Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Câu 1: Cho các từ sau: núi đồi , rực rỡ, chen chúc, vườn , dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn , đánh đập.

 Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:

a) Dựa vào cấu tạo ( Từ đơn, từ ghép , từ láy)

b) Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ)

Câu2: Cho các từ sau:

Sách, xe đạp, núi, quần áo, vải, cá mè, chạy nhảy, luộm thuộm, giặt, xanh um, khôn khéo, lan man, tìm, bà ngoại, đi đứng,xanh xanh, hạt thóc, mập mạp, ăn mặc, bỡ ngỡ.

 Hãy xếp các từ trên thành: Nhóm từ đơn, nhóm từ ghép có nghĩa phân loại, nhóm từ ghép có nghĩa tổng hợp và nhóm từ láy.

Câu 3: Cho các từ sau : Mặn, núi đồi, rực rỡ , chen chúc,vườn, mong ngóng,dịu dàng, ngọt , mong mỏi,thành phố ,ăn ,đánh đập

 Dựa vào cấu tạo từ hãy sắp xếp các từ trên thành 3 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.

 

doc28 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vòng danh lợi nên ông sống rất thanh thản. k. Vì rừng ngập mặn được phục hồi ở nhiều địa phương nên môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. l. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn đã được phục hồi. m. Nếu lá chắn bảo vệ đe biển không còn nữa thì đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. 11.thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì b. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì c. Vì trời mưa nên d. Tuy nhà bạn An rất khó khăn nhưng 12. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp: a. Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. b. cho nhiều nhận được nhiều. c. Người ta càng biết cho nhiều thì họ càng nhận lại được nhiều d. Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến thì chiếc bi đông cũng theo ông đến e. biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi quý nó. g. Chị Thắm thích thú với mấy quả thị thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông 13. Đặt câu với các cặp từ chỉ quan hệ sau: a. Nếu thì b. Vì nên c. Tuy nhưng d. Không những mà còn 14. Tả một người thân. 15. Hãy tả một đồ vật thân thiết với em. Đề 1 1. Tìm từ được lặp lại nhiều trong đoạn trích sau. Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì? Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một cái diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với vườn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. 2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây, để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn: Cuộc sống quê tôi gắn với Cha làm cho tôi chiếc để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón , lại biết đan cả và xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. (Theo Nguyễn Thái Vận) (lá cọ, mành cọ, làn cọ, cây cọ, chổi cọ, trái cọ) 3. Trong bài Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì? 4. Tả một cây ăn quả ở quê em (hoặc ở nơi khác) mà em có dịp quan sát và thưởng thức loại quả đó. Đề 2 1. a. Ghép tiếng ở dòng (1) với tiếng ở dòng (2) để tạo thành 10 từ phức thường dùng: (1) – nam, nữ (2) – sinh, giới, công, nhi, trang, tính b. Giải nghĩa từ phức đã ghép được với tiếng công, tiếng trang ở mục a. 2. Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩyđó trong câu: a. Trong lớp tôi thường xung phong phát biểu ý kiến. b. Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi bạn một điểm mười. c. Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn nam quét lớp. 3. Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trích Trong lời mẹ hát) Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả? 4. Tả một con vật nuôi trong nhà gần gũi với em (hoặc con vật trong vườn thú mà em yêu thích). Đề 3 1. Điền từ trai hay nam, gái hay nữ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ, câu văn dưới đây sao cho thích hợp: a. Làm cho đáng nên Phú Xuân cũng trãi, Đồng Nai đã từng. Luật pháp đã quy định rõ quyền bình đẳng giữa và tài, đảm. Những bộ đồng phục , đồng phục mà chi, mà chi Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. 2. Viết lại các câu văn dưới đây sau khi sửa lại dấy phẩy đặt sai vị trí: a. Anh Kim Đồng nhanh trí dũng cảm, tuyệt vời. b. Trên đường ra nơi xử bắn chị, Võ Thị Sáu ngắt một bông hoa cài lên mái tóc. c. Chúng em luôn mhớ ơn những anh hùng đã hi sinh, vì dân vì nước. d. Rừng cây im lặng tiếng chim gù, nghe trầm ấm. 3. Trong bài Thợ rèn, nhà thơ Khánh Nguyên viết: Làm thợ rèn mùa hè có nực Quai một trận, nước tu ừng ực Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi Cũng có khi thấy thở qua tai. Làm thợ rèn vui như diễn kịch Râu bằng than mọc lên bằng thích Nghịch ở đây già trẻ như nhau Nên nụ cười nào có tắt đâu Đoạn thơ giúp em hiểu về người thợ rèn và công việc của họ ra sao? 4.Tả một loài cây có những nét đẹp riêng về hoa và quả mà em yêu thích. Đề 3 1. Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy cho đúng ở những chỗ có gạch (/). Bé mới mười tuổi/ bữa cơm/ Bé nhường hết thức ăn cho em/ hằng ngày/ Bé đi câu cá bống về băm sả/ hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ/ thấy cái thau/ cái vung nào gỉ người ta vứt/ Bé đem về cho ông Mười quân giới. (Theo Nguyễn Thi) 2. Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm cho mỗi trường hợp sau: a. Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về các loại cây (hoặc: hoa, quả) với bộ phận đứng trước nói về khu vườn. b. Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về một số phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam với bộ phận đứng trước có ý giới thiệu. c. Dùng dấu hai chấm (phối hợp với gạch ngang đầu dòng) để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của bố (hoặc: mẹ, anh, chị) đối với em. d. Dùng dấu hai chấm (phối hợp với dấu ngoặc kép) để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là một thành ngữ (hoặc tục ngữ) mà em dần ra. 3. Nói về nhân vật chị Sứ (người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết: Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương? 4. Tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em yêu thích. Đề 4 1. - Tìm 5 từ láy thường chỉ giọng nói, cách nói của trẻ em. (VD: bi bô) - Đặt 2 câu với từ láy (mỗi câu có một từ) trong số những từ em vừa tìm được. 2. a. Đoạn văn dưới đây có những câu cần đặt dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Em hãy viết lại những câu đó và đặt dấu ngoặc kép cho chúng: Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau. Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế? Cây cau lắc lư chòm lá trên cao tít hỏi xuống. Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào! Mèo ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy! Mèo con ngứa vuốt, cào cào thân cau sồn sột. ấy, ấy! Chú làm xước cả mình tôi rồi, để vuốt sắc mà bắt chuột chứ! Mèo con tiu nghỉu cúp tai lại, tụt xuống đất. Rì rào, rì rào, chòm cau vẫn lắc lư trên cao. (Theo Nguyễn Đình Thi) b. Đặt một câu có dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật; 1 câu có dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. 3. Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết: Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời ấu thơ. 4. Tả cảnh đẹp ở một nơi em đã từng đến thăm và cảm thấy thích thú. Đề 5 1. Chia những dòng từ ngữ dưới đây thành hai nhóm: từ ngữ nói về quền của trẻ em và từ ngữ nói về bổn phận của trẻ em: a. Được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. b. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà,cha mẹ. c. Khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại cơ sở y tế công lập. d. Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ. e. Thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông. g. Học trường tiểu học công lập không phải trả học phí. 2. Nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp sử dụng dấu gạch ngang với tác dụng dưới đây: a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 3. Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như sau: Mai khôn lớn con theo cò đi học, Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. Lớn lên, lớn lên, lớn lên Con làm gì? Con làm thi sĩ. Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ, Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên. 4. Tả một người mà em hằng yêu thương, có nhiều ấn tượng sâu sắc đối với em. Đề 6 1. a. Điền từ trẻ hoặc từ già vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây: (1) thì dưỡng cây, thì cây dưỡng. (2) được bát canh, được manh áo mới. (3) trồng na, trồng chuối. (4) Đi hỏi già , về nhà hỏi (5) Yêu , hay đến nhà, kính , để tuổi cho. b. Nêu nội dung, ý nghĩa của câu (1), câu (5). 2. Đặt câu nói về học tập và rèn luyện của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu dưới đây: a. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn. b. Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (hoặc trạng ngữ chỉ mục đích). c. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ phương tiện. 3. Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương: Nơi này ai cũng quen Ngay từ thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ Còn dắt vòng đi men Nơi bố mẹ ngày đêm Lúc nào qua cũng vội, Nơi bạn bè chạy tới Thường lúc nào cũng vui. Nơi này đã đưa tôi Buổi đầu tiên đến lớp Nay con đường xa tắp Vẫn đang chờ tôi đi Hình ảnh ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc? 4. Tả một vườn rau (hoặc vườn hoa) gần nơi em ở (hoặc nơi em có dịp đến thăm).

File đính kèm:

  • docBoi duong HSG.doc