I.Tên sáng kiến: Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
II.Tác giả sáng kiến:
Họ, tên: Đỗ Văn Chỉnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Học vị: Đại học sư phạm tiểu học
Địa chỉ: Trường tiểu học Khánh Thịnh- Yên Mô- Ninh Bình.
III.Nội dung sáng kiến:
1.Giải pháp cũ thường làm:
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, điều đó xưa nay ai cũng công nhận, bởi lẽ “ Thầy nào, Trò nấy”, cho nên mỗi giáo viên bất kì ở cấp học nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi. Thế nhưng, do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lịch sử đòi hỏi cấp bách cần hoàn thành sứ mệnh giáo dục mà Đất nước giao cho ngành, để làm sao thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, sớm hoàn thành công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học và tiến tới Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, cho nên ngành Giáo dục và Đào tạo phải tuyển dụng nhiều nguồn giáo viên khác nhau, các hệ đào tạo khác nhau cho Giáo dục Tiểu học
11 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Thông tư 07/2004/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn số 106/TTr-BGDĐT ngày 31/3/2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu yêu cầu đánh giá trình độ nắm chương trình, nội dung giảng dạy được xếp loại tốt của một giáo viên Tiểu học:
- Nắm vững chương trình và yêu cầu của các môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy. Biết quan tâm đến nhóm học sinh năng lực học tập yếu và biết mở rộng, nâng cao hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi, chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống phù hợp với nội dung bài học.
- Biết căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc vận dụng phương pháp phải đạt các yêu cầu sau đây :
+ Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ( nói và viết bảng) chính xác, trong sáng, có củng cố khắc sâu.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học( theo yêu cầu của bài) hợp lý.
+ Biết hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh( phương pháp chung và phương pháp môn học).
+ Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều ở trên lớp. Mọi học sinh đều được làm việc theo khả năng của mình.
+ Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện pháp phát huy tính chủ động của học sinh.
+ Quan tâm đến các đối tượng khác nhau trong việc giao bài tập về nhà
+ Tiến trình tiết dạy hợp lý, thu hút được chú ý của mọi học sinh, phân phối thời gian thích hợp cho các phần, các khâu, giữa hoạt động của thầy và trò.
+ Quan hệ thầy trò thân ái.
Đánh giá hiệu quả hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh.
Học sinh cả lớp hăng hái và có nền nếp học tập tốt, hầu hết biết vận dụng kiến thức, kỹ năng thành thạo.
Việc xác định những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hoá trên hai phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có một định hướng cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề vươn lên dạy giỏi.
Giáo viên dạy giỏi của đơn vị tăng cao thì dẫn đến kết quả chất lượng giáo dục toàn diện trong học sinh đạt cao. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và tránh được hiện tượng chạy theo thành tích trong giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động.
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, vì vậy đòi hỏi trong đơn vị cần phải có biện pháp xây dựng nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, thể hiện tốt thái độ sư phạm và đạt hiệu quả cao trong tiết dạy, tự tin trong đăng kí hội giảng các cấp, đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, đảm bảo tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt cao trong mỗi lớp và trong toàn trường.
2,2. Thực trạng của vấn đề:
Một vài nét về tình hình giáo viên của trường Tiểu học Khánh Thịnh- Yên Mô- Ninh Bình: Tổng số giáo viên: 16, trong đó: Trình độ Trung học sư phạm 12 + 2: 01; Cao đẳng: 03; Đại học sư phạm: 11; dưới Trung học sư phạm: 01). Như vậy, trình độ của giáo viên trong trường là không đồng đều, trình độ chuẩn của giáo viên trong trường đạt 94% và đạt trên chuẩn là 88%, vẫn còn có giáo viên không đạt trình độ chuẩn.
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, chất lượng học tập của học sinh học sinh có phần hạn chế. Trên cơ sở đó, cần có biện pháp xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời để họ vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Yêu cầu thực tế giáo dục hiện nay là cần phải quan tâm thiết thực đến chất lượng thật của học sinh, nên cần có đội ngũ vững tay nghề, giỏi về giáo dục mới đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chính vì điều đó mà cần phải có những biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi vừa nâng cao chất giảng dạy để đạt mục tiêu cao nhất chất lượng học sinh, vừa thể hiện“ thương hiệu” của nhà trường.
2.3. Các biện pháp, giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
+ Những tiêu chí cần đạt của một giáo viên dạy giỏi.
+ Những biện pháp tự học, tự bồi dưỡng và biện pháp xây dựng cho giáo viên để đạt được các tiêu chí của giáo viên dạy giỏi.
+ Kết quả thực hiện của đề tài trong đơn vị.
Trên tinh thần thực hiện“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động, với thực tế hiện nay vẫn còn học sinh dưới chuẩn do quá khứ để lại và trong đó có phần trách nhiệm của các giáo viên chưa thể hiện hết năng lực của mình, vì vậy cần có nhiều giáo viên dạy giỏi để thực hiện tốt mục tiêu không còn học sinh dưới chuẩn.
Việc xác định những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hoá trên phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là: năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có định hướng cụ thể để phấn đấu, đồng thới xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề vươn lên dạy giỏi. Biện pháp xây dựng cụ thể như sau:
2.3.1.
