giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên nhằm giải quyết đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, giải toả được tâm lý bế tắc về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. - Ban hành những văn bản pháp quy qui định trách nhiệm của các lực lượng xã hội, gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh. - Tăng cường ngân sách đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục, chế độ chính sách cho giáo viên. - Có chế độ giảm giờ làm cho giáo viên vì hiện nay giáo viên THPT vẫn chưa được thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ như các ngành khác. - Đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các tệ nạn và tiêu cực xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tạo niềm tin cho thế hệ trẻ vào tương lai của đất nước. + Đối với Bộ Giáo dục – đào tạo: - Biên soạn và ban hành các tài liệu giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh THPT, các tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp để công tác này sớm đi vào nề nếp - Đề nghị tăng thêm số giờ kiêm nghiệm cho GVCN, vì hiện nay chỉ có 4 tiết/tuần thì chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mà giáo viên phải thực hiện. - Sớm ban hành quy chế phối hợp giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong công tác giáo dục học sinh. + Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo: - Có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN vì công tác này lâu nay vẫn bị coi nhẹ. - Sở Giáo dục nên có bộ phận chuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật trong các nhà trường để kịp thời biểu dương, tổng kết kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong lĩnh vực này. + Đối với gia đình học sinh: - Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với học sinh và trách nhiệm của gia đình trong vấn đề này. - Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cùng với nhà trường có các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý mọi mặt hoạt đọng của con em mình. + Đối với xã hội: - Tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho các nhà trường như: cơ sở vật chất, an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Sẵn sàng tham gia và kết hợp chặt chẽ cùng nhà trường trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trên địa bàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng – NXB Thông tin lý luận – Hà Nội 1986. Đặng Quốc Bảo - Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường – Hà Nội 2005. Ban Tư tưởng – Văn hoá TW – Văn hoá với thanh niên, thanh niên với văn hoá – Hà Nội 2002. Bộ Giáo dục – Đào tạo - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – NXB Giáo dục – Hà Nội 2006. Bộ Giáo dục - Điều lệ trường Trung học – NXB Giáo dục – Hà Nội 2000. Nguyễn Hữu Công – Tìm hiểu quan điểm giáo dục toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp - Số 11/2000. Phạm Khắc Chung, Trần Văn Chương - Đạo đức học – NXB Giáo dục – Hà Nội 1999. Vũ Cao Đàm – Phương pháp nghiên cứu khoa học – NXB khoa học kĩ thuật – Hà Nội 2003. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm - Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2003. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Triết – Giáo trình đạo đức học Mac – Lênin – NXB Lý luận chính trị - Hà Nội 2004. Lê Văn Hồng – Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm – NXB ĐHQGHN. Nguyễn Quang Uẩn – Tâm lý học đại cương – NXB ĐHQGHN. Phạm Viết Vượng – Giáo dục học đại cương – NXB ĐHQGHN. Ban chấp hành TW - Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Đảng cộng sản - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docDE TAI NANG CAO CHAT LUONG DOI NGU.doc