A. Nội dung sách giáo khoa: Khoa học 4
Chương trình sách giáo khoa Khoa học lớp 4 gồm 3 phần:
- Con người và sức khỏe
- Vật chất và năng lượng
- Thực vật và động vật
7 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận môn tự nhiện & xã hội – phần SGK khoa học lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chúng ta ăn những gì? Uống gì? Thải ra môi trường những gì? Do cơ quan nào thực hiện. Sau đó GV hướng dẫn HS tiến hành hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm, quan sát tranh, ảnh và sơ đồ. Đồng thời GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận nhóm và cả lớp về các hiện tượng trao đổi chất: khí hít vào, khí thở ra; chất lấy vào, chất thải ra.
Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và rút ra kiến thức.
II. Chủ đề vật chất năng lượng:
1. Phương pháp:
Các phương pháp dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng thường được sử dụng ở lớp 4 là: quan sát, thí nghiệm, thực hành, hỏi đáp, thảo luận,
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm các thí nghiệm để khẳng định nước không có hình dạng nhất định. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại, nêu cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. Từ đó, HS có thể giải thích mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Hiểu một cách chặt chẽ vòn tuần hoàn của nước trong tự nhiên. HS nắm được vai trò của nước đối với đời sống con người và cộng đồng, vai trò của nước trong nông nghiệp, trong công nghiệp và vui chơi giải trí. Bằng cách quan sát và thí nghiệm, sẽ giúp HS:
+ Phân biệt được nước đục và nước trong;
+ Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch;
+ Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm;
+ Liệt kê được một số cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách;
+ Hiểu được sự cần thiết phải uống nước sôi;
+ Nêu lên những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước;
+ Vẽ tranh tuyên truyền cổ động tiết kiệm nước;
+ Tìm được một số nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển ô nhiễm,.. Từ đó giáo dục cho các em ý thức và cam kết bảo vệ nguồn nước.
- GV cùng HS tiến hành TN để chứng minh;
+ Không khí có ở quanh mọi vật và trong các chỗ rỗng trong các vật;
+ Thành phần của không khí
+ Phát hiện ra một số tính chất của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao có gió.
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị và tính chất của không khí. Chứng minh người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở, vai trò của oxi trong đời sống. Bằng kiến thức thực tế, HS phân biệt gió mạnh, gió nhẹ, gió to, gió dữ phòng chống bão. Phân biệt được không khí sạch, không khí bẩn. Nêu những việc làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- Phần âm thanh, HS nắm được cơ chế của sự phát âm; nhận biết vai trò của không khí trong việc lan truyền âm thanh; các môi trường truyền âm; nhận biết được một số nguồn gây tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn; có ý thức chông ô nhiễm tiếng ồn.
- Phần âm thanh: HS phân biệt được vật tự phát sang và vật được chiếu sang; nêu được sự xuất hiện của bong tối; HS biết được tác dụng của ánh sáng đối với sự sống, đọc và sử dụng đơn giản nhiệt kế, giải thích được một số hiện tượng đơn giản lien quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng, biết được những vật dẫn nhiệt tốt, những vật dẫn nhiệt kém, giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu, kể tên vai trò của nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Ví dụ: “Bài 35: Không khí cần cho sự cháy” _ Sử dụng Phương pháp TN kết hợp với PP quan sát và thảo luận nhóm
PP TN là PP rất quan trọng để giảng dạy chủ đề Khoa họ lớp 4 và 5 vì hầu hết các bài đều có liên quan đến hiện tượng, sự vật, quá trình vật lí và biến đổi hoá học diễn ra trong thế giới tự nhiên. TN để dạy học các bài này cần tuân theo các bước sau:
a) Xác định mục đích thí nghiệm: có 3 loại TN chính
- Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Loại nghiên cứu điều kiện ( cái này là điều kiện của cái kia hoặc hiện tượng kia)
- Loại nghiên cứu điều kiện tính chất của một vật.
b) Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm:
GV cần nghiên cứu kỹ nội dung SGK, liệt kê dụng cụ TN cần có, điều kiện cần để tiến hành TN trên lớp, trong phòng TN, vạch kế hoạch cụ thể (làm gì trước, làm gì sau,..), thực hiện thao tác gi? Rút ra kết luận gì?
c) Tiến hành TN:
Bố trí, lắp các TN theo các bước đã vạch ra. GV cần chú ý tiến hành TN thành công, Kết quả TN phải chính xác, có như vậy mới làm cho HS tin tưởng vào kết luận khoa học
d) Phân tích kết quả
Phần này GV cần hướng dẫn HS chú ý dấu hiệu. bản chất, hướng dẫn HS so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận
Lưu ý: tuỳ từng TN, HS GV yêu cầu HS làm TN ở mức độ khác nhau.
Ví dụ bài 35: Không khí cần cho sự cháy (SGK lớp 4)
* Mục tiêu của bài học:
- HS biết, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống
* Tiến hành:
- Làm TN để chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều oxi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra lien tục, không khí phải được lưu thong
- Vai trò của khí nito đối với sự cháy diễn ra trong không khí: tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không qua mạnh, quá nhanh.
- Nếu ứng dụng thực tế lien quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
đ) Vạch kế hoạch tiến hành TN
những dụng cụ TN:
Các hình vẽ trong SGK tr 70, tr 71
Chuẩn bị các đồ dung theo nhóm:
+ Hai lọ thuỷ tinh ( 1 lọ to, 1 lo nhỏ), 2 cây nến bằng nhau, phiếu học tập.
