Báo cáo Chuyên đề về môn tập viết

 Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học,nhất là đối với lớp 2.Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp .Với ý nghĩa này phân môn tập viết cung cấp cho học sinh một công cụ để các em học tập suốt đời .Tập viết có liên quan mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác .Nếu chữ viết rõ ràng đúng mẫu viết tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện chép bài nhanh ,nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn .Chữ viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng đến một phần không nhỏ tới chất lượng học tập . Đồng thời chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận ,tinh thần kỷ luật và óc thẫm mỹ.

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề về môn tập viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔN TẬP VIẾT Giáo viên :Nguyễn Thị Hoa Tổ chuyên môn 2 I)Tầm quan trọng của môn Tập viết: Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học,nhất là đối với lớp 2.Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp .Với ý nghĩa này phân môn tập viết cung cấp cho học sinh một công cụ để các em học tập suốt đời .Tập viết có liên quan mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác .Nếu chữ viết rõ ràng đúng mẫu viết tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện chép bài nhanh ,nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn .Chữ viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng đến một phần không nhỏ tới chất lượng học tập . Đồng thời chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận ,tinh thần kỷ luật và óc thẫm mỹ. Cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng nói:Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người .Dạy cho học sinh viết đúng ,viết cẩn thận ,viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận ,lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình….” II)Mục đích yêu cầu : 1.Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh : a)Viết các chữ hoa theo đúng quy định về: -Hình dáng -Kích cỡ (cỡ vừa và nhỏ) -Thao tác viết(đưa bút theo đúng quy trình viết) b)Biết nối các chữ hoa với các chữ thường trong một tiếng . 2.Kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả;mở rộng vốn từ;phát triển tư duy. 3.Góp phần rèn luyện những phẩm chất như:tính cẩn thận , óc thẫm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác III)Nội dung dạy học: 1.Số bài,thời lượng học : Mỗi tuần có một bài tập viết,học trong một tiết .Trong cả năm học học sinh được học 31 tiết tập viết . 2.Nội dung : Ở lớp 2 học sinh viết các chữ cái viết hoa,tiếp tục luyện cách viết các chữ viết thường và tập nối nét từ chữ hoa sang chữ thường 3.Hình thức rèn luyện: Trong mỗi tiết tập viết ,HS được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa ,sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng có chữ hoa ấy IV)Những phương pháp đặc trưng khi dạy Tập viết 1.Phương pháp trực quan : Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường :kết hợp mắt nhìn,tai nghe ,tay luyện tập . Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng ,kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ ,tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó .Chữ mẫu là hình thức trực quan cho tất cả các bài viết.Chữ của giáo viên viết mẫu hay khi chấm bài ,chữa bài cũng được học sinh quan sát như chữ mẫu,vì thế gv cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu ,rõ ràng. 2.Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học .GV dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tiếp xúc với những chữ cái sẽ học Ví dụ :Khi dạy chữ hoa C GV có thể đặc câu hỏi : Chữ C nằm trong khung hình gì ,cao mấy ly,cấu tạo bằng những nét nào ,nét nào viết trước ,nét nào viết sau,giống chữ L đã học ở nét nào …..? 3.Phương pháp luyện tập : Phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu .Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng ,cấu tạo kích thước các cỡ chữ ,sau đó là viết đúng dòng ,và đúng tốc độ quy định. V)Những yêu cầu cơ bản khi dạy tập viết : 1. Ánh sáng phòng học 2.Bảng lớp : Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải , dòng kẻ rõ ràởng phần bảng phía dưới ngang tầm đứng viết của học sinh 3.Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng của học sinh. 4.Bảng viết của học sinh:Nên dùng bảng con có đường kẻ rõ ràng không nên dùng bảng chất liệu mica 5.Phấn viết bảng,khăn lau bảng và bút viết: Nên dùng phấn không bụi,khăn lau bảng cần sạch sẽ ,có độ ẩm;cần dùng loại bút thân phải tương ứng với kích thước bàn tay của HS 6.Vở Tập viết :Do nhà xuất bản giáo dục ấn hành VI)Tư thế tập viết của học sinh: 1.Ngồi viết đúng tư thế : Ngồi ngay ngắn ,lưng thẳng ,không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi,hai mắt cách mặt vở từ 25cm đến 30cm .Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở,bàn tay trái tỳ vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết .Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn 2.Cầm bút đúng cách VII)Quy trình chung khi dạy Tập viết: A)KTBC: KTHS viết chữ cái hoa cỡ vừa,viết từ ứng dụng có chữ cái hoa liên quan B)Bài mới : 1.Giới thiệu nội dung bài học 2.Hướng dẫn HS viết chữ hoa; -Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét về mẫu chữ cái viết hoa(về cấu tạo, đặc điểm của nét chữ) -Hướng dẫn quy trình viết chữ trên khung chữ,trên dòng kẻ -Hướng dẫn Tập viết trên bảng con(theo mẫu) Đặc biệt khi dạy những chữ cái có nhiều điểm giống những chữ cái đã học thì giáo viên có thể dạy tắt cho nhanh.Ví dụ khi dạy chữ Đ GV chỉ cần cho HS nhận ra sự giống nhau giữa chữ D và Đ chỉ cần nói cách viết chữ D giống chữ Đ,chỉ thêm một nét ngang giữa thân chữ. 3.Hướng d ẫn HS viết cụm từ hoặc câu ứng dụng -HS đọc cụm từ hoặc câu ứng dụng -Nêu cách hiểu cụm từ hoặc câu ứng dụng(giải nghĩa) -Hướng dẫn HS cách nối chữ viết hoa sang viết thường -Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chung về cách viết cụm từ hoặc câu ứng dụng(chú ý độ cao,cách nối từ chữ này sang chữ khác,khoảng cách giữa các chữ,chỗ đặt dấu thanh…..) 4.Hướng dẫn HS luyện viết trong vở Tập viết GV nêu nội dung và yêu cầu tập viết trong vở HS luyện viết trong vở Tập viết theo chỉ dẫn của GV 5.Chấm và chữa bài :Chấm một số bài của HS nhận xét và rút kinh nghiệm chung 6.Củng cố dặn dò :Nhấn mạnh nội dung yêu cầu tiết học .Có thể cho HS tìm tên những bạn mang chữ hoa vừa học. Dặn học sinh viết bài ở nhà.Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học IIX)Phân loại mẫu chữ thành các nhóm: 1.Nhóm mẫu chữ thường: a. Độ cao của chữ thường cỡ nhỏ Nhóm 1:Những chữ có độ cao 1 li(a, ă, â,c,e, ê,i,m,n,o, ô, ơ,u, ư,v,x Nhóm 2:Những chữ có độ cao 1,25li: :r,s Nhóm 3:Những chữ có độ cao 1 li : t Nhóm 4:Những chữ có độ cao 2li : d, đ,p,q Nhóm 5:Những chữ có độ cao 2.5li :b,g,h,k,l ,y b.Các nét cơ bản của chữ thường: *Các nét thẳng : -Thẳng đứng: -Nét ngang :_ -Nét xiên :xiên phải( \ ),xiên trái ( / ) -Nét hất : *Các nét cong : -Nét cong kín (hình bầu dục đứng :0) -Nét cong hở :cong phải: ( ),cong trái ( ) *Các nét móc : -Nét móc xuôi (móc trái) : -Nét móc ngược(móc phải): -Nét móc hai đầu -Nét móc hai đầu có thắt ở giữa *Nét khuyết: -Nét khuyết trên (xuôi) -Nét khuyết dưới (ngược) *Nét thắt: Ngoài ra còn có một số nét bổ sung:nét chấm( trong chữ i ),nét gãy trong dấu phụ của chữ ă, â,dấu hỏi,dấu ngã 2)Nhóm mẫu chữ hoa: a. Đô cao của các chữ hoa thường cỡ nhỏ: đều có cùng độ cao 2.5li.riêng chư hoa g và y cao 4 li . b.Các nét cơ bản của chữ hoa thường: *Nhóm 1:Đều có nét móc ngược trái và hơi nghiêng về phía bên phải( *Nhóm 2: Đều có nét cong khép kín *Nhóm 3: Đều có một nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ *Nhóm 4: Đều có nét móc hai đầu *Nhóm 5: Đều có một nét kết hợp của 2 nét cơ bản :nét lượn hai đầu (dọc )và nét cong phải nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ . *Nhóm 6: Đều có nét cong trái và lượn ngang *Nhóm 7: Đều có nét cong dưới *Nhóm 8:Có nét kết hợp nét cong trái - Dựa vào đặc điểm giống nhau của từng chữ nêu trên ,khi dạy từng chữ hoa ở tiết học tiếp theo ,HS có thể so sánh mẫu chữ mới với mẫu chữ vừa học có liên quan như thế nào ?Việc làm này nhằm kích thích khả năng tư duy của học sinh .

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE TAP VIET.doc
Giáo án liên quan