Báo cáo Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năm học 2010 - 2011

Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có phương pháp quản lý điều hành lớp học, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Năm học 2010 - 2011 I. Phương hướng chung: 1. Đặt vấn đề: Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có phương pháp quản lý điều hành lớp học, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Phương hướng chung Dựa trên kế hoạch của nhà trường và tinh hình thực tế của lớp học đề ra kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011 như sau: Quản lý, tổ chức tập thể lớp đoàn kết, đạt thành tích cao trong các hoạt động nhà trường đề ra. Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực. Hoàn thành tốt nhiệm vụ do nhà trường đề ra. II. Chất lượng học sinh (qua khảo sát đầu năm) 1. Đặc điểm tình hình của lớp: - Tổng số học sinh: 25; Nữ: 13. - Số học sinh đúng độ tuổi: 24; nữ 12 - Số học sinh thuộc các khu phố: + Khu phố 1: 9 em + Khu phố 2: 5 em + Khu phố 3: 5 em + Khu phố 4: 3 em + Khu phố 5: 3 em - Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo): 6; Tỷ lệ: 16% 2. Chất lượng khảo sát đầu năm: Môn 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2 SL % SL % SL % SL % SL % Toán 3 12 8 32 5 20 8 32 1 4 TV 3 12 5 20 14 56 2 8 1 4 3. Danh sách học sinh nghèo: TT Họ và tên học sinh Khu phố Họ tên bố(mẹ) Hoàn cảnh gia đình Nguyễn Thị Bồng kp2 Nguyễn Văn Kiệu Hộ nghèo Đào Văn Hoàng kp1 Đào Văn Hải Hộ nghèo Nguyễn Thị Kim kp2 Nguyễn Văn Bằng Hộ nghèo Đào Thị Mơ kp1 Đào Mảng Hộ nghèo Nguyễn Anh Đài kp1 Mồ côi Đào Thị Quỳnh Vi kp3 Nguyễn Thị Hường Hộ nghèo- Mồ côi III. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện 1. Mục tiêu: - Khảo sát tình hình học sinh, phân loại đối tượng theo hạnh kiểm, học lực và hoàn cảnh gia đình. - Đề ra nội quy lớp học. - Nhanh chóng xây dựng nền nếp tự quản, nền nếp hoạt động. - Họp hội cha mẹ học sinh thông báo tình hình chung của nhà trường và của lớp. - Tiếp xúc thăm hỏi phụ huynh học sinh để nắm rõ tình hình học sinh, trao đổi việc học tập với phụ huynh để có kế hoạch sát sao với từng thời điểm, giai đoạn. - Thường xuyên quan tâm đến các đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu. - Phấn đấu cuối năm lên lớp 100% 2. Các biện pháp giáo dục mà bản thân đã thực hiện thành công: Đối với bản thân giáo viên: Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. 2.1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp: - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. Học sinh khuyết tật. Học sinh các biệt về đạo đức. Học sinh yếu. Học sinh có những năng lực đặc biệt. 2.2. áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng: - Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đõ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. - Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được… Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. - Đối với học sinh học yếu: Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua strình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi vè tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. - Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt: Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ… Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này. Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. 23. Nội dung giáo dục: Giáo dục cho học sinh mọi lúc, mọi nơi theo chuẩn 5 điều Bác Hồ dạy. Chú ý đổi mới hình thức giáo dục qua đổi phương pháp giáo dục. Khi thấy những hiện tượng sai trái hoặc những việc làm tốt của học sinh mặc dù không phải là học sinh mình phụ trách chúng ta cũng kịp thời động viên uốn nắn. Tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng kỷ năng sống cho học sinh: hoạt động nhóm, biểu diễn văn nghệ, đố vui để học, rung chuông vàng … 2.4. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục (xây dựng nền nếp) - Xây dựng nội quy lớp học qua ý kiến của mỗi họ sinh đề đạt. Thống kê lại để có nội quy chung. Ví dụ: nền nếp ra vào lớp, chuyên cần, kỷ luật học tập như học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp … - Lấy ý kiến của học sinh để bầu ban cán sự lớp có đủ uy tín năng lục lãnh đạo. Tập huấn cách là điểm cho ban cán sự lớp. Giáo viên phối hợp với ban cán sự lớp điều hành mọi hoạt động trong sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần. Xây dựng nhóm học tập, tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để học sinh có đủ điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Giáo viên tổ chức các buổi sinh hoạt cần chọ chủ đề phù hợp với sở thích nhằm gây hứng thú cho học sinh. Hướng dẫn các em cách tổ chức ban đầu, khi học sinh quen dần giáo viên chỉ đóng vai trò cố vấn. 2.5. Xây dựng tập thể học sinh: Giáo viên chủ nhiệm tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nhắc nhỡ nhau giữ gìn và có ý thức kỉ luật cao. Học sinh phải hiểu được một cá nhân chỉ có thể tiến bộ dần trong một tập thể tiến bộ. 2.6.Đánh giá học sinh: Cuối tuần, cuối tháng, cuối kì cần dành thời gian thoả đáng để đánh giá lại mọi hoạt động của học sinh nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có những việc làm tốt để học sinh học tập đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em. Hàng tuần, tháng, kì. Sau mỗi giai đoạn giáo viên tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. 2.7. Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội: - Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng chi hội phụ huynh của lớp thăm học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em. - Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh. + Bám sát kế hoạch hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Làm tốt công trình măng non mà chi đội được phân công. + Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động. + Giáo dục học sinh ý thức tự giác của người đội viên. Tổ chức cho học sinh tham gia thực hiện ATGT, giáo dục lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách” qua các buổi sinh hoạt chủ điểm. VI. Kết quả thu được: Qua việc vận dụng các phương pháp giáo dục đã nêu trên năm học 2010-2011 tập thể học sinh lớp 4B đã đạt được những thành tích sau: Tập thể lớp đoàn kết xếp loại cao trong các kỳ thi đua do nhà trường và liên đội đề ra. Số lượng học sinh yếu giảm, không còn học sinh đọc yếu. Các khoản thu nộp hoàn thành tốt. V. Kết luận: Tuy có kết quả chủ nhiệm lớp có nhiều khả quan song sự tiến bộ của một số các em học sinh chưa vững chắc. Cần phải có sự đầu tư nhiều hơn nữa cùng với sự quan tâm theo dõi của gia đình nhiều hơn nữa đặc biệt là trong dịp hè sắp tới. Đông hà, tháng 4/2011 GVCN Lê Văn Lực

File đính kèm:

  • docBao cao cong tac chu nhiem.doc
Giáo án liên quan