Bồi dưỡng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học

I. Dự giờ, trao đổi giờ dạy

II. Trao đổi những nội dung cơ bản về PP bàn tay nặn bột

III. Một số kỹ thuật dạy học theo hướng hợp tác

IV. Triển khai việc thực hiện PP bàn tay nặn bột trong thời gian tới

V. Làm bài thu hoạch

 

ppt36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 17056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ PHÚ Kỳ Phú, ngày 14 tháng 03 năm 2014 BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI DUNG I. Dự giờ, trao đổi giờ dạy II. Trao đổi những nội dung cơ bản về PP bàn tay nặn bột III. Một số kỹ thuật dạy học theo hướng hợp tác IV. Triển khai việc thực hiện PP bàn tay nặn bột trong thời gian tới V. Làm bài thu hoạch Phần I: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” Nghiên cứu tài liệu Phần II: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” I. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” BÀN TAY NẶN BỘT Phương pháp dạy học tích cực Trên thí nghiệm nghiên cứu Áp dụng môn khoa học tự nhiên - Chú trọng hình thành kiến thức: + Bằng các thí nghiệm, tìm tòi + Chính học sinh tìm ra câu trả lời Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là: Học sinh được gì khi học bàn tay nặn bột? Thảo luận: Sự khác nhau Điều gì sẽ xảy ra ? Đối chiếu dự báo ban đầu II. Một số phương pháp tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. 1. Phương pháp quan sát: Đó là một quá trình tri giác (mắt thấy tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu… nhằm mô tả phân tích, nhận định, đánh giá. Quan sát được sử dụng để : - Giải quyết một vấn đề; - Miêu tả một sự vật hiện tượng; - Xác định đối tượng. 2. Phương pháp thí nghiệm trực tiếp: Đây là phương pháp được khuyến khích thực hiện trong bước tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu khi giảng dạy trong phương pháp BTNB. Thí nghiệm trong Phương pháp dạy học BTNB được thực hiện để kiểm chứng một giả thuyết đặt ra chứ không phải để khẳng định lại một kiến thức 3. Phương pháp làm mô hình: Trong dạy học BTNB PP làm mô hình giúp HS hiểu về cơ chế hoạt động mà các PP quan sát và thí nghiệm trực tiếp không làm rõ được. 4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong dạy học BTNB nghiên cứu tài liệu được sử dụng để HS tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà chính các em đề xuất dựa trên cơ sở mâu thuẫn giữa các nhận thức ban đầu của HS, không phải là nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Quan sát Vật thật Hiện tượng Thực tại Gần gũi Cảm nhận được 2. Học Lập luận Đưa ra lí lẽ Thảo luận Xây dựng kiến thức cho mình Các ý kiến Kết quả đề xuất III. Các nguyên tắc cơ bản của PP bàn tay nặn bột 3. Các hoạt động đề ra Tổ chức theo các giờ học Tạo ra tiến bộ dần dần cho hs Gắn với chương trình Dành phần lớn quyền tự chủ cho hs 4. Thời gian cho một đề tài Tối thiểu 2 giờ/tuần Có thể kéo dài trong nhiều tuần Tính liên tục của hoạt động Phương pháp sư phạm đảm bảo trong suốt quá trình học tập Bàn tay nặn bột GIÁO VIÊN 7. Những đối tượng tham gia Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề. Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do giáo viên đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. IV. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS: Làm bộc lộ quan điểm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của học sinh là bước quan trọng, đặc trưng của Phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong bước này GV khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức mới. Để làm bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh GV có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức như lời nói, vẽ hoặc viết .... Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm: * Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt phong phú ban đầu của học sinh giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy vào những quan niệm liên quan đến các kiến thức trọng tâm của bài học, hay mô đun kiến thức. Đây là bước khó khăn của giáo viên vì cần phải chọn lựa quan niệm ban đầu tiêu biểu trong các quan niệm của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học. Đề xuất các phương án thí nghiệm Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và̀ thiết kế các phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu. Từ các phương án tìm tòi nghiên cứu mà học sinh nêu ra giáo viên khéo léo nhận xét lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể cho học sinh làm trên mô hình hoặc quan sát tranh vẽ nên cho quan sát vật thật trước. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch chính học sinh tự phát hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp học sinh khắc sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO CÁ NHÂN (nhóm) theo phương pháp Bàn tay nặn bột Vở thí nghiệm ghi nhận tiến trình thực nghiệm bằng ngôn ngữ riêng của học sinh. THỰC HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC Kết luận đúng : Tờ giấy khô vì không khí chiếm phần thể tích ở đáy ly. ? Thí nghiệm 1 : Dùng 2 cây nến như nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau Úp cùng một lúc hai lọ thủy tinh lên hai ngọn nến đang cháy Quan sát hai lọ thủy tinh cho biết lọ thủy tinh nào cháy lâu hơn và giải thích hiện tượng. PHẦN III: RÈN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP “BTNB” TỔ CHỨC LỚP HỌC: Sắp xếp bàn ghế hài hòa theo số lượng hs trong lớp; Hướng ngồi của học sinh sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng; Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện di chuyển khi cần thiết; Đảm bảo ánh sáng cho học sinh Mỗi lớp học cần có tủ hoặc nơi để dụng cụ thí nghiệm. II. GIÚP HỌC SINH BỘC LỘ QUAN ĐIỂM BAN ĐẦU: PHẦN IV: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BTNB” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TiỂU HỌC Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp ‘BTNB’ trong nhà trường hiện nay: 2. Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở môn TN-XH 1,2,3 và khoa học 4,5. MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB Lớp 1: TN-XH 2. Lớp 2:TN-XH MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB 3. Lớp 3:TN-XH MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB Lớp 3:TN-XH MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB 4. Lớp 4:Khoa học MODUL BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB 4. Lớp 4: Khoa học MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB 5. Lớp 5:Khoa học IV. Triển khai thực hiện Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 100% CBQL, GV toàn trường (Trước 25/3/2014) Áp dụng PP BTNB trong các bài dạy cụ thể trong từng lớp. V. Làm bài thu hoạch

File đính kèm:

  • pptBTNB tập huấn ở trường.ppt