1.MỤC TIÊU:
+ Nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho CBQL và GV trong các nhà trường phổ thông
+ Đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo xu hướng tiếp cận phương pháp dạy học tích cực
+ Làm thay đổi căn bản về phương pháp thiết kế giờ dạy; tổ chức hoạt động trong giờ dạy; nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông
+ Phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh với vai trò của người học
* Giáo viên nhận biết học sinh là đối tác, sự hợp tác sẽ quyết định sự thành công của giờ dạy
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤCTRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
- Áp dụng khuôn mẫu:
Hoạt động chuyên môn cá nhân: soạn giáo án, lên lớp., nặng hình thức biểu diễn, gò ép theo mẫu, mang tính đơn lẻ độc lập của từng cá nhân;
Sinh hoạt chuyên môn trong trường tập trung vào bổ sẻ, đánh giá, bình xét về hoạt động của người dạy là chủ yếu;
Chú trọng việc đánh giá xếp loại giáo viên, nặng về đánh giá giờ dự, kiểm tra đánh giá giáo án, hồ sơ.
- Sinh hoạt, quản lý chuyên môn dưới dạng hành chính mệnh lệnh.
- Bệnh thành tích, bao biện, bảo thủ, e ngại nảy sinh.
3. BIỂU HIỆN CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN HIỆN NAY
3.1. GV có thói quen: quan tâm việc dạy (chỉ chú ý đến kĩ thuật DH) mà chưa chú ý đến việc học của HS.
3.2. Kĩ năng quan sát để hiểu học sinh hạn chế, chưa quan tâm đến việc kết nỗi giữa hoạt động của thầy đối với từng học sinh.
3.3. Các kĩ năng: Giao tiếp, xây dựng mối quan hệ GV-HS, HS-HS, lắng nghe HS, giúp HS vượt qua khó khăn. ở trong giờ học của GV còn yếu và thiếu, đây là bức tường rào rất lớn, là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc áp dụng PPDH lấy HS làm TT.
46 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kết quả Bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t xén chương trình.
+ Tích cực trong hoạt động viết chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Bản thân phải tự tin trong quá trình soạn giáo án, quản lí tốt giờ học bằng kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Nâng cao hiệu quả tiết thao giảng và tiết dạy tốt.
3) Nhiệm vụ 3: Tăng cường công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Ứng dụng CNTT trong dạy học:
- Chỉ tiêu:
+ Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Dự giờ thăm lớp: 4tiết / tháng.
- Biện pháp:
+ Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Xây dựng và làm phong phú sổ tích lũy Chuyên môn nghiệp vụ.
+ Xây dựng trang Web của cá nhân trở thành nơi chia sẻ kinh nghiệm dạy học và nâng cao tay nghề.
4) Nhiệm vụ 4: Nâng cao chất lượng giáo dục trong học sinh:
a) Chỉ tiêu phấn đấu về chất lượng bộ môn: giảm tỉ lệ yếu kém dưới 5%.
b) Chỉ tiêu danh hiệu thi đua:
- Danh hiệu thi đua: LĐ tiên tiến.
- Biện pháp:
+ Quán triệt nhiệm vụ của người học sinh, nội qui nhà trường, lớp. Hướng dẫn học sinh thảo luận và đề ra biện pháp thực hiện.
+ Thường xuyên động viên các em tìm tòi để rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
+ Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh qua nhiều kênh thông tin khác nhau để giáo dục các em có ý thức học tập và rèn luyện tốt hơn.
+ Quan tâm tới từng đối tượng học sinh đặc biệt là HS cá biệt và HS có hoàn cảnh khó khăn.
+ Thiết kế tiến trình tiết dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Cụ thể nhiệm vụ cho học sinh sau giờ học. Giới thiệu kiến thức mới trên cơ sở kiểm tra, ôn tập kiến thức đã học kết hợp với hướng dẫn phương pháp học tập.
+ Dành nhiều thời gian cho các em thực hành làm bài tập.
5) Nhiệm vụ 5: Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nghiệp vụ, ngày giờ công theo quy định:
- Chỉ tiêu:
+ Tiết dạy có ứng dụng CNTT: 15 tiết / HK; Giáo án ƯDCNTT / 2 bài/ tháng.
+ Thực hiện đúng, đủ theo PPCT.
- Biện pháp:
+ Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của nghành, của nhà trường và của tổ chuyên môn.
6) Nhiệm vụ 6: Công tác quản lí hồ sơ:
- Chỉ tiêu:
+ 100% các loại hồ sơ xếp loại từ Khá trở lên.
- Biện pháp:
+ Bám sát sự chỉ đạo của BGH.
+ Nghiên cứu và vận dụng kịp thời các văn bản chỉ đạo.
+ Phát huy yếu tố tích cực của các thành viên trong tổ.
7) Nhiệm vụ 7: Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, đăng ký thi đua - khen thưởng (đăng ký danh hiệu thi đua):
- Đăng ký viết ý tưởng sáng tạo: “Xây dựng nhóm tự học”
- Danh hiệu thi đua năm học 2013 – 2014: Lao động tiên tiến
- Danh hiệu Công đoàn: Đoàn viên tích cực.
III) KẾ HOẠCH CỤ THỂ TRONG TỪNG THÁNG:
* Cần xây dựng kế hoạch hoạt đọng tháng;
* Cần xây dựng kế hoạch giảng dạy từng tuần;
* Qua việc lập kế hoạch dạy học bản thân nhận thấy việc lấp kế hoạch là rất cần thiết nó giúp cho công tác giảng dạy đạt kết quả cao và diễn ra theo đúng tiến độ chương trình. Tuy nhiên kế hoạch cũng có thể bị thay đổi vì các nội dung công việc đột xuất nào đó của Nhà trường nên cần điều chỉnh kế hoạch hợp lí và kịp thời.
Phần 3. Tự nhận xét và đánh giá
Việc lập và thực hiện kế hoạch dạy học đòi hỏi người GV những kỹ năng như nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK cấp học, lớp học, môn học, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập ra một kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được.
Việc lập kế hoạch là rất cần thiết, vì SGK mỗi năm một thay đổi nên đòi hỏi GV phải cập nhật kịp thời, tình hình HS cũng thay đổi theo mỗi năm học.
Tình hình địa phương, trường lớp cũng có thể thay đổi nên tình hình thiết bị của nhà trường cũng bị thay đổi, vì vậy GV phải có kế hoạch dự trù.
Trình độ GV mỗi năm có sự thay đổi do học hỏi kinh nghiệm nên KHDH phải thay đổi.
Xác định rõ một số yếu tố của môi trường tác động vào (những yếu tố bên trong người học) nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tiêu cực..
Phương tiện dạy học nhiều, phong phú, đa dạng nhưng trong đó phương tiện trực quan ảnh hưởng rất lớn đến HS, vì vậy GV phải đầu tư và áp dụng trong phương pháp dạy học của mình.
* Tự chấm điểm:
Bằng số: 8 điểm; Bằng chữ: Tám điểm.
v. THCS 16: Hồ sơ dạy học.
Phần 1. Nhận thức về việc hồ sơ dạy học.
Chuyên đề HSDH bao gồm 2 nội dung cơ bản:
1. Quá trình xây dựng HSDH ở cấp THCS:
a. HSDH của môn học gồm:
- HS tổ chuyên môn: HS này do tổ trưởng chuyên môn chủ trì xây dựng.
- Thông tin chung: thông tin này do GV bộ môn xây dựng.
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: sổ này do GV ghi chép trong quá trình công tác nhiều năm.
- Sổ dự giờ: do GV xây dựng và ghi chép khi dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp.
- Sổ điểm cá nhân: Do GV bộ môn xây dựng và ghi chép thường xuyên.
- Sổ thiết bị dạy học: do nhà trường xây dựng, quản lý.
- Sổ báo giảng: do GV bộ môn xây dựng trước ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện.
- Kế hoạch bài dạy (giáo án).
2. Quy trình xây dựng HSDH bao gồm các bước:
Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận trao đổi về các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm: chương trình SGK, khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, khung ma trận đề kiểm tra, những vấn đề sử dụng phương tiện, TBDH, những vấn đề về PPDH, các kỹ thuật dạy học tích cực.
Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.
Bước 3: Tìm hiểu và cập nhật thường xuyên sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng TBDH, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.
