Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp?

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

ĐỀ TÀI: “ LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP?”

A. Phần mở đầu:

1. Lí do kinh nghiệm được tổng kết: Muốn đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân cho việc giảng dạy trong nhà trường.

2. Đối tượng của kinh nghiệm: Học sinh và giáo viên.

3. Khách thể của kinh nghiệm được tổng kết: Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

4. Nhiệm vụ của kinh nghiệm: Nêu hệ thống và các biện pháp đã thực hiện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CỦ CHI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH ĐÔNG 2 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. LÍ LỊCH: 1. Họ và tên: ĐẶNG THỊ NHƯ OANH Sinh năm: 1978 2. Địa chỉ thường trú: Ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Công tác hiện nay: Giáo viên dạy lớp 5 trường TH Tân Thạnh Đông 2. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỀ TÀI: “ LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP?” Phần mở đầu: 1. Lí do kinh nghiệm được tổng kết: Muốn đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân cho việc giảng dạy trong nhà trường. 2. Đối tượng của kinh nghiệm: Học sinh và giáo viên. 3. Khách thể của kinh nghiệm được tổng kết: Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 4. Nhiệm vụ của kinh nghiệm: Nêu hệ thống và các biện pháp đã thực hiện. Phần thứ hai: 1. Cơ sở lí luận: Quá trình giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng cho mọi nhận thức. Đây là một chân lí mà ít ai không biết tới. Điều này đặc biệt quan trọng với giới trẻ, nó định hướng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy vậy, để giúp trẻ có được những kĩ năng giao tiếp lành mạnh thì vai trò của cha mẹ và thầy cô là hết sức quan trọng. 2. Thực trạng ban đầu: Qua giảng dạy trực tiếp ở lớp 5 nhiều năm tôi nhận thấy trẻ càng lớn thì tính mạnh dạn của trẻ càng giảm, các em rụt rè, nhút nhát, mất tự tin ở bản thân vì thế ảnh hưởng đến kết quả học tập đáng kể. 3. Nhiệm vụ thống kê kinh nghiệm: Sau nhiều năm đúc kết, đầu tư và vận dụng kết quả sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã mạnh dạn đưa vào áp dụng cho lớp 5/4 hiện nay. Để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tôi đã thực hiện như sau: + Luôn thể hiện tình yêu thương khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là khi trẻ buồn, khi trẻ gặp khó khăn trong học tập. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ có sự phát triển vượt bậc cả về tâm lí lẫn sinh lí, nhu cầu giao tiếp của trẻ hơn lúc nào hết là hết sức cần thiết, hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này không chỉ là học tập mà còn là giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần thể hiện tình cảm yêu thương của mình với trẻ bằng cách định hướng cho trẻ trong hoạt động học tập cũng như trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Nên để ý đến các nhu cầu của trẻ, tâm sự, chia sẻ với trẻ, là những “người bạn lớn” của các em. + Dùng ánh mắt khi giao tiếp với trẻ: Khi giao tiếp, trẻ đặc biệt chú ý đến ánh mắt của thầy cô, qua đó trẻ có thể biết được thái độ và tình cảm của đối tượng giao tiếp dành cho mình và có những phản ứng giao tiếp phù hợp. Để hiểu trẻ, trước hết hãy dành cho trẻ một ánh mắt thân thương trìu mến. + Dùng thông điệp phi ngôn ngữ để nhắc nhở trẻ khi khó nói, có thể là những mảnh giấy ghi những công việc của các em phải làm khi đến lớp. Khi đó các em sẽ không cảm thấy phiền khi lúc nào cũng bị thầy cô phê bình, nhắc nhở. + Đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận những suy nghĩ và hành động của trẻ. Đặc biệt khi xử lí các hành vi của trẻ, thầy cô phải bình tĩnh, không nóng vội, nên đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để cảm nhận và cảm thông với trẻ. + Thường xuyên trò chuyện với trẻ để các em gần gũi với giáo viên, mạnh dạn bộc bạch, bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. + Động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm tốt, những câu trả lời đúng. Không chê bai, trách phạt, không gây cảm giác sợ hãi mỗi khi các em làm sai. Giúp trẻ tự tin, không nhút nhát trong giao tiếp là góp phần nâng cao năng lực học tập của các em. Có mạnh dạn, tự tin các em mới đứa ra những ý tưởng, những ý kiến đóng góp làm cho lớp học trở nên sinh động. Kết luận: Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ vững bước trên con đường tương lai phía trước. Thành thạo, mạnh dạn trong giao tiếp có thể giúp trẻ phát huy tối đa những mặt mạnh và biết hạn chế những khiếm khuyết. Tân Thạnh Đông, ngày 13 tháng 4 năm 2009 Người viết Đặng Thị Như Oanh

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc