Bài 1: Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào vị trí nào trong đoạn văn sau. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Mẹ ơi mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất cao cả nhất vĩ đại nhất đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được nhưng con đâu dũng cảm con chỉ điệu đà ủy mị chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ con viết những lời này dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ con mãi yêu mẹ vui khi có mẹ buồn khi mẹ gặp điều không may mẹ là cả cuộc đời của con
1 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 TUẦN 32
Bài 1: Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào vị trí nào trong đoạn văn sau. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Mẹ ơi mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất cao cả nhất vĩ đại nhất đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được nhưng con đâu dũng cảm con chỉ điệu đà ủy mị chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ con viết những lời này dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ con mãi yêu mẹ vui khi có mẹ buồn khi mẹ gặp điều không may mẹ là cả cuộc đời của con
Bài 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp sau:
Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con.
Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.”
Chúng em luôn giữ gìn và bảo vệ hàng cây bàng : không trèo cây, không bẻ cành, lấy quả, không khắc chữ trên thân cây.
Vị bác sĩ điềm tĩnh hỏi :
Anh bảo tôi phải không ?
Bài 3: Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm cho mỗi trường hợp sau.
Dùng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói của nhân vật.
Dùng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Dùng dấu hai chấm ( phối hợp với dấu ngoặc kép) để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là một thành ngữ ( hoặc tục ngữ ) mà em dẫn ra.
Bài 4: Nêu tác dụng của dấu phẩy và dấu hai chấm trong trường hợp sau.
Ngẫm nghĩ một lát, quan ôn tồn bảo :
Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vải xé đôi , mỗi người một nửa.
Bài 5: Viết một đoạn văn tả quang cảnh trường em trong đó sử dụng dấu phẩy và dấu hai chấm.
File đính kèm:
- LTVC- TUẦN 32.doc