Bài soạn Tuần 34 Lớp 3 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân

 1.Đọc

· Đọc lưu loát được cả bài , đọc đúng các từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

· Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .

· Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.

 2.Hiểu

· Hiểu ý nghĩa của các từ mới : ế hàng, hết nhẵn.

· Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài : Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối ới bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

 3.Thái độ:

· Giáo dục học sinh lòng nhân hậu , tình cảm quý trọng người lao động.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 34 Lớp 3 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như ....đòi bế trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã. Học sinh có thói quen viết bài sạch, chữ viết nắn nót cẩn thận. II.Đồ dùng dạy và học Bài tập 3 viết sẵn lên 2 tờ giấy. III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ -Gọi học sinh lên viết các từ ngữ theo lời giáo viên đọc . -Giáo viên nhận xét cho điển học sinh . 2.Bøài mới :Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả a.Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết . -Giáo viên đọc đoạn văn. -Gọi học sinh đọc lại bài viết. -Hỏi +Đoạn văn nói về điều gì ? *Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo. +Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu? *Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau +Những con bê cái thì sao? *Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái. b.Hướng dẫn cách trình bày +Tìm tên riêng trong đoạn văn? *Hồ Giáo. +Những chữ nào thường phải viết hoa? *Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa. c.Hướng dẫn viết từ khó -Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ :quấn quýt, quẩn vào chân anh, nhảy quẩng lên, rụt rè, quơ quơ. -Chỉnh sửa cho học sinh d.Viết chính tả -Giáo viên đọc cho học sinh viết theo đúng yêu cầu e.Soát lỗi -Giáo viên đọc lại bài , dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa . g.Chấm bài -Thu và chấm 10 bài . -Nhận xét về bài viết . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . Bài 2 : -Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . -Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, học sinh đọc đọc câu hỏi, 1học sinh tìm từ. *Ví dụ: HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ... -Gọi học sinh nhận xét bạn thực hành. -Giáo viên nhận xét và đưa ra lời giải đúng . *Lời giải: a) chợ – chò – tròn. b) bảo – hổ – rỗi. Bài 3 : Thi tìm từ. -Chia lớp thành 4 nhóm , phát giấy và bút cho từng nhóm thảo luận và làm bài . -Các nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận . -Giáo viên nhận xét , tuyên dương các nhóm tìm nhiều từ đúng và đưa ra đáp án . a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm..... b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo,chổi.... -Yêu cầu học sinh đọc lại các từ ỉnh 3..Củng cố , dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Dặn học sinh về nhà học bài , làm bài tập 3 , chuẩn bị bài sau. -2 em : -Dưới lớp viết vào bảng con. -Theo dõi giáo viên đọc. -2 học sinh đọc lại bài, cả lớp theo dõi bài . -Học sinh trả lời . -3 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con. -Nghe viết. -Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài . -1 học sinh đọc . -Một số cặp học sinh được thực hành. -Tiến hành tương tự với các phần còn lại. -Hoạt động trong nhóm. -Cử đại diện lên trình bày Thủ công : ÔN TẬP THỰC HÀNH. I.Mục tiê Giúp học sinh ôn tập lại chương làm đồ chơi. Rèn kĩ năng khéo tay làm đúng kĩ thuật, kích thước . Giáo dục học sinh thích làm đồ chơi , yêu thích sản phẩm do mình làm ra . II.Đồ dùng dạy và học Giấy thủ công , kéo , hồ dán . III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra : Chuẩn bị đồ dùng của học sinh phục vụ tiết thủ công 2.Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài . Hoạt động 2 :Hướng dẫn ôn tập. -Cho học sinh ôn tập chương làm đồ chơi với các bài sau: +Làm đồng hồ đeo tay. +Làm con bướm. +Làm đèn lồng. -Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hành. -Học sinh thực hành ôn tập hình thức theo tổ. -Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày và nêu lại cách làm. -Giáo viên theo dõi và nhắc nhở các em còn chậm. 3.Củng cố , dặn dò : -Giáo viên nhận xét tiết học . -Tuyên dương những em làm tốt . -Về tập làm lại cho đẹp hơn và chuẩn bị cho bài kiểm tra. -Học sinh phải đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học . -3 học sinh nhắc lại . -Học sinh thực hành theo nhóm . -Các nhóm học sinh lên trình bày. Tập làm văn KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN. I.Mục tiêu Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý. Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân. Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu. II.Đồ dùng dạy và học Tranh minh hoạ của tiết luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : -Gọi 5 học sinh lên đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. -Giáo viên nhận xét , cho điểm học sinh làm tốt. 2.Bài mới:Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 : -Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Cho học sinh tự suy nghĩ trong 5 phút. -Giáo viên treo tranh đã sưu tầm đểhọc sinh định hình nghề nghiệp, công việc. -Gọi học sinh tập nói . Nhắc nhở học sinh phải nói rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp , công việc và ích lợi của công việc đó. -Sau mỗi học sinh nói giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Em biết gì về bố ( mẹ, chú, anh, chị...) của bạn? *Ví dụ: Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.... -Giáo viên sửa câu chohọc sinh nếu sai. -Cho điểm những học sinh nói tốt. Bài 2: -Giáo viên nêu yêu cầu và để học sinh tự viết. -Gọi học sinh đọc bài của mình. -Gọi học sinh nhận xét bài của bạn. -Cho điểm những bài viết tốt. 3.Củng cố , dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài kiểm tra. -5 em đọc bài của mình. -1 học sinh đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. -Học sinh quan sát và trả lời . -Một số học sinh kể. -Họpc sinh trình bày lại theo ý bạn nói. -Tìm ra các bạn nói hay nhất. -HS viết vào vở. -Một số học sinh đọc bài trước lớp. -Nhận xét bài của bạn. Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp học sinh củng cố : Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác. Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình. II. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng . 2.Hướng dẫn ôn tập . Bài 1 : -Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và báo cáo kết quả. -Giáo viên nhận xét bổ sung . Bài 2 : -Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài . -Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. -Nhận xét bài và cho điểm học sinh . Bài 3 : -Yêu cầu học sinh đọc đề bài -Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính. *Chu vi hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm+ 5cm+ 5cm = 20cm -Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì? *Các cạnh bằng nhau. -Vậy chúng ta có thể tính chi vi hình tứ giác này theo cách nào nữa? *Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4 -Chữa bài cho điểm học sinh . Bài 4 : -Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra. *Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm. *Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm =11cm Bài 5 : -Tổ chức cho học sinh thi xếp hình . -Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiêù bạn xếp hình xong , đúng thì đội đó thắng cuộc. 3.Củng cố , dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Dặn học sinh về nhà ôn luyện bài và làm các bài tập được giao về nhà làm . -Học sinh nghe ghi nhớ . -1 Học sinh nêu yêu cầu. -1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập. -Đọc tên hình theo yêu cầu. -Học sinh nêu. -1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập. -1 học sinh đọc đề . -1 học sinh nêu cách tính và tính . -Một số học sinh trả lời . -. SINH HOẠT LỚP TUẦN 34 *Nội dung -Giáo viên nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt. -Lớp trưởng điều khiển. -Các thành viên có ý kiến. Lớp trưởng báo cáo. -Giáo viên nhận xét chung . 1.Nề nếp : -Nhìn chung các em duy trì được nề nếp học tập chuyên cần, đầy đủ đúng giơ, học bài , làm bài trước khi tới lớp. -Còn 1 số em quên đồ dùng học tập như em : Thắng , Mĩ Vân , Phúc Long . 2. Học tập : -Các em đều có tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Có nhiều em giành được nhiều hoa điểm 10 . Như em : Châu , Phương Nguyên ,. -Tuyên dương những em có tiến bộ trong tuần : Aùnh ,Thuỳ Nhung ,Thịnh . -Nhưng còn 1 số em đọc còn chậm , viết còn sai những lỗi chính tả và xấu như em: Phúc , Mĩ Vân , Trọng ,Yến ,Nam . -Giáo viên nhắc nhở động viên. *Phương hướng tuần 35 : -Duy trì nề nếp học tập . -Thi đua dạy tốt , học tập tốt . -Tích cực rèn vở sạch chữ đẹp. -Đóng góp các khoản tiền.

File đính kèm:

  • docGiao anLOP 2tuan 34.doc
Giáo án liên quan