Bài soạn Tuần 18 Lớp 3 Năm học 2013-2014

I.Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

+ HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 60 chữ /15phút).

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu ghi sẵn tên 5 bài tập đọc quy định. Bảng viết sẵn nội dung bài tập 2.

- HS: Sách giáo khoa.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 18 Lớp 3 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động: Vui chơi, thư giãn, chuyển phát tin tức, gửi thư, liên lạc , … - Mỗi lần 8 em; 4 em đeo biển đỏ, 4 em đeo biển xanh. -GV hô “Bắt đầu ”, HS nhanh chóng tìm bạn của mình sao cho bạn đeo biển đỏ có nội dung phù hợp với bạn đeo biển màu xanh. Cặp nào tìm nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. -GV theo dõi nhận xét – chốt đáp án đúng: UBND – điều hành mọi hoạt động ở địa phương. Bệnh viện - khám chữa bệnh. Trường học - giảng dạy, học tập. Bưu điện - gửi thư - liên lạc. H: Ở mỗi địa phương có rất nhiều cơ quan, công việc hoạt động của mỗi cơ quan giống nhau hay khác nhau ? -Khi ta đến làm việc ở mỗi cơ quan cần chú ý điều gì ? -Kết luận :Hằng ngày xung quanh ta có rất nhiều hoạt động của các cơ quan khác nhau. Những hoạt động đó để phục vụ nhân dân cả nước về vật chất và tinh thần. Chúng ta cần chú ý cùng tham gia và làm việc đúng quy định để công việc đạt kết quả cao. -2 HS lên bảng, HS cả lớp hoàn thành phiếu bài tập. -Nhận xét, chữa bài. -HS nhắc lại các ghi nhớ. - HS quan sát. -HS tiến hành chơi . -Mỗi cơ quan có hoạt động, công việc, không giống nhau - Phải làm việc đúng giờ và lịch sự ở mọi nơi. 3.Củng cố, dặn dò : HS nhắc lại cách giữ gìn và phòng trách các bệnh về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Giáo dục HS yêu thương anh chị em trong gia đình. ******************************* TỰ NHIÊN -XÃ HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu : - HS nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. - HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ( nhặt rác hàng ngày ) *Các KNS cơ bản được GD trong bài: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khoẻ con người. - Kĩ năng tư duy phê phán: có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. - Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. **Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác. Tranh SGK. - HS: SGK, vở bài tập. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi 2 em kể tên các hoạt động công nghiệp, thương mại. ( Huy, Huệ) 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Mục tiêu:HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. * Kĩ năng tư duy phê phán: có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. **Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. - GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK và trả lời theo gợi ý: H. Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác ? Rác có hại như thế nào? H. Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét. Kết luận : Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bêïnh. Chuột, giá, ruồi … thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Mục tiêu:HS nói được những việc làm đúng( sai) trong việc thu gom rác thải. * Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. -HS quan sát các hình trong sách giáo khoa và những tranh ảnh sưu tầm được: chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. H. Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? H. Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? H. Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em? -HS trình bày trước lớp. - GV theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV kẻ bảng điền câu trả lời vào. Kết luận: GV giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh . Họat động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn (hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai ) Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. - Yêu cầu thực hành theo nhóm 4. - Yêu cầu các nhóm trình bày. * Ví dụ : Sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát Chúng cháu yêu cô lắm. Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh Cô dạy chúng cháu vui học hành Tình tang tính, tang tính tình Dạy chúng cháu yêu lao động. - GV đánh giá, nhận xét. - HS quan sát tranh sách giáo khoa, thảo luận, ghi lại kết quả ra giấy. * Gợi ý để HS nêu : Rác ( vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn, …) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bện. Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như : muỗi, chuột, ruồi … - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận – Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi. - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung. - Cách xử lý rác: HS hoàn thành bảng sau: Tên xã (huyện) chôn đốt ủ Tái chế - Thảo luận nhóm 4. - Các nhóm lần lượt trình bày. ( bài hát, hoạt cảnh ) ngắn gọn. -VD: Hãy phân loại rác, vì đó là tài nguyên quý giá,… - Cả lớp theo dõi. 3. Củng cố - Dặn dò: **Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. -Gọi HS đọc nội dung Bạn cần biết. -Về nhà làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên xã hội. Thực hành những điều đã học. . ĐẠO ĐỨC(dạy tiết 5 thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013) ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG HỌC KÌ I I.Mục tiêu: - Ôn tập, thực hành các kĩ năng đã học trong học kì I: HS hiểu một số quyền trẻ em được hưởng, giải thích thế nào là ( một trong các hành vi đạo đức đã học) - HS nắm được những kiến thức và các kĩ năng thực hành cơ bản. - HS có hành vi phù hợp bài học, vận dụng tốt vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học : -GV : Hệ thống câu hỏi, bài tập– Bảng phụ. - HS: Vở bài tập. III. Hoạt động dạy và học: 1.Bài cũ: H:Giới thiệu về 1 tấm gương chiến đấu, hi sinh của một liệt sĩ thiếu niên mà em biết? ( Tuấn) H:Ở địa phương em đã có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa nào với các thương binh, gia đình liệt sĩ ? ( Lan) 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Ôn một số quyền trẻ em đã học. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý: “Từ đầu năm các em đã học các bài đạo đức nào?” + Trong các bài đó em biết được những quyền nào của trẻ em? + Em đã được hưởng quyền nào? Quyền nào chưa được hưởng? Lí do. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Ôn một số hành vi đạo đức đã học. -GV tổ chức cho HS ôn theo nhóm bàn: Bài 1 : Tự làm lấy việc của mình. H: Em đã tự mình làm những việc gì ? H:Em tự làm việc đó như thế nào ? H: Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ? Bài 2 : Quan tâmgiúp đỡ hàng xóm láng giềng. H. Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm đối với hàng xóm láng giềng? a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm. b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm. c) Ném gà nhà hàng xóm. d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn. Bài 3 : Biết ơn thương binh, liệt sĩ. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao? a)Em và các bạn đi học về gặp một chú thương binh đang tìm nhà người quen. b)Bà Năm ở nhà cạnh em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm. c)Trong buổi lao động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, một số bạn bỏ ra ngoài chơi nhảy dây. - Cho các nhóm trình bày trước lớp theo hình thức giao lưu giữa các nhóm: một nhóm nêu câu hỏi, mời nhóm khác trình bày. Kết luận: - GV nhận xét, chốt lại các ý đúng và hành vi phù hợp. Hoạt động 2: Chơi trò chơi. Mục tiêu: Củng cố các hành vi đạo đức đã học. -GV nêu cách chơi: Chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy sẽ sưu tầm câu thơ, câu hát, mẩu truyện,… về chủ đề bài học. Sau đó lần lượt mỗi nhóm sẽ đứng hát, đọc thơ,…nhóm nào bí là thua cuộc. - GV nhận xét- Kết hợp giáo dục HS. Kết luận: - GV kể một vài mẩu chuyện về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi hoặc những việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ…. - Nhận xét, chốt các nội dung cơ bản của bài ôn tập. -HS thảo luận, cử đại diện báo cáo. Ví dụ: Kính yêu Bác Hồ; … -Ví dụ: Quyền được sống với gia đình, cha mẹ, quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc,… -HS thảo luận, ghi ra các ý đúng. Sau cử đại diện báo cáo( mỗi nhóm báo cáo một câu). Lớp nhận xét, bổ sung. -HS nghe luật chơi. HS chơi thử, sau chơi thật. -Cả lớp theo dõi. 3.Củng cố – dặn dò: - HS hát các bài hát có liên quan đến bài học. -Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, bài thơ, bài hát, tranh ảnh theo nội dung bài. - Ôn lại bài và thực hành theo bài học.

File đính kèm:

  • docga lop 3.doc
Giáo án liên quan