Bộ đề và đáp án Kiểm tra Tiếng việt lớp 5

Tập đọc

Trường em

A/ Mục đích yêu cầu:

- Học sinh đọc trơn cả bài đọc đúng các từ ngữ: cô giáo dạy em, điều hay , mái trường .

-ND: Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường đối với bạn học sinh.

 - Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK

- GD h/s yêu trường, yêu lớp có những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ trường lớp.

B/ Đồ dùng dạy học.

1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.

2- Học sinh: - Sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ đề và đáp án Kiểm tra Tiếng việt lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất của nhân dân: Về tâm hồn Về lao động Về chiến đấu. Về nếp sống. => Trả lời:1.Về tâm hồn: Yeu nước, yêu đồng bào, yêu quê hương, tình nghĩa, thuỷ chung, nhân ái, đùm bọc, ghét xâm lược, ghét áp bức, yêu hoà bình, đoàn kết… 2.Về lao động: Cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo, thông minh, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai, tìm tòi, đổi mới… 3.Về chiến đấu: Dũng cảm, mưu trí, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn… 4.Về nếp sống: Hiếu học, khiêm nhường, giản dị, chất phác, thật thà, cần kiệm, trọng nghĩa khinh tài… Câu 2: (1 điểm): Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in nghiêng đậm: a)Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn b)Trẻ/ già cùng đi đánh giặc. c) Dưới / trên đoàn kết một lòng. d)Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa về chiến tranh hủy diệt. Câu 3: (2 điểm): Xác định thành phần: Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a)Sáng hôm sau, tôi /trèo lên ngọn hoa cỏ xước, ngắm địa thế xung quanh. TN CN VN b)Bằng chiếc xe đạp cọc cạch, anh Hải/ đã vượt qua một quãng đường dài. TN CN VN c)Vì Tổ quốc, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, thiếu niên/ sẵn sàng. TN CN VN d)Vào khoảng nửa đêm, trời / bắt đầu lạnh. TN CN VN Câu 4: (5 điểm): Tìm những từ ngữ miêu tả không gian và đặt 5 câu với những từ đó. => Trả lời:1. Các từ miêu tả không gian: mênh mông, xa tít, thăm thẳm, khúc khuỷu, xám xịt…. 2.Đặt câu:-Mặt biển mênh mông. -Đường Trường Sơn kéo dài xa tít. (hoặc) Chân trời xa tít. -Vực sâu thăm thẳm. -Con đường quanh co, khúc khuỷu. -Giông bão nổi lên, bầu trời xám xịt. Câu 5: (3 điểm): Trong bài thơ: Trước Cổng Trời có đoạn viết: “Người Tày từ khắp ngả Đi gặt lúa, trồng rau Những người Dáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều”. Em có cảm nhận điều gì qua đoạn thơ trên? =>Trả lời: -Đoạn thơ nói lên cuộc sống lao động cần cù của bà con, cuả đồng bào các dân tộc. Những câu thơ rất hay phác hoạ về 1 bức tranh sinh hoạt, về 1 nhịp sống lao động của đồng bào các dân tộc. -Mỗi dân tộc có 1 đặc thù công việc khác nhau: Người Tày gặt lúa trồng rau, người Dáy, người Dao hái nấm…Mỗi công việc đều góp phần làm giàu cho gia đình, quê hương đất nước. -Hình ảnh: Vạt áo Chàm nhuộm xanh cả nắng chiều, gợi lên 1 sức sống tiềm tàng, một tinh thànn làm chủ thiên nhiên của bà con các dân tộc thiểu số ->Cổng trời không còn hoang vu, lạnh lẽo nữa. tiếng việt 5- Đề 9 Bài 1: Cho các câu tục ngữ sau: -ăn vóc học hay Học một biết mười Em hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên, mỗi câu khuyên ta điều gì ? Bài 2: Với mỗi tiếng : “vui”, “lạnh”, “nhỏ” Em hãy tạo hai từ ghép có nghĩa phân loại, hai từ ghép có nghĩa tổng hợp và hai từ láy Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép trong những câu văn sau: a. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. b. Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đem, cái đầu chú ve ló ra – chui ra khỏi xác bọ ve. Bài 4: Kết thúc bài thơ: “Mẹ vắng nhà ngày bão” (Tiếng Việt 4 tập 1) nhà thơ Đặng hiển viết: “Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Theo em hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên ? Vì sao ? Bài 5: Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng (25 đến 30 dòng) nói về ấn tượng khó quên của em trong ngày đầu đến lớp vào năm học mới. Đáp án- Đề 9 Bài 1: Cho các câu tục ngữ sau: -ăn vóc học hay -Học một biết mười Em hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên, mỗi câu khuyên ta điều gì ? =>Trả lời:-ăn vóc học hay: Có ăn thì mới có sức vóc, có học thì mới biết điều hay lẽ phảI trong cuộc sống. -Học một biết mười: Thông minh sáng tạo, không những có khả năng học tập, tiếp thu kiến thức đầy đủ mà còn có khả năng phát triển, mở rộng được những điều đã học. =>Lời khuyên: +”ăn vóc học hay” khuyên ta phải chú tâm vào việc học tập, vì có học mới có kiến thức, mới biết được điều hay lẽ phải trong cuộc sống. +“Học một biết mười” khuyên ta phảI chủ động, sáng tạo trong học tập, luôn có ý thức vận động phát triển, mở rộng những điều đã học. Bài 2: Với mỗi tiếng : “vui”, “lạnh”, “nhỏ” Em hãy tạo hai từ ghép có nghĩa phân loại, hai từ ghép có nghĩa tổng hợp và hai từ láy =>Trả lời…. Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép trong những câu văn sau: a. Trưa, nước biển/ xanh lơ và khi chiều tà, biển/ đổi sang màu xanh lục. TN1 CN1 VN1 TN2 CN1 VN2 b. Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ TN1 TN2 TN3 TN4 xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve / ló ra – chui ra khỏi xác bọ ve. CN VN1 VN2 Bài 4: Kết thúc bài thơ: “Mẹ vắng nhà ngày bão” (Tiếng Việt 4 tập 1) nhà thơ Đặng hiển viết: “Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Theo em hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên ? Vì sao ? =>Trả lời:-Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà.” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ.-Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa của cả bài thơ. +Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. +Sự so sánh đó giúp ta hiểu mẹ cần thiết cho cả gia đình, chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. ->Chính vì vậy, người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm bởi tình yêu thương đẹp đẽ. +Vai trò của người mẹ trong gia đình thật là quan trọng và mẹ không thể thiếu được cho mỗi mái ấm. ->Mẹ quả là đáng quý biết nhường nào tiếng việt 5- Đề 10 Bài 1: Xác định nghĩa của các từ gạch chân trong các tập hợp từ dưới đây, rồi phâncác nghĩa ấy thành 2 loại (nghĩa đen và nghĩa bóng) : Nhà rộng, nhà nghèo, nhà Lê, nhà Trần, đi xe đạp, đi dạo, nó chạy còn tôi đi, Bác đã đi rồi sao Bác ơi!. Bài 2: Tìm những tiếng có thể kết hợp với tiếng “đẹp” để tạo thành từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy (mỗi loại 2 – 3 từ). Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ): a. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sang nhỏ lăn tăn vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. c.Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Bài 4: Trong bài “Hạt mưa” nhà thơ Lê Hồng Thiện có viết: “Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông sấm Gõ thùng như trẻ con ào ào như trẻ con Rào rào một lúc thôi Khi trời đã tạnh hẳn Sờm chớp chuồn đâu mất Ao đỏ ngầu màu đất Như là khóc thương ai Chị mây đi gánh nước Đứt quang ngã sõng soài.” a.Trong bài thơ trên, những nhân vật nào được nhân hoá? