Câu 1. Từ nào sau đây viết sai chính tả ?
A. sung kích B. sung túc C. cây sung D. sung sướng
Câu 2. Từ nào sau đây viết đúng chính tả ?
A. hàng nên giá B. nên người C. nên xe D. lên thân
Câu 3. Từ đỏ trong câu :“Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.” là loại từ:
A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ
Câu 4. Từ nào sau đây là từ ghép tổng hợp.
A. xe cải tiến B. xe cộ C. xe ca D. xe con
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi khảo sát học sinh giỏi lớp 4 Năm học 2011 - 2012 Môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyÖn øng hoµ
§Ò chÝnh thøc
Phßng GD&§T
Bµi thi KH¶O S¸T häc sinh giái líp 4
N¨m häc 2011 - 2012
M«n tiÕng viÖt
Thêi gian lµm bµi 60 phót
( Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )
§iÓm bµi thi
Gi¸m kh¶o chÊm thi
Sè ph¸ch
Hä tªn
Ch÷ ký
B»ng sè: …………
1- ………………………….…….
B»ng ch÷: ………..
2- …………………………….….
( Häc sinh lµm bµi trùc tiÕp trªn bµi thi nµy)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng mỗi câu hỏi sau (Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. Từ nào sau đây viết sai chính tả ?
A. sung kích
B. sung túc
C. cây sung
D. sung sướng
Câu 2. Từ nào sau đây viết đúng chính tả ?
A. hàng nên giá
B. nên người
C. nên xe
D. lên thân
Câu 3. Từ đỏ trong câu :“Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.” là loại từ:
A. Động từ
B. Tính từ
C. Danh từ
Câu 4. Từ nào sau đây là từ ghép tổng hợp.
A. xe cải tiến
B. xe cộ
C. xe ca
D. xe con
Câu 5. Dòng nào sau đây chứa toàn từ láy.
xám xịt, nặng nề, giận dữ, lạnh lùng, hả hê.
xám xịt, nặng nề, gắt gỏng, sôi nổi, hả hê.
ầm ầm, lạnh lẽo, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, hả hê.
Câu 6. Trong các câu sau, câu nào là câu kể theo mẫu câu Ai thế nào ?
Mùa hè, em được đi nghỉ mát cùng bố mẹ.
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng thái dương.
Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.
Câu 7. Chủ ngữ trong câu “ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên tha thiết.” là :
Điệu hò
Điệu hò chèo thuyền
Điệu hò chèo thuyền của chị Gái
Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên
Câu 8. Trong câu “Cậu đã chộp cổ được gã rô đồng, nhờ phản xạ nhanh nhẹn, nhạy bén. ”. Trạng ngữ trong câu là :
nhờ phản xạ nhanh nhẹn
nhờ phản xạ nhanh nhẹn, nhạy bén
Cậu đã chộp cổ được gã rô đồng
Câu 9. Trong hai từ được in đậm ở từng câu dưới đây. Từ nào là động từ ? Gạch chân dưới động từ.
Gió cuốn vị bánh cuốn thơm phưng phức lan tỏa xung quanh.
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Anh băng qua khu rừng băng tuyết bao phủ.
Chiếc chiếu nóng rực lên khi bị nắng chiếu vào.
Câu 10. Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
B. CẢM THỤ VĂN HỌC :
Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết :
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
C. TẬP LÀM VĂN :
Nhìn mẹ con loài vật quấn quýt bên nhau, ta nghĩ chúng cũng có tình cảm như người. Em hãy tả lại mẹ con một loài vật trong cảnh như vậy.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
TIẾNG VIỆT 4 – THI HSG
I. PHẦN CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (7 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
B
B
C
C
B
(Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng cho 0,5 điểm tổng 4 điểm)
Câu 9. (2 điểm) Gạch đúng mỗi động từ cho 0,5 điểm
Gió cuốn vị bánh cuốn thơm phưng phức lan tỏa xung quanh.
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Anh băng qua khu rừng băng tuyết bao phủ.
Chiếc chiếu nóng rực lên khi ánh nắng chiếu vào.
Câu 10. (1 điểm) Học sinh đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đủ dấu câu cho 1điểm. (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại đâu ? ...)
B. CẢM THỤ VĂN HỌC (4 điểm)
Học sinh cảm nhận và nêu được các ý cơ bản trong đoạn thơ như sau:
- Qua đoạn thơ các em cảm nhận được vẻ đẹp quyến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hóa sông La, gọi tên sông La một cách trìu mến như gọi một con người, cách so sánh dòng sông La Trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm.
- Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: Bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi. Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
( Nếu học sinh không chỉ ra được phép nhân hoá trừ 1 điểm )
C. TẬP LÀM VĂN (9 điểm)
- Bài văn đủ 3 phần:
Mở bài: (1,5 điểm) Giới thiệu được mẹ con loài vật định tả.
Thân bài: (5 điểm)
- Học sinh tả được hình dáng đặc trưng của mẹ con loài vật mình tả. Trong đó có sử dụng cách viết có hình ảnh như so sánh, nhân hoá. (1,5điểm)
- Học sinh tả được những hoạt động của con quấn quýt bên mẹ, mẹ dịu dàng bảo vệ, che chở cho con để toát lên tình mẫu tử của loài vật (Trong đó có sử dụng cách viết có hình ảnh như so sánh, nhân hoá ). ( 3,5 điểm )
- Tùy theo cách diễn đạt, dùng từ đặt câu, viết đúng chính tả, cảm xúc cho thang điểm từ 9-8,5-8 - 7,5 – 7 ….1 – 0,5
File đính kèm:
- Dechinh thuc HSG TV4 (11-12).doc