Báo cáo Chuyên đề Phát huy tính tư duy của HS trong việc sử dụng và khai thác hình ảnh trực quan môn GDCD 7

Môn GDCD ở trường THCS là một bộ môn được cải cách, nó có vai trò rất quan trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phát triển và giúp HS phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn học cung cấp cho HS một hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật và cá chuẩn mực lối sống với lứa tuổi, giúp HS biết sống hoà nhập trong XH hiện đại với tư cách là những công dân tích cực và năng động, góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Ngày nay phương pháp giáo dục phổ thông đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS cho phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Việc dạy học môn GDCD cũng thế, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này vẫn phải có sự thay đổi không những trong cách làm việc của thầy mà ngay cả cách học của trò cũng phải có sự thay đổi để đạt được mục tiêu trên, cho nên yêu cầu lớn là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động tích cực, phát huy tính tư duy của người học.

 Một khó khăn lớn ở địa phương ta ngay từ khi có yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là thiếu thiết bị, dụng cụ trực quan, tranh ảnh phục vụ cho dạy học, phương tiện truyền thông nghe, nhìn chưa nhiều nên rất khó khăn trong quá trình giảng giải của giáo viên, đặc biệt là phần pháp luật của môn GDCD, cần có rất nhiều bằng chứng, dẫn chứng để HS tiếp thu bài nhanh hơn, giáo viên có thể nói ít hơn, đỡ thời gian hơn trong tiết học. Thật may mắn là những năm gần đây, phương tiện truyền thông đại chúng đã phổ biến rất rộng rãi, nhà nào cũng có tivi, sách báo ở thư viện ngày càng tăng số lượng và chất lượng, máy vi tính và nối mạng internet ngày càng phổ biến nên giáo viên và học sinh đã có cơ hội để tiếp xúc và sưu tầm nhiều tranh ảnh phục vụ cho dạy học, càng tiện lợi hơn khi có máy chiếu để đưa tất cả tranh ảnh lên màn hình để HS có thể quan sát và tư duy rồi rút ra nội dung bài học. Chính vì thế tiết học ngày hôm nay đã minh hoạ cho vấn đề "Phát huy tính tư duy của HS trong việc sử dụng và khai thác hình ảnh trực quan môn GDCD 7".

