Bài 1: Với 3 chữ số 3, 7, 8 hãy viết các số có hai chữ số khác nhau.
.
.
.
Bài 2: Viết các số lớn hơn 38 và bé hơn 45.
.
.
Bài 3: Cho phép cộng: 45 + 24
a. Phép cộng trên có mấy số hạng? Hãy chỉ ra số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai.
.
b. Tính tổng của phép cộng trên
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng môn Toán và Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo đề bài, tổng tăng thêm:
76 - 62 = 14 (đơn vị)
Vậy phải tăng số hạng thứ hai thêm 14 đơn vị.
Bài 21. Điền dấu ( + , - ) thích hợp vào chỗ chấm:
a. 11 ......... 8 .......... 3 = 6
b. 6 .......... 5 .......... 4 = 7
Bài giải:
a. 11 - 8 + 3 = 6
b. 6 + 5 - 4 = 7
Bài 22.
Từ thứ ba đến thứ bảy trong cùng một tuần lễ. Cách nhau mấy ngày? Hôm nay là ngày thứ ba, 5 ngày sau nữa Lan sẽ đón bố đi công tác về. Hỏi bố Lan đi công tác về vào ngày thứ mấy?
Đáp án:
- Từ thứ ba đến thứ bảy trong cùng một tuần lễ cách nhau 4 ngày.
- Hôm nay ngày thứ ba, 5 ngày nữa sẽ là ngày chủ nhật.
Vậy bố Lan đón bố đi công tác về vào ngày chủ nhật.
Bài 23. Một cửa hàng có 65 lít dầu. Sau một ngày bán, cửa hàng còn lại 18 lít dầu. Hỏi cửa hàng đã bán hết bao nhiêu lít dầu?
Tóm tắt:
Có: 65 lít dầu
Còn: 18 lít dầu
Bán: .... lít dầu?
Bài giải:
Số lít dầu cửa hàng đã bán:
65 - 18 = 47 (lít dầu)
Đáp số: 47 lít dầu
Tuần 12 - môn tiếng việt
&
15. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong mỗi câu sau :
a Sáng sớm bà con trong các thôn đã nườm nượp đỗ ra đồng .
b Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c, Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi .
d, Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
Đáp án:
a Sáng sớm / bà con trong các thôn/ đã nườm nượp đỗ ra đồng .
TN CN VN
b Đêm ấy/, bên bếp lửa hồng/, ba người / ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
TN TN CN VN
c, Sau những cơn mưa xuân/, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát
TN CN
/trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi .
VN
d, Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy/, người nhanh tay
TN CN
/có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
VN
--------------------------------------------------------------
Tuần 13 - môn toán
&
Bài 24: Có ba bao gạo, trung bình mỗi bao chứa 34 kg. Nếu không kể bao thứ nhất thì trung bình mỗi bao chứa 36 kg. Biết bao thứ hai nhiều hơn bao thứ ba 7kg. Hỏi mỗi bao đựng bao nhiêu kg gạo?
Bài giải:
Tổng số gạo trong cả ba bao là: 34 x 3 = 102 (kg)
Tống số gạo trong bao thứ hai và bao thứ ba là: 36 x 2 = 72 (kg)
Số ki lô gam gạo trong bao thứ nhất là: 102 - 72 = 30 (kg)
Số gạo trong bao thứ hai là: ( 72 + 7 ) : 2 = 39,5 (kg)
Số kg gạo tròng bao thứ ba là: 72 - 39,5 = 32,5 (kg)
Đáp số: Bao thứ nhất: 30 kg
Bao thứ hai: 39,5 kg
Bao thứ ba: 32, 5 kg
Bài 25: Tính diện tích hình H theo các số liệu được ghi trong hình?