Chuẩn bị vào đầu năm học mới, trong tháng 8, nhà trường dành thời gian thích đáng( khoảng 1 tuần) để đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường báo cáo lại toàn bộ các mục tiêu yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy - học của tất cả các môn học, trang bị đầy đủ cách vận dụng các phương pháp mới bằng những chuyên đề. Đồng thời xây dựng các tiết dạy dạy minh hoạ để giáo viên thực hiện dạy, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy để làm sao mọi giáo viên nắm bắt được một cách sâu sắc về chuyên môn giảng dạy, đó là điều kiện quy định cấp độ chiều sâu và cường độ của việc truyền thụ tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đồng thời tự tin trong quá trình cụ thể hoá“ Phân phối chương trình” giảng dạy, để giáo viên chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sau khi vào năm học, cần tăng cường kiểm tra nội bộ với nhiều hình thức như kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước để kịp thời chấn chỉnh ngay những vấn đề đã trở thành phổ biến. Trong phân tích sư phạm, cần trao đổi nhẹ nhàng, đi sâu vào năng lực cơ bản của từng giáo viên để họ tự rút ra những kinh nghiệm mà tự bồi dưỡng, rèn luyện, thường xuyên trau dồi và tự hoàn thiện trình độ kiến thức chuyên môn của mình. Song song với biện pháp xây dựng trên, nhà trường lên kế hoạch tổ chức thảo, hội giảng cấp trường, tổ để vừa phát huy sức mạnh của Tổ chuyên môn về xây dựng những tiết dạy của giáo viên trong tổ tham gia hội giảng, vừa tác động mạnh vào người dự giờ để họ phân tích sư phạm các tiết dạy một cách cụ thể tìm ra những ưu điểm, những thao tác, tình huống, vận dụng các phương pháp dạy học nhuần nhuyễn như thế nào để truyền tải kiến thức đến học sinh, từ đó vận dụng cho cá nhân mình; đồng thời rút ra được những tồn tại, những thiếu sót để tự khắc phục. Dĩ nhiên, trong quá trình dự giờ rút kinh nghiệm, mỗi giáo viên dự giờ đều phải nêu lên được ý kiến của mình, đồng thời tranh luận sôi nổi để tìm ra những vấn đề cần học tập mang tính thuyết phục cao. Ngoài những vấn đề trên, nhà trường còn có kế hoạch gắn việc đạt giáo viên dạy giỏi vào đánh giá xếp loại thi đua giáo viên trong năm học.
Sau khi áp dụng những vấn đề đặt ra, thực tế đơn vị đã đạt nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp, cụ thể: năm học 2010 – 2011 đạt 2/2 giáo viên dự thi và đạt giáo viên giỏi cấp huyện, đạt 100% chỉ tiêu giao( trong đó có 01 giáo viên đạt giải Ba cấp huyện và dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, được công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh); năm học 2011- 2012, trường cũng có 2/2 giáo viên tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp huyện và cả 02 giáo viên đều đạt Giáo viên giỏi cấp huyện( trong đó có 01 giáo viên đạt giải Khuyến khích). Chính việc tăng thêm giáo viên dạy giỏi dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện trong học sinh tăng lên rõ rệt, trường có 03 học sinh đạt giải trong Giải toán qua mạng Internet cấp huyện và 01 học sinh đạt giải Nhì Giải toán qua mạng cấp tỉnh, 01 em đạt giải Khuyến khích Olympic Tiếng Anh cấp tỉnh; Trường từ một trường trung bình đã vươn lên trường loại khá về chất lượng.
Tổ chức, triển khai thực hiện:
- Nhà trường triển khai đầy đủ các nội dung của sáng kiến kinh nghiệmcho tất cả giáo viên lĩnh hội để xác định nhiệm vụ thực hiện của mình trong năm học.
- Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện theo quy trình xây dựng của đề tài.
- Các tổ chuyên môn có trách nhiệm phân công từng thành viên trong tổ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi trong năm học.
- Đưa vào công tác thi đua khen thưởng giữa các tổ trong nhà trường ở cuối năm học.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/ Kết luận : Qua áp dụng đề tài này rút ra được bài học kinh nghiệm là: trong nhà trường, xây dựng tốt phong trào giáo viên dạy giỏi thì chất lượng giáo dục nâng lên một cách vững chắc, đồng thời chống được hiện tượng học sinh “ ngồi nhầm lớp” và học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó học sinh đạt khá, giỏi cao.
2 / Kiến nghị :
+ Các cấp quản lí giáo dục cần chỉ đạo và tổ chức một cách thiết thực về phong trào phát triển giáo viên dạy giỏi, đồng thời có chế độ ưu đãi tương xứng đối với những giáo viên giỏi.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi giáo viên có cơ hội tham gia nhiều hơn về hội giảng cấp huyện, tỉnh.
Khánh Thịnh, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Người viết
Đỗ Văn Chỉnh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập san Giáo dục .
Thế giới trong ta.
Nghiệp vụ Thanh tra giáo dục Việt Nam – Văn bản pháp quy
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
...................
...................
...................
.
.
...................
...................
File đính kèm:
- Kinh nghiem nam hoc 1213.doc