1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí
b) Kĩ năng:
- Học sinh biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
c) Thái độ:
Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
b) Học sinh: chuẩn bị bài.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày:
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí
b) Kĩ năng:
- Học sinh biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
c) Thái độ:
Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập củng cố..
b) Học sinh: chuẩn bị bài.
3- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giảng giải.
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
4.2- Kiểm tra bài cũ: Không
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Nhu cầu của con người là đất luôn luôn có độ phì nhiêu nghĩa là có đủ các chất dinh dưỡng, nước, không khí đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng nhưng thực tế lại luôn luôn khác. Làm thế nào để có năng suất cao mà độ phì nhiêu của đất ngày càn phát triển. Bài học hôm may sẽ giải quyết vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lí.
- GV gọi 2 HS đọc phần I SGK trang 13.
- Các nhóm điền vào phiếu học tập.
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
- Thâm canh tăng vụ
- Không bỏ đất hoang.
- Chọn cây trồng phù hợp với đất.
- Vừa sử dụng vừa cải tạo.
- Tăng năng suất.
- Tăng diện tích.
- Năng suất cao.
- Đất phì nhiêu.
GV theo dõi các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. – BS.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
+ Một số đất cần phải cải tạo ở nước ta.
Đất xám bạc màu: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt rất nặng, đất thường chua.
Đất mặn: Có nồng độ muối tan cao, cây trồng không sống được. (trừ đước, sú, vẹt, cói)
Đất phèn: chứa nhiều chất phèn rất độc hại cho cây trồng đất rất chua.
- Vậy mục đích của biện pháp là gì? Áp dụng cho loại đất nào?
+ Đất mỏng nghèo chất dinh dưỡng ta áp dụng biện pháp nào?
+ Ruộng bậc thang dễ hạn chế xói mòn ta áp dụng biện pháp nào?
+ Ruộng chua rất nhiều phèn ta áp dụng biện pháp nào?
+ Đất thiếu chất dinh dưỡng ta áp dụng biện pháp nào?
I- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí:
Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải sử dụng đất một cách hợp lí
II- Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất:
* Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là: canh tác, thuỷ lợi, bón phân.
- Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ: tăng bề dày lớp đất trồng áp dụng cho đất mỏng, nghèo dinh dưỡng.
- Trồng xen cây nông lâm nghiệp giữa các băng cây phân xanh tăng độ chua của đất hạn chế xói mòn, rửa trôi áp dụng cho vùng đất dốc.
- Biện pháp thuỷ lợi tháo nước, sửa mặn, xổ phèn: áp dụng cho đất phèn.
- Biện pháp cày nông bừa sục giữ nước liên tục thay nước thường xuyên.
4.4- Củng cố và luyện tập:
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ SGK/15
- Vì sao phải cải tạo đất?
+ Để biến đổi đất kém phì nhiêu thành đất phì nhiêu.
- Ở địa phương em dùng biện pháp gì để cải tạo đất?
+ Canh tác, thuỷ lợi và bón phân.
Luyện tập:
* Đúng hay sai?
a. Đất đồi dốc cần bón vôi.
b. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần.
c. Đất đồi núi cầnt rồng cây nông nghiệp xen giữa những băng cây công nghiệp để chống xói mòn
d.Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi và bón phân để cải tạo đất.
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài “Tác dụng của phân bón trong trồng trọt”
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 3_1.doc