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề Phát huy tính tư duy của HS trong việc sử dụng và khai thác hình ảnh trực quan môn GDCD 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT CAM LỘ TRƯỜNG THCS LÊ THẾ HIẾU Báo cáo chuyên đề: PHÁT HUY TÍNH TƯ DUY CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HÌNH ẢNH TRỰC QUAN MÔN GDCD LỚP 7 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn GDCD ở trường THCS là một bộ môn được cải cách, nó có vai trò rất quan trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phát triển và giúp HS phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn học cung cấp cho HS một hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật và cá chuẩn mực lối sống với lứa tuổi, giúp HS biết sống hoà nhập trong XH hiện đại với tư cách là những công dân tích cực và năng động, góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Ngày nay phương pháp giáo dục phổ thông đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS cho phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Việc dạy học môn GDCD cũng thế, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này vẫn phải có sự thay đổi không những trong cách làm việc của thầy mà ngay cả cách học của trò cũng phải có sự thay đổi để đạt được mục tiêu trên, cho nên yêu cầu lớn là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động tích cực, phát huy tính tư duy của người học. Một khó khăn lớn ở địa phương ta ngay từ khi có yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là thiếu thiết bị, dụng cụ trực quan, tranh ảnh phục vụ cho dạy học, phương tiện truyền thông nghe, nhìn chưa nhiều nên rất khó khăn trong quá trình giảng giải của giáo viên, đặc biệt là phần pháp luật của môn GDCD, cần có rất nhiều bằng chứng, dẫn chứng để HS tiếp thu bài nhanh hơn, giáo viên có thể nói ít hơn, đỡ thời gian hơn trong tiết học. Thật may mắn là những năm gần đây, phương tiện truyền thông đại chúng đã phổ biến rất rộng rãi, nhà nào cũng có tivi, sách báo ở thư viện ngày càng tăng số lượng và chất lượng, máy vi tính và nối mạng internet ngày càng phổ biến nên giáo viên và học sinh đã có cơ hội để tiếp xúc và sưu tầm nhiều tranh ảnh phục vụ cho dạy học, càng tiện lợi hơn khi có máy chiếu để đưa tất cả tranh ảnh lên màn hình để HS có thể quan sát và tư duy rồi rút ra nội dung bài học. Chính vì thế tiết học ngày hôm nay đã minh hoạ cho vấn đề "Phát huy tính tư duy của HS trong việc sử dụng và khai thác hình ảnh trực quan môn GDCD 7". B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Vài năm gần đây môn GDCD ở trường THCS Lê Thế Hiếu đã thực hiện thành công phương pháp trên, nhất là dạy phần pháp luật, cần phải có tranh ảnh, các tư liệu điều luật đặc biệt nếu sử dụng được một đoạn phim để minh hoạ thì tốt biết chừng nào. Muốn có tranh ảnh, giáo viên phải giao cho HS nhiệm vụ sưu tầm phù hợp với nội dung bài học, tuy nhiên giáo viên vẫn là người chủ động chuẩn bị trước tư liệu nhưng chú ý thực tế và gần gũi nhất là tư liệu, tranh ảnh hoạt động ở trường mình, địa phương mình và các tư liệu đó không phải là cho HS xem rồi biết mà quan trọng là cho HS qua quan sát, rút ra nhận xét về các hình ảnh trên, làm như thế sẽ phát huy được tính tư duy của HS và cũng đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học: HS là người chủ động, phát huy tính tích cực, GV chỉ là người hướng dẫn các em. Kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp trên là HS rất hứng thú, thảo luận rất sôi nổi, không khí lớp học thoải mái và điều đặc biệt là các em tiếp thu bài rất nhanh. Đây chính là thành công của phương pháp cho nên trong tiết học ngày hôm nay phương pháp này đã được mạnh dạn sử dụng qua môn GDCD 7 - tiết 21 - bài 13: "Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam". Trong bài dạy này, giáo viên cho HS sưu tầm tranh ảnh về quyền trẻ em ở nhà. Và trong bài soạn, GV sẽ sử dụng tất cả 28 bức tranh, 1 đoạn phim và 1 bài hát để phục vụ cho tiết dạy. Phần đặt vấn đề, GV không kiểm tra bài cũ mà cho 1 số HS hát bài hát "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" đây là bài hát phù hợp với nội dung tiết học, sau đó cho HS quan sát 4 bức tranh ở máy và đặt câu hỏi: Qua các bức tranh em thấy trẻ em có những quyền nào?. Đây là câu hỏi nhắc lại kiến thức cũ nên HS sẽ trả lời được ngay, GV chiếu 4 nhóm quyền để các em so sánh: Nhóm 1: Quyền sống còn. Nhóm 2: Quyền được bảo vệ. Nhóm 3: Quyền phát triển. Nhóm 4: Quyền tham gia. Sau đó, GV sẽ dẫn dắt các em đi vào bài mới. Sau khi tìm hiểu nội dung câu chuyện ở SGK, GV chiếu cho các em xem 1 số văn bản luật liên quan đến quyền trẻ em kèm theo hình ảnh bìa của nó vă đi vào phần a. Sau khi tìm hiểu nội dung bài học, GV đưa điều luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em