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? b.Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên sinh động, gẫn gũi như thế nào? Bài 5: Viết một bài văn ngắn khoảng (25-30 dòng) tả lại một buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn học sinh trường em nhân dịp chào mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20-11 mà em đã được tham gia hoặc chứng kiến. Đáp án- Đề 10 Bài 1: Xác định nghĩa của các từ gạch chân trong các tập hợp từ dưới đây, rồi phâncác nghĩa ấy thành 2 loại (nghĩa đen và nghĩa bóng) :Nhà rộng, nhà nghèo, nhà Lê, nhà Trần, đi xe đạp, đi dạo, nó chạy còn tôi đi, Bác đã đi rồi sao Bác ơi!. =>Trả lời:-Nghĩa đen: +Nhà rộng: Chỉ ngôi nhà. +Đi xe đạp: Chỉ hoạt động của đôi chân – dùng chân để đạp cho xe chuyển động. +Nó chạy còn tôi đi: Chỉ hoạt động di chuyển của đôi chân – hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất (chạy: tốc độ cao; đi: tốc độ BT). +Đi dạo: đi bộ với tốc độ chem. để thư giãn. -Nghĩa bóng:+Nhà Lê, Nhà Trần: Chỉ 1 triều đại. +Nhà nghèo: Chỉ 1 gia cảnh, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. +Bác đã đi rồi sao Bác ơi: Chỉ người đã chết, không còn sống và không còn tồn tại trên đời. Bài 2: Tìm những tiếng có thể kết hợp với tiếng “đẹp” để tạo thành từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy (mỗi loại 2 – 3 từ).-Từ ghép phân loại: đẹp lão, đẹp mắt… -Từ ghép tổng hợp: đẹp xinh, đẹp tươi… -Từ láy: đẹp đẽ, đẹp đẹp, đèm đẹp… Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ): a. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm TN1 TN2 CN hoa khép miệng/ đã bắt đầu kết trái. VN b. Dưới ánh trăng, dòng sông /sáng rực lên, những con sang nhỏ lăn tăn / TN CN1 VN1 CN2 vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. VN2 c.Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trẻ em trên thế giới/ đều cắp TN CN sách tới trường. VN Bài 4: Trong bài “Hạt mưa” nhà thơ Lê Hồng Thiện có viết: “Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông sấm Gõ thùng như trẻ con Rào rào một lúc thôi Khi trời đã tạnh hẳn Sờm chớp chuồn đâu mất Ao đỏ ngầu màu đất Như là khóc thương ai Chị mây đi gánh nước Đứt quang ngã sõng soài.” a.Trong bài thơ trên, những nhân vật nào được nhân hoá? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? b.Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên sinh động, gẫn gũi như thế nào?=>Trả lời:a-Sự vật được nhân hoá: Hạt mưa, sấm chớp, ao, mây. -Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá: tinh nghịch, ông Sấm, gõ thùng như trẻ con, sấm chớp chuồn đâu mất, ao khóc thương ai, chị mây đi gánh nước, ngã sõng soài. b.Sử dụng biện pháp nhân hoá trong bài thơ “Hạt mưa”, tác giả đã vẽ ra 1 bức tranh thiên nhiên sinh động, tạo ra 1 hoạt cảnh với sự xuất hiện của khá nhiều nhân vật. Bằng nhưng khám phá, phát hiện thú vị và nhờ vào sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, bất ngờ, tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận cảnh vật thiên nhiên không phải là những vật vô tri mà là những người bạn gần gũi, thân thiết. Chúng cũng biết hành động, suy nghĩ và cảm xúc như con người vậy. Bài 5: Viết một bài văn ngắn khoảng (25-30 dòng) tả lại một buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn học sinh trường em nhân dịp chào mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20-11 mà em đã được tham gia hoặc chứng kiến. .

File đính kèm:

  • docgiao an.doc
Giáo án liên quan