Bài tập tự luận Hóa học 11

I. SỰ ĐIỆN LI

 – Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước tách ra thành các ion dương và âm.

 – Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

 Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, . . . các bazơ mạnh: KOH,

NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, . . . và hầu hết các muối.

 Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

 Chất điện li yếu: là các axit yếu và bazo yếu.

II. AXIT, BAZƠ, MUỐI

1. Axit

 Theo A–re–ni–ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

 Theo Bronsted: axit là chất có khả năng cho proton.

2. Bazơ

 Theo A–re–ni–ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

 Theo Bronsted: bazo là chất có khả năng nhận proton.

3. Hidroxit lưỡng tính

 Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Thí dụ: Zn(OH)2; Al(OH)3, . là hidroxit lưỡng tính

4. Muối

 Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion là gốc axit.

 

doc29 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập tự luận Hóa học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phân tử có nhóm –COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H. Tên thay thế của các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic. 2. Tính chất vật lý Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước và độ tan giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên. Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết H giữa các nguyên tử bền hơn liên kết H giữa các phân tử ancol. 3. Tính chất hóa học: a. Tính axit: Có đầy đủ tính chất của một axit, tác dụng với kim loại giải phóng khí hidro, tác dụng với oxit bazo, bazo tạo muối và nước; tác dụng với muối của axit yếu hơn. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O. 2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O. 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O. 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2↑. Trong dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức, mạch hở, tính axit giảm dần nếu số C tăng. b. Phản ứng thế nhóm –OH (phản ứng este hóa): RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O. 4. Điều chế axit axetic a. Lên men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O. b. Oxi hóa andehit axetic 2CH3CHO + O2 2CH3COOH + H2O. c. Từ metanol: CH3OH + CO CH3COOH. Đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic. BÀI TẬP BÀI TẬP CƠ BẢN Câu 1. Viết CTCT của các andehit ứng với CTPT là C4H8O và gọi tên chúng theo tên thay thế. Câu 2. Gọi tên các andehit sau theo tên thông thường: CH3CHO, CH2=CHCHO. Câu 3. Gọi tên các andehit sau theo danh pháp thay thế: CH3–CHO, CH3–CH2–CHO, CH3–CH(CH3)–CH2–CHO. Câu 4. Viết CTCT các andehit có tên gọi sau: andehit acrylic, andehit propionic, 2,2–đimetyl butanal, andehit fomic, andehit oxalic. Câu 5. Hoàn thành các PTHH với các chất tham gia sau: a. HCHO + AgNO3 + NH3 → b. HCHO + Cu(OH)2 + NaOH c. RCHO + H2 Câu 5. Viết CTCT và gọi tên các axit có CTPT là C4H8O2. Câu 6. Gọi tên thông thường của các axit sau: HCHO, CH2=CHCOOH, CH2=C(CH3)–COOH, HOOC–COOH. Câu 7. Hoàn thành các PTHH với các chất tham gia sau đây. a. CH3COOH + Na → b. HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → c. C2H5OH + O2 (lên men giấm) → Câu 8. Hoàn thành chuổi phản ứng sau: a. Metan → metyl clorua → metanol → metanal → axit fomic. b. Etilen → etanol → andehit axetic → axit axetic → etyl axetat. c. Propen → propan–2–ol → axeton. Câu 9. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: a. Andehit axetic, axit axetic, glixerol, etanol. b. Axit fomic, andehit axetic, axit axetic, ancol etylic. c. Propan–1–ol, propan–1,2–điol, andehit axetic, axit axetic. Câu 10. Từ metan và các hóa chất vô cơ cần thiết khác có thể điều chế được axit fomic và axit axetic. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Câu 11. Trung hòa 16,6 gam hỗn hợp axit axetic và axit fomic bằng dung dịch NaOH thu được 23,2 gam hỗn hợp hai muối. Xác định thành phần % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp đầu. Câu 12 (CĐ 2009). Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Xác định CTPT của anđehit trong X. Câu 13. Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Xác định CTPT của hai anđehit. Tính % theo khối lượng mỗi andehit trong hỗn hợp đầu. Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một andehit X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Xác định CTPT của X. Câu 15. Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với H2 (Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Xác định công thức phân tử của 2 anđehit trong X. Tính khối lượng của mỗi andehit trong hỗn hợp. Câu 16. Trung hòa hoàn toàn 10,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và axit fomic cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng muối thu được. Câu 17. Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic mạch không nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của axit đó. Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức phân tử của mỗi axit. Tính % theo khối lượng mỗi axit. Câu 19 (CĐ 2008). Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hóa bằng 50%). Tính khối lượng este tạo thành. Câu 20. Hỗn hợp A gồm X, Y là hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 10,6 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). a. Xác định công thức phân tử của X và Y. b. Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp A. Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam hỗn hợp hai axit là đồng phân của nhau thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Xác định công thức phân tử của 2 axit. Viết CTCT của 2 axit đó. Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam một axit no, đơn chức X cần 11,2 lít khí O2 (đktc). Xác định công thức phân tử của axit. Câu 23. Cho 90 gam axit axetic tác dụng với 69 gam rượu etylic (H2SO4 xúc tác). Khi phản ứng đạt tới cân bằng thì 66% lượng axit đã chuyển thành este, khối lượng este sinh ra là bao nhiêu? Câu 24. Cho 1,74 gam một anđehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong NH3 sinh ra 6,48 gam bạc kim loại. Xác định công thức cấu tạo của anđehit. Câu 25. Cho 0,92 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Xác định phần trăm các chất trong hỗn hợp đầu. Câu 26. Cho 10,9 g hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm là bao nhiêu? Câu 27. Hỗn hợp X có khối lượng 10g gồm axit axetic và anđehit axetic. Cho X tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 trong amoniac thấy có 21,6g Ag kết tủa. Để trung hòa X cần V ml dd NaOH 0,2M. Giá trị của V bằng bao nhiêu? PHẦN BÀI TẬP NÂNG CAO Câu 1 (CĐ 2008). Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu? Câu 2 (A 2008). Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định công thức của X. Câu 3 (B 2007). Khi oxi hóa 2,2 g một anđehit đơn chức thu được 3 g axit tương ứng. Xác định công thức của anđehit. Câu 4 (B 2008). Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Xác định công thức phân tử của X. Câu 5 (CĐ 2010). Cho 45 g axit axetic phản ứng với 69 g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa. Câu 6 (A 2010). Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Tính giá trị của m. Câu 7 (CĐ 2009). Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Xác định công thức và phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M. Câu 8 (A 2008). Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính giá trị m. Câu 9 (B 2007). Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y no, đơn chức, cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Xác định công thức của Y. Câu 10 (B 2007). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Tính giá trị của V. Câu 11 (A 2011). Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Tính giá trị của y. Câu 12 (A 2011). Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là bao nhiêu? Câu 13 (A 2011). Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Viết biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V? Câu 14 (B 2011). Đehiđro hóa hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 1,64 gam, cần 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trong X. Câu 15 (B 2011). Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Xác định tên của Z. Câu 16 (B 2011). X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4. Hỗ hợp X có tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni), được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na dư, được V lít H2 (đktc). Xác định giá trị lớn nhất của V. Câu 17 (B 2009). Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 ở đktc. Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X?

File đính kèm:

  • docBT tu luan hoa 11.doc
Giáo án liên quan