.Kiến thức :Học sinh nhận biết được : it, iêt, trái mít, chữ viết.
2.Kĩ năng :Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng.
3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung :Em tô vẽ viết.
@) Mục tiêu riêng: HS sinh khá giỏi đọc lưu loát từ và câu ứng dụng, HS TB- yếu
đọc
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cài : oc
Đánh vần( c nhân - đ thanh)
Đọc trơn( c nhân - đthanh)
Ghép bìa cài: sóc
Đánh vần và đọc trơn tiếng kết hợp phân tích tiếng sóc
Ve õcon sóc
Đọc trơn ( c nhân - đthanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết b. con : oc, ac, con sóc,
bác sĩ
HS đọc thầm
1HS lên chỉ và gạch chân
Đọc tiếng gạch chân kết hợp phân tích tiếng
Đọc cả từ ứng dụng ( cá nhân - đồng thanh)
HS nghe
Đọc (cá nhân – đồng thanh)
Đọc cá nhân theo yêu cầu củaGV
Đọc đồøng thanh
Quan sát và nhận xét
1HS lên chỉ và gạch chân
Đọc tiếng gạch chân kết hợp phân tích tiếng
Đọc câu ứng dụng(c nhân - đthanh)
HS mở sách.Đọc (10 em)
Từng cá nhân cầm SGK đọc . Lớp theo dõi nhận xét
Viết vở tập viết
Quan sát tranh và trả lời
1 học sinh đọc toàn bài
Tự học ở nhà
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết 3 : Toán Thực hành đo độ dài (tiết 68)
I. MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như : bàn học sinh , bảng đen … bằng cách chọn và sử dụng đồ vật đo “ Chưa chuẩn “ như gang tay, bước chân , thước kẻ học sinh, que tính, que diêm …
- Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau . Từ đó có biểu tượng về sự ‘ sai lệch “ , “tính xấp xỉ ‘ , hay “sự ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những đồ vật đo “chưa chuẩn “
@) Mục tiêu riêng- Quan tâm tới học sinh yếu Minh Tiến , Như , Nguyên, Vĩ, Chi, Thái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bước đầu thấy được cần có 1 đơn vị đo “ chuẩn” để đo độ dài .
+ Thước kẻ học sinh , que tính. Giáo viên vẽ các hình ở bài tập 1 + 2 / 96, 97 SGK ở bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :3p
+ Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh nêu tên các đoạn thẳng ở bài tập 1 rồi so sánh từng đôi 1 để nêu đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn
+ Học sinh nhận xét, bổ sung cho bạn
+ Ở hình B2 yêu cầu học sinh đếm số ô ở mỗi đoạn thẳng và cho biết đoạn thẳng nào dài nhất . Đoạn thẳng nào ngắn nhất
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới : 30p
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách đo độ dài.
Mt :Giới thiệu độ dài gang tay
- Giáo viên nói : Gang tay là độ dài (khoảng cánh) tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
-Yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được 1 đoạn thẳng AB và nói : “ độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB “
Hoạt động 2 : Nhận biết các cách đo dộ dài.
Mt : Biết cách đo độ dài bằng gang tay
-Giáo viên nói :“ Hãy đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay.
-Giáo viên làm mẫu : đặt ngón tay cái sát mép bảng kéo căng ngón giữa, đặt dấu ngón giữa tại 1 điểm nào đó trên mép bảng co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến 1 điểm khác trên mép bảng ; và cứ như thế đến mép phải của bảng mỗi lần co ngón cái về trùng với ngón giữa thì đếm 1 , 2, … Cuối cùng đọc to kết quả . chẳng hạn cạnh bàn bằng 10 gang tay
-Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu .
*Giới thiệu đo độ dài bằng bước chân.
- Giáo viên nói : Hãy đo bục giảng bằng bước chân
- Giáo viên làm mẫu : đặt gót chân trùng với mép bên trái của bục giảng . Giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước và đếm : 1 bước . “ Tiếp tục như vậy cho đến mép bên phải của bục bảng “
-Chú ý các bước chân vừa phải, thoải mái, không cần gắng sức
Hoạt động 3:Thực hành
Mt : Học sinh thực hành.