A 12cm B
6cm
D 8cm C
Bài giải:
Diện tích hình thang ABCD là:( 12 + 8 ) x 6 : 2 = 60
Bán kính của hình thang là:6 : 2 = 3
Diện tích nửa hình tròn là:3 x 3 x 3,14 :2 = 14,13 ( cm2 )
Diện tích hình H là:60 + 14,13 = 74,13 ( cm2 )
Đáp số: 74,13 cm2
--------------------------------------------------------------
Tuần 14 - môn tiếng việt
&
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hoà dịu , hoà âm ,hoà đồng , hoà hảo , hoà mạng ,hoà nhã , hoà quyện
a. Giữ tình ..... với các nước .
b ...... điện thoại quốc gia .
c. Bản nhạc có những .... phức tạp .
d. Từ sự đối kháng , đối đầu , chuyển sang quan hệ ..... hợp tác
e. Sống ..... với bạn bè .
g. Sự .... giữa lời ca và điệu múa .
i. Nói năng .....
Bài làm
a. Giữ tình .(hoà hảo ).với các nước .
b. (Hoà mạng)....điện thoại quốc gia .
c. Bản nhạc có những (hoà âm)....phức tạp .
d. Từ sự đối kháng , đối đầu , chuyển sang quan hệ (hoà dịu), hợp tác .
e. Sống (hoà đồng )..với bạn bè .
g. Sự .(hoà quyện ) giữa lời ca và điệu múa .
i. Nói năng...(hoà nhã).
Bài 2: Trong bài “Việt Nam thân yêu”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết :
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đọan thơ trên
Bài làm
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt nam thân yêu . Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp trù phú của quê hương. Hình ảnh cánh cò bay lả dập dờn gợi vẻ nên thơ xao xuyến mọi tấm lòng . Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ . đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
--------------------------------------------------------------
Tuần 15 - môn toán
&
Bài 1: Đạt có một số tiền. Đạt mua vở hết 2/3 số tiền, mua bút hết 1/5 số tiền còn lại sau khi mua vở, thì còn lại 8000 đồng. Hỏi lúc đầu Đạt có bao nhiêu tiền?
Bài giải:
Phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua vở : 1-=(số tiền )
Phân số chỉ số tiền mua bút là: =(số tiền )
Phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua vở và bút là :-=(số tiền )
Số tiền Đạt có lúc đầu :
8000: 4 x 15 =30 000 (đồng )
Đáp số : 30 000đồng
Bài 2: . Tính nhanh giá trị của biểu thức
B =
B =
B =
B = = 1.
Vậy B = 1.
Tuần 16 - môn tiếng việt
&
Bài 1: Cho các từ sau: Lưa thưa, thưa thớt, tươi tốt, mới mẻ, buôn bán, bồng bềnh, mặt mũi, nhỏ nhẹ, xinh xinh, thơm tho, đi đứng.
Hãy xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép, từ láy.
Bài làm:
Cho các từ sau: Lưa thưa, thưa thớt , tươi tốt, mới mẻ, buôn bán, bồng bềnh, mặt mũi, nhỏ nhẹ, xinh xinh, thơm tho, đi đứng.
Xếp các từ sau thành hai nhóm:
- Từ ghép: tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, nhỏ nhẹ, đi đứng.
- Từ láy: Lưa thưa, thưa thớt , mới mẻ, bồng bềnh, xinh xinh, thơm tho.
Bài 2:
Hãy xác định những từ được gạch chân trong câu dưới đây: Đâu là một từ ghép đâu là hai từ đơn.
- Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
- Mùa xuân cánh én lại bay về.
- Những cánh bướm trên bờ sông
- Nó thích ăn đầu gà, cánh gà
Bài làm
Xác định những từ được gạch chân trong câu dưới đây: Đâu là một từ ghép đâu là hai từ đơn.
