Câu 1: Cho các chất sau: C6H5NH2 (X), (CH3)2NH (Y), CH3NH2 (Z), C2H5NH2 (T), Thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất nói trên là
A. Y < Z < X < T. B. X < Z < T < Y.
C. T < Y < Z < X. D. T < X < Y < Z.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1. Trong sản phẩm cháy thấy tỷ lệ mol CO2 và H2O t¬ương ứng là 1: 2. Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 3 (A-2007): Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9 gam. B. 14,3 gam. C. 16,5 gam. D. 15,7 gam.
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học - Amin - Aminoaxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAI TAP AMIN – AMINOAXIT
Posted on 27/04/2010 by BÀI TẬP HÓA HỌC
Câu 1: Cho các chất sau: C6H5NH2 (X), (CH3)2NH (Y), CH3NH2 (Z), C2H5NH2 (T), Thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất nói trên là
A. Y < Z < X < T. B. X < Z < T < Y.
C. T < Y < Z < X. D. T < X < Y < Z.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1. Trong sản phẩm cháy thấy tỷ lệ mol CO2 và H2O tương ứng là 1: 2. Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 3 (A-2007): Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9 gam. B. 14,3 gam. C. 16,5 gam. D. 15,7 gam.
Câu 4:Công thức tổng quát của amin là CxHyNz.
A. y chưa so sánh được với 2x + 2 và có thể chẵn hoặc lẻ do còn phụ thuộc vào z.
B. y £ 2x + 2 và có thể chẵn hoặc lẻ và do còn phụ thuộc vào z.
C. y ³ 2x + 2 và y luôn luôn chẵn, không phụ thuộc vào z.
D. y £ 2x + 2 và y luôn luôn chẵn, không phụ thuộc vào z.
Câu 5: Cho các loại hợp chất sau: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Các loại chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T. B. X, Y, Z. C. X, Y, T. D. Y, Z, T.
Câu 6: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 7: Cho các chất sau: NH3 (X) ; (C6H5)2NH (Y); C6H5NH2 (Z); CH3NH2 (T); C6H5NHCH3 (M). Thứ tự giảm dần tính bazơ của các chất trên là
A. T > X > M > Z > Y. B. T > X > Z > M > Y.
C. M > X > Y > Z > T. D. X > M > T > Y > Z.
Câu 8: X là một a- aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit amino axetic. B. axit a- amino propionic.
C. axit a- amino butiric. D. axit a- amino glutaric.
Câu 9: Cho các chất: anilin (X), amoniac (Y) và metylamin (Z). Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là
A. Y < Z < X. B. Y < X < Z. C. X < Y < Z. D. Z < Y < X.
Câu 10: Cho 4 chất đồng phân: n-propylamin (X); trimetylamin (Y); etylmetylamin (Z) và iso-propylamin (T). Thứ tự giảm dần tính bazơ của 4 đồng phân trên là
A. Y > Z > X > T. B. Z > Y > T > X.
C. Y > Z > T > X. D. Z > Y > X > T.
Câu 11: A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của A là
A. CH3-C6H4-NH2. B. C6H5-NH2.
C. C6H5-CH2-NH2. D. C2H5-C6H4-NH2.
Câu 12: Số lượng đồng phân amin chứa vòng bezen ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Đốt cháy hết 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) X gồm 2 amin đơn chức bậc một A và B là đồng đẳng kế tiếp. Cho hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH dư thấy khối lượng bình 2 tăng 21,12 gam. Tên gọi của 2 amin là
A. metylamin và etylamin. B. etylamin và n-propylamin.
C. n-propylamin và n-butylamin. D. iso-propylamin và iso-butylamin.
Câu 14: Số lượng đồng phân aminoaxit ứng với công thức H2N-C3H6-COOH là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 15: Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH tồn tại ở dạng
A. phân tử trung hoà. B. cation.
C. anion. D. ion lưỡng cực.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin đơn chức, no, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp thu được tỷ lệ mol CO2 và H2O tương ứng là 1:2. Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2. B. C4H9NH2 và C3H7NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 17: X là a-aminoaxit mạch thẳng. Biết rằng: 0,01mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835g muối. Mặt khác, nếu cho 2,94g X tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 3,82g muối. Tên gọi của X là.
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 18: Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110ml dung dịch HCl 2M được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong A cần dùng 140ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 aminoaxit là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0.4.
Câu 19: a-aminoaxit X có phần trăm khối lượng của nitơ là 15,7303%, của oxi là 35,9551%. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 20 (B-2007): Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z, T. D. X, Y, Z.
Câu 21: X có chứa nhóm amino và có công thức phân tử là C3H7O2N. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH, thu được muối C2H4O2NNa. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOCH3. D. CH3-NH-CH2-COOH.
Câu 22 (A-2007): a-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 23: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của C2H5NH2 là do
A. C2H5NH2 tạo liên kết hiđro với nước nên tan nhiều trong nước.
B. gốc C2H5- đẩy electron về phía N nên phân tử C2H5NH2 phân cực.
C. độ âm điện của N lớn hơn H nên cặp electron giữa N và H bị lệch về phía N.
D. nguyên tử N còn có cặp electron tự do nên có khả năng nhận proton.
Câu 24 (A-2007): Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 ; 0,56 lít khí N2(các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-C2H5.
C. H2N-CH2-COO-CH3. D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là
A. etyl metylamin. B. đietylamin.
C. metyl iso-propylamin. D. đimetylamin.
Câu 26: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 27: H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH có tên gọi là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Đăng trong: Chương 3: Amin-Amino axit- Protit
File đính kèm:
- BAI TAP AMIN.doc