Bài soạn Tuần 32 Lớp 3A

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.

3. Thái độ:

 

doc42 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 32 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng nhau không ? + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ? Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Giáo viên hỏi: + Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ? Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK trang 123, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ? + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. + Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ? Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: mùa xuân thường từ tháng 1 đến tháng 4, mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu thường từ tháng 9 đến tháng10, mùa đông thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. Hoạt động 3:củng cố: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông Mục tiêu: Học sinh biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên hỏi học sinh đặc trưng khí hậu 4 mùa: + Khi mùa xuân, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa hạ, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa thu, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa đông, em cảm thấy như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Khi nói mùa xuân thì học sinh cười. + Khi nói mùa hạ thì học sinh lấy tay quạt. + Khi nói mùa thu thì học sinh để tay lên má. + Khi nói mùa đông thì học sinh xuýt xoa. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chơi hay. Hát Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Mỗi năm gồm 12 tháng Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11 Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi Học sinh tìm và chỉ trên quả địa cầu Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. ( 8’ ) Khi mùa xuân, em cảm thấy ấm áp Khi mùa hạ, em cảm thấy nóng nực … Khi mùa thu, em cảm thấy mát mẻ Khi mùa đông, em cảm thấy lạnh, rét … Học sinh lắng nghe Học sinh chơi theo nhóm. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 65 : Các đới khí hậu. Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa X, T, Đ nhỏ Cho học sinh viết: Xuân Lộc Cho HS luyện viết ở vở HS viết bảng con. HS viết vào vở. Ôn Toán GV giúp học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 16kg : 8 hộp 10kg : … hộp ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 20 cái : 5 phòng 24 cái : … phòng? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. HS đọc Có 16kg kẹo đựng đều trong 8 hộp. Hỏi 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp như thế ? Bài giải Số kẹo trong mỗi hộp có là : 16 : 8 = 2 ( kg kẹo ) Số hộp cần để đựng 10kg kẹo là : 10 : 2 = 5 ( hộp ) Đáp số: 5 hộp HS đọc Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau. Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần. Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học? Bài giải Số cái quạt trần mỗi phòng có là : 20 : 5 = 4 ( cái ) Số phòng cần để lắp 24 cái quạt trần là 24 : 4 = 6 ( cái ) Đáp số: 6 cái Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm Bài 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm: Dũng nói với Cường : Cậu dạy tớ bơi nhé! Được rồi. Trước khi xuống nước, cậu phải làm những việc này : bỏ bớt áo, chỉ mặc quần cộc, chạy nhảy một lúc cho cơ bắp quen với hoạt động. Được, tớ sẽ làm theo lời cậu. Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong Seagame 22 được tạo nên bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội. Cô giáo em động viên học sinh học tập bằng những lời ân cần và dịu dàng. Nhân dân ta xây dựng đất nước bằng hàng triệu bàn tay lao động và hang triệu khối óc. Học sinh đọc HS làm bài và thi đua sửa bài Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài và thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Ôn Tập làm văn Giáo viên giúp học sinh viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài + Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường + Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,…). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Học sinh lắng nghe. Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 4 tổ thi tổ chức cuộc họp Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: rong ruổi rong chơi thong dong trống giong cờ mở gánh hàng rong Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình cười rũ rượi nói chuyện rủ rỉ rủ nhau đi chơi lá rủ xuống mặt hồ Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó: Học sinh làm bài và sửa bài Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi. Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách. Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ. Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên. Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.

File đính kèm:

  • docTUAN 332.doc
Giáo án liên quan