-a) Giúp học sinh nhận biết đơn vị đo là “gang tay”
- Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả : chẳng hạn 8 gang tay
-b) giúp học sinh nhận biết đơn vị đo là bước chân
-Đo độ dài chiều ngang lớp học
-c) Giúp học sinh nhận biết
-Đo độ dài bằng que tính thực hành đo độ dài bàn, bảng , sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả
-Học sinh lắng nghe và sải 1 gang tay của mình lên mặt bàn
-Học sinh thực hành đo, vẽ trên bảng con
-Học sinh quan sát nhận xét
-Học sinh thực hành đo cạnh bàn học của mình. Mỗi em đọc to kết quả sau khi đo
-Học sinh tập đo bục bảng bằng bước chân
-Học sinh thực hành đo cạnh bàn
-Học sinh thực hành đo chiều rộng của lớp
-Học sinh thực hành đo cạnh bàn, sợi dây
4.Củng cố dặn dò : 3p
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về đo chiều rộng của nhà em, cạnh giường, cạnh tủ bằng đơn vị đo “gang tay “, “ bước chân “ , “ que tính “
- Chuẩn bị bài hôm sau
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 : Tập viết Rèn viết
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Củng cố kĩ năng viết các từ ứng dụng:
2.Kĩ năng : -Tập viết kĩ năng nối chữ cái.
- Kĩ năng viết liền mạch.
-Kĩ năng viết các dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí.
3.Thái độ : -Thực hiện tốt các nề nếp : Ngồi viết , cầm bút, để vở đúng tư thế.
-Viết nhanh, viết đẹp.
@) Mục tiêu riêng- Quan tâm tới học sinh, viết xấu Minh Tiến , Như , Nguyên, Vĩ, Chi
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Chữ mẫu các tiếng được phóng to .
-Viết bảng lớp nội dung và cách trình bày theo yêu cầu bài viết.
-HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
III.Hoạt động dạy học:
Học sinh rèn ở vở ô ly
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 : Tiếng anh (Dạy chuyên)
Tiết 2 : Toán Một chục – Tia số
I. MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục
- Biết đọc và ghi số trên tia số
@) Mục tiêu riêng- Quan tâm tới học sinh làm tính chậm Minh Tiến , Như , Nguyên, Vĩ, Chi, Thái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :3p
+ Gọi 2 học sinh lên bảng đo : cạnh bảng lớp và cạnh bàn bằng gang bàn tay.
+ 2 em lên bảng đo bục giảng và chiều dài của lớp bằng bước chân
+ Lớp nhận xét, sửa sai
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới : 27p
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu một chục
Mt : học sinh xem tranh và đếm số quả trên cây rồi nói lượng quả
- Giáo viên nói : 10 quả cam còn gọi là 1 chục quả cam
-Gọi học sinh đếm số que tính trong 1 bó
-Giáo viên hỏi : 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính
-Vậy 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
-Giáo viên ghi : 10 đơn vị = 1 chục
-1 chục = mấy đơn vị
Hoạt động 2 : Giới thiệu tia số.
Mt : Học sinh nhận biết tia số
-Giáo viên vẽ tia số – giới thiệu với học sinh : đây là tia số trên tia số có 1 điểm gốc là 0 ( Được ghi số 0 ) , Các điểm ( vạch ) cách đều nhau được ghi số ; mỗi điểm ( vạch ) ghi 1 số theo thứ tự tăng dần
( 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10 )
Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số , số bên trái thì bé hơn số bên phải nó
Hoạt động 3 :
Mt :Học sinh biết làm các bài tập thực hành
B1 : Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ cho đủ 1 chục chấm tròn .
-Giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa sai
B2 : Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh tròn 1 chục con đó ( có thể lấy 1 chục con vật nào bao quanh cũng được )
-Cho 2 em lên bảng sửa bài
B3: Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần
-Học sinh đếm và nêu : có 10 quả .
-Vài học sinh lặp lại
-Học sinh đếm : 1, 2, 3 .. 10 que tính
- 10 que tính còn gọi là một chục que tính
-Vài em lặp lại
- 10 còn gọi là 1 chục
-vài em lặp lại
-Học sinh lặp lại
1 chục = 10 đơn vị
-Học sinh lần lượt lặp lại các kết luận
-Học sinh quan sát lắng nghe và ghi nhớ
-Học sinh so sánh các số theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh tự làm bài
- 5em học sinh lên bảng sửa bài
-Học sinh sửa sai
-Học sinh tự làm bài
-học sinh tự làm bài và chữa bài
4.Củng cố dặn dò : 3p
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh ôn lại bài .
- Hoàn thành vở Bài tập ( Nếu chưa xong)
- Chuẩn bị bài hôm sau
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3,4 : Tiếng việt Ôn tập học kỳ I
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh rèn đọc các bài học trong tuần ø
2.Kĩ năng :Đọc được câu ứng dụng , từ ứng dụng
3.Thái độ :
@) Mục tiêu riêng: - HS khá đọc lưu loát từ ứng dụng , câu ứng dụng
HS trung bình yếu cần đọc được các tiếng , từ ứng dụng :
Tiến,Vĩ, Chi , Linh, Phương
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: SGK
.-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học:
Ôn lại các bài học trong kỳ I
Duyệt của nhà trường
File đính kèm:
- Bai soan 1 Tuan 18.doc