Bước 4: Tìm hiểu và cập nhật sổ dự giờ, sổ mượn TBDH, xây dựng sổ điểm cá nhân.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy, dựa vào TKB để xây dựng sổ báo giảng.
3. Cách sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học:
a. Sử dụng:
- Giáo án được GV xây dựng, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy học, được nhà trường kiểm tra thường xuyên theo quy định.
- Sổ báo giảng được cập nhật ít nhất 1 tuần khi dạy, GV và viên chức TBDH căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.
- Sổ mượn TBDH cũng được cập nhật ít nhất trước 1 tuần khi dạy, GV và viên chức TBDH căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.
- Sổ dự giờ được GV sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định.
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn được GV ghi chép và cập nhật thường xuyên.
* Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong HSDH được nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột xuất.
b. Bảo quản:
- GV có trách nhiệm cập nhật và bảo quản giá an, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn bảo quản sổ kế hoạch của tổ chuyên môn.
- GV và viên chức TBDH cập nhật và bảo quản sổ thiết bị dạy học.
* Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong HSDH được GV và nhà trường bảo quản theo quy định.
c. Bổ sung: Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong HSDH được GV và nhà trường bổ sung theo quy định.
4. Các năng lực cần thiết ở người GV THCS trong xây dựng và phát triển HSDH.
- GV phải biết tìm kiếm, nghiên cứu thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống ứng dụng trong thực tiễn để rèn luyện cho HS.
- GV phải được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức thực hành ngoại khoá, sử dụng các TBDH.
- GV phải có kỹ năng, kỹ thuật dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
- Qua phần nhận thức trên đây, người GV phải có nhiệm vụ là phải chuẩn bị đầy đủ các loại HSDH theo yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật thông tin đúng thời gian quy định.
- Bảo quản tốt HSDH.
- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, tìm kiếm nguồn tư liệu mới làm phong phú nội dung HSDH.
- Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng HSDH để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
- Bản thân đã xây dựng hồ sơ cá nhân của mình dựa theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận trao đổi về các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm: chương trình SGK, khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, khung ma trận đề kiểm tra, các loại hồ sơ cần có như: sổ dự giờ, sổ kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn, giáo án các loại, sổ tích lũy kích nghiệm, sổ bồi dưỡng thường xuyên, sổ mượn đồ dùng dạy học.
Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.
Bước 3: Cập nhật thường xuyên sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng TBDH và các loại sổ sách nói trên.
Bước 4: Cập nhật kịp thời sổ dự giờ, sổ mượn TBDH, xây dựng sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn, cập nhật điểm lên cổng CNTT.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy, dựa vào TKB để xây dựng sổ báo giảng và hoàn thành sổ kế hoạch cá nhân.
- Bản thân luôn cố gắng xây dựng HSDH có sử dụng CNTT như lên lịch báo giảng trên trang web của trường; nhập điểm kịp thời lên cổng CNTT.
Phần 3. Tự nhận xét và đánh giá
- Kiểm tra đánh giá HS qua bài kiểm tra là rất quan trọng, do vậy việc ra đề đòi hỏi GV phải đầu tư kỹ càng cả về hình thức lẫn nội dung, thiết lập ma trân, tổ hợp câu hỏi, cách chấm, chữa,
- Việc xây dựng và bảo quản, bổ sung HSDH ở trường THCS hiện nay là rất cần thiết, công việc này cần tiến hành thường xuyền, kể cả bộ phận quản lý và giáo viên trong suốt quá trình để kế hoạch dạy học có hiệu quả hơn.
- Bản thân luôn cố gắng hoàn thành tốt các loại hồ sơ dạy học.
* Tự chấm điểm:
Bằng số: 8 điểm; Bằng chữ: Tám điểm.
Tự chấm điểm trung bình của nội dung bồi dưỡng 3.
Bằng số: 8 điểm; Bằng chữ: Tám điểm.
* Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)
Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễn công tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
Phần III: Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học:
KQ đánh giá
Cả năm
ND1
ND2
ND3
TỔNG
ĐTB
XL
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
10
9.5
9.0
28.5
9.5
Giỏi
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
Giáo viên ký tên HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- Thu hoach BDTX nam 20132014.doc