+ Một lo thuỷ tinh không có đáy, nến, dế kê( như hình vẽ).
e) Tiến hành TN:
TN 1: Chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều oxi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
B1: GV chia lớp thành các nhóm và kiểm tra sự chuẩn bị đò dung để quan sát và TN. GV yêu cầu HS đọc các mục “ Ống nhòm” và quan sát các hình vẽ trong SGK. Các nhóm thảo luận để biết cách làm
B2: Các nhóm TH TN như trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến. Nhóm trưởng điều khiển, ghi kết quả quan sát được vào phiếu.
Thảo luận nhóm để rút ra nhận xét, và ghi ý kiến nhận xét vào phiếu
B3: đại diejn nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều oxi, để duy trì sự cháy lâu hơn hay không khí có oxi nên không khí cần để duy trì sự cháy.
* TN2: Chứng minh muốn sự cháy diễn ra lien tục không khí phải được lưu thông
Nêu ứng dụng thực tế lien quan, đến vai trò của không khí đối với sự cháy
B1: GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dung để làm những TN này.
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dung của các nhóm để quan sát và TN
GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, quan át các hình vẽ trong SGK và thảo luận nhóm để biết cách làm TN.
B2: Các nhóm làm TN như trong SGK tr 71; quan sát sự cháy của ngọn nến
Thảo luận nhóm để giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy lien tục sau khi lọ thuỷ tinh không đáy được kê lên đế thong kín
B3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm trước lớp, các nhóm bổ sung.
Kết luận: để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí
Vận dụng: HS trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Chủ đề thực vật và động vật:
1. Chủ đề Thực vật:
a. Phương pháp:
Kiến thức TV trong phần khoa học lớp 4 là kiến thức sinh lí TV: ảnh hưởng của các vô cơ đến đời sống TV. GV sử dụng PP TN thực hành. Khi sử dụng PP này GV cần chú ý:
Những TN nghiên cứu về sinh lí cần nhiều thời gian,cần phải thực hiện trước thời gian học, nên GV cần có kế hoạch và chuẩn bị trước.
Chọn một số HS có năng lực và điều kiện cùng thực hiện, nhưng phải hướng dẫn HS bố trí TN, chăm sóc, theo dõi và ghi chép kết quả TN theo một trật tự nghiêm ngặt.
Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để định hướng HS Quan sát và ghi chép theo yêu cầu của bài học
b. Ví dụ:
Bài 57: Thực vật cần gì để sống? SGK lớp 4
GV cần hướng dẫn HS tiến hành TN theo trật tự nghiêm ngặt ( Tham khảo them phần kiến thức cơ bản)
Trường hợp không thực hiện phương pháp thực hành Tn trren lớp, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, định hướng HS tìm hiểu kiến thức thong qua các hoạt động sản xuất, chăm sóc cây trồng.
Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của cây xanh
+ GV gợi ý cho HS nhớ lại các hoạt động chăm sóc cây trồng: tưới nước, bón phân,
+ GV nêu hệ thống câu hỏi:
Trong trồng trọt người ta thường sử dụng những loại phân nào?
Điều gì sẽ xảy ra khi cây trồng thiếu phân?
Tại sao không cùng lúc bón nhiều loại phân?
Muốn có năng suất cao chúng ta cần phải làm điều gi?
* Đối với các dạng bài về trao đổi chất của TV như bài 61, hoặc bài ôn tập như 68, 69 Và 70, GV sử dụng triệt để các sơ đồ trong SGK và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, phát huy tính tích cực của HS.
2. Phương pháp dạy học chủ đề động vật:
a) Phương pháp:
Kiến thức động vật khoa học lớp 4 là các kiến thức về trao đổi chất và ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh ( nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng,..) và các cơ thể sinh vật khác đối với đời sống động vật.
Đối với dạng kiến thức sinh lý, hiệu qur nhất là GV sử dụng PP TN thực hành. Những trường có điều kiện, GV chuẩn bị kế hoạch, nội dung, hướng dẫn HS bố trí và theo dõi TN.
Đối với những trường không co điều kiện TH TN, GV cần sử dụng PP quan sát thực tế kết hợp với phương pháp hỏi đáp để dạy học. Hệ thống câu hỏi được xây dựng trên cơ sở các thông tin từ thực tế cuộc sống từ tranh ảnh rong SGK và tài liệu tham khảo.
Cũng như phần thực vật kiến thức về trao đổi chất của động vật trừu tượng, HS khó học. Vì câu hỏi phù hợp trên cơ sở những hiểu biết thực tế của các em.
b) Ví dụ: Bài 46: Động vật lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gi?
Để HS phát hiện được dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường, GV tổ chức các hoạt động
+ Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
GV đặt câu hỏi với các hoạt động quen thuộc:
Hàng ngày bò ăn những thức ăn gì? Thải ra những gì?
Hàng ngày bò uống những gì? Và thải ra những gi?
Trong hô hấp bò hít vào khí gì? Và thải ra khí gi?
HS trả lời,GV viết thành dạng sơ đồ trên bảng
GV cho một vài HS lên bảng trình bày và cho HS vẽ một vài dụ khác tương tự
+ Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Hướng dẫn cho các em khai thác sơ đồ trao đổi khí và thức ăn ở động vật.
Để củng cố kiến thức trao đổi chất cho HS, Gv cho các em lấy các ví dụ chứng minh.
File đính kèm:
- Chương trình sách giáo khoa Khoa học lớp 4 gồm 3 phần.doc