- Cánh én dài hơn cánh chim sẻ (2 từ đơn)
- Mùa xuân cánh én lại bay về (1từ ghép)
- Những cánh bướm trên bờ sông (1 từ ghép)
- Nó thích ăn đầu gà, cánh gà (2 từ đơn)
--------------------------------------------------------------
Tuần 17 - môn toán
&
Bài 1: Một HCN có chu vi 150 cm. Nếu thêm chiều rộng 15cm, bớt chiều dài 10 cm thì HCN đó sẽ trở thành hình vuông. Tính diện tích HCN đó?
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
150 : 2 = 75 (cm)
Chiều dài hơn chiều rộng là:
10 + 15 = 25 (cm)
Chiều rộng là:
(75 - 25) : 2 = 25 (cm)
Chiều dài là:
25 + 25 = 50 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
50 x 25 = 1250 (cm)
Đáp số: 1250 cm
Bài 2: So sánh phân số: vaứ
Ta có: 1 - = - =
1- = - =
Vì > nên < .
Vậy : <
-------------------------------------------------------------
Tuần 18 - môn tiếng việt
&
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a. Giàu lòng ....
b. Trọng dụng ....
c. Thu phục .........
d. Lời khai của ......
đ. Nguồn ..... dồi dào.
Bài làm:
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a. Giàu lòng nhân ái.
b. Trọng dụng nhân tài.
c. Thu phục nhân tâm.
d. Lời khai của nhân chứng.
đ. Nguồn nhân lực dồi dào.
Bài 2: Dùng dấu gạch chéo tách từ đơn, từ phức trong câu sau:
- Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
- Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.
Bài làm:
- Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và/ làm việc/ chừng mực/ nên /tôi /chóng lớn/ lắm.
- Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai / chân/ lên/ vuốt/ râu.
-------------------------------------------------------------
Tuần 19 - môn toán
&
Bài 1: Vụ mùa vừa qua gia đình cô Hà thu được 30 tạ 33 kg thóc tẻ. Số thóc nếp thu được bằng một phần ba số thóc tẻ. Hỏi gia đình cô Hà thu được bao nhiêu kg thóc cả tẻ và nếp?
Bài giải:
Đổi: 30 tạ 33 kg = 3033kg
Số thóc nếp thu hoạch được số kg là:
3033 : 3 = 1011 (kg)
Cả hai loại có số kg là:
3033 + 1011 = 4044 (kg)
Đáp số: 4044 kg
Bài 2: Tính tổng theo cách thuận lợi nhất
a) 345+ 5023+ 655 + 1977
b) 712 + 3457 +2 88
Bài giải:
a) 345+ 5023+ 655 + 1977
= (345 + 655) + (5023 + 1977)
= 1000 + 7000
= 8000
b) 712 + 3457 + 288
= (712 + 288) + 3457
= 1000 + 3457
= 4457
Bài 3: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với 5670 rồi trừ đi 436 thì được kết quả bằng 6760
Bài giải:
Gọi số cần tìm là x
Ta có: x + 5670 - 436 = 6760
x + 5670 = 6760 + 436
x + 5670 = 7196
x = 7196 - 5670
x = 1526
--------------------------------------------------------------
Tuần 20 - môn tiếng việt
&
Bài 1: Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa.
Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Bài làm
Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta. Lời chào giúp ta dễ làm quen và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng mọi người sẽ chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần tìm.
Vì vậy lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.
Bài 2 : Cho khổ thơ
Đồng làng vươn chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Khổ thơ trên có những sự vật nào được nhân hoá?
Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng những cách nào ?
Bài làm
a . Khổ thơ trên có những sự vật được nhân hoá là: Đồng làng, mầm cây, hạt mưa, cây đào.
b . Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng những cách :
- Đồng làng - vươn chút heo may
- Mầm cây - tỉnh giấc
- Hạt mưa - trốn tìm
- Cây đào - lim dim mắt cười
Tất cả các sự vật đó được tác giả nhân hoá bằng những hoạt động giống như người.
--------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- BOI DUONG TOAN - TV - H.doc