và lần lượt chiếu 2 bức ảnh trẻ em bị bóc lột sức lao động, 2 bức ảnh trẻ em bị bỏ rơi và 4 bức ảnh về việc xâm phạm đến thân thể trẻ em để HS quan sát, nhận xét và cuối cùng giáo viên liên hệ thực tế quyền được khai sinh ở trên địa bàn tỉnh ta. Trước khi đi vào mục b: Quyền được chăm sóc, GV cũng cho HS quan sát 5 bức tranh: Quyền khám chữa bệnh, chăm sóc, khai sinh, đi học và vui chơi và yêu cầu các em nêu các quyền trẻ em được thể hiện trong tranh và 4 hình ảnh các tổ chức xã hội ở tỉnh Quảng Trị: Trung tâm phục hồi chức năng; Mái ấm tình hồng; Trường khuyết tật và Công viên Hùng Vương để thấy được ở địa phương ta cũng có nhiều tổ chức quan tâm đến trẻ em và kết thúc mục nay là 3 bức tranh minh hoạ trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc. Trước khi tìm hiểu mục c: Quyền được giáo dục, GV cho HS quan sát 2 bức ảnh: 1 bức là các em được tham gia lao động vệ sinh trường học, 1 bức là HS tham gia thi hát dân ca vă 1 bức là HS tham gia hội khỏe phù đổng cấp trường. Đây là ba bức ảnh diễn ra ở trường nên các em có thể dễ dàng nhận ra vì rất gần gũi với mình, tiếp đó là 4 bức ảnh về quyền học tập, vui chơi, văn hoá văn nghệ, TDTT để liên hệ thực tế đến quyền giáo dục của các em đã được hưởng. Phần 2: Bổn phận của trẻ em, GV đưa số liệu trẻ em vi phạm pháp luật trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ và xã Cam Chính để các em thấy rằng bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa làm đúng bổn phận của mình. Phần 3: Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội, GV đưa lên nội dung các điều luật của luật Hôn nhân gia đình (Điều 36, 37), Bộ luật dân sự (Điều 41), Hiến pháp năm 1992 (Điều 65) để HS thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em GV đưa lên 4 bức ảnh, trong đó có ảnh của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho thiếu nhi nhân Tết Trung thu. Song bên cạnh đó vẫn còn có những kẻ vi phạm đến quyền trẻ em, xúc phạm đến nhân phẩm và thân thể trẻ, GV đưa dẫn chứng bằng 1 đoạn phóng sự để các em xem và suy ngẫm: Nạn bạo hành trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ đang thực sự gióng lên hồi chuông báo động, những kẻ như thế đã bị pháp luật trừng trị đích đáng. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua việc thực hiện phương pháp sử dụng và khai thác tranh ảnh để phát huy tính tư duy của HS trong dạy học môn GDCD để thực hiện tốt cần đảm bảo các yếu tố sau: * Về phía GV: Phải chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy để sưu tầm những tranh ảnh, tài liệu có liên quan, có thể tải trên mạng về và biết đưa lên lúc nào cần thiết, biết chắt lọc những tư liệu hay, có nội dung phù hợp và tận dung những tranh ảnh gần gũi với HS như hoạt động ở trường, địa phương. * Về phía HS: Phải soạn bài kĩ và sưu tầm những tư liệu mà GV yêu cầu, biết rõ nội dung của những tư liệu đó, khi GV đưa tư liệu lên, HS phải quan sát kĩ để có thể đưa ra lời nhận xét của mình. Cả GV và HS phải thường xuyên đến thư viện để sưu tầm các điều luật phục vụ cho tiết dạy học. Qua bài dạy trên chúng ta có thể khẳng định rằng các hình ảnh trực quan sẽ kích thích được tính tư duy, sự sáng tạo, tích cực chủ động của HS và rất thuận lợi cho việc dạy pháp luật nói riêng và môn GDCD ở trường THCS nói chung. D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Để sử dụng thành công phương pháp sử dụng và khai thác tranh ảnh để phát huy tính tư duy của HS ở môn GDCD, các trường cần: Tăng cường đầu sách pháp luật, bổ sung các điều luật dân sự sửa đổi, điều luật giáo dục sửa đổi, các tư liệu tranh ảnh hoạt động của trường, của địa phương đều được đưa vào thư viện. - Thực trạng nhiều trường hiện nay môn GDCD GV dạy không đúng chuyên môn: Văn, sử, nhạc... đều được phân đảm nhiệm môn này bởi vì không ít người xem đây là môn phụ, không quan trọng nên phương pháp giảng dạy đôi lúc không thống nhất, nên chăng cần tăng cường số lượng giáo viên dạy GDCD để họ có thể có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để truyền tải cho các em HS những điều họ đã được học về kiến thức, được tập huấn về phương pháp và HS của chúng ta sẽ nhớ, hiểu bài nhanh hơn vì các em đã huy động được vốn kiến thức của mình bằng chính sự tư duy, sự tích cực, chủ động, lớp học sôi nổi hơn và các em sẽ thấy thoải mái, yêu môn học hơn và cứ mong 1 tuần trôi qua để được học môn học này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT Cam Lộ, Hội đồng bộ môn GDCD. Trong qúa trình xây dựng báo cáo chuyên đề và thực hiện tiết dạy minh họa sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các đồng chí đồng nghiệp để chuyên đề được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong toàn huyện. Xin cảm ơn!

File đính kèm:

  • docbao cao chuyen de.doc