I.Mục đích yêu cầu
-Học sinh đọc trơn được cả bài .
-Đọc đúng các từ ngữ có vần khó đọc hoặc dễ lẫn . Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm , dấu phảy và giữa các cụm từ .
-Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật :
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nghĩa câu tục ngữ : Có công mài sắt , có ngày nên kim .
-Hiểu nội dung của bài : Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại , kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công .
-Giáo dục cho học sinh có đức tính kiên trì.
43 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 1 Lớp 2 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ -
Kiển tra dụng cụ phục vụ tiết thủ công của học sinh
3.Bài mới
Hoạt động 1 :Quan sát mẫu để nhận biết
-Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài :
+Cái tên lửa có hình dáng như thế nào ?
+Tên lửa này gồm mấy phần ?
-Nêu : Phần nhọn gọi là mũi , phần còn lại là thân .
-Gọi học sinh nhắc lại .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn thao tác
Hướng dẫn các thao tác và giảng minh họa đàm thoại theo các bước :
Bước 1 :Gấp tạo mũi và thân
-Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn , mặt kẻ ô ở trên . Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H1). Mở tờ giấy gấp theo đường dấu , sao cho 2 mép giấy gấp sát đường dấu giữa ( H2 ).
-Tương tự gấp theo hình 2 , sao cho mép bên sát đường dấu giữa (H3 ).
-Tương tự gấp 2 mép giấy vào sát đường dấu giữa ( H3 ).
-Sau mỗi lần gấp miết theo gấp đường cho thẳng và phẳng .
Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng .
-Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa được hình 5.
-Cầm vào nếp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra.
-Gọi học sinh nhắc lại các thao tác gấp tên lửa.
-Giáo viên chốt ý : 2 Bước Gấp.
-Gấp tạo 4 nếp gấp cách đều nhau.
-Gấp tạo thân và sử dụng.
-Gọi học sinh lên bảng gấp.
-Giáo viên nhận xét.
4.Củng cố
Nhận xét bài làm nháp của học sinh .
5.Dặn dò
Về chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành .
-Hát .
-Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ .
-Quan sát và trả lời .
-Cả lớp lắng nghe.
-Một vài em nhắc lại .
-Quan sát và trả lời .
-3 em.
-2 em
Tập làm văn TỰ GIỚI THIỆU-CÂU VÀ BÀI.
I.Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng nghe và nói:
-Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình.
-Biết nghe và nói được những điều em biết về 1 bạn lớp em.
Rèn kỹ năng viết:
-Bước đầu biết kể một mẩu chuyện theo 4 tranh
-Viết lại nội dung tranh 3 & 4
Rèn ý thức bảo vệ của công.
II.Đồ dùng dạy và học:
Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi ở bài tập1.
Tranh minh hoạ bài tập 3 .
Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh.
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở đồ dung học tập của học sinh
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong tiết tập làm văn đầu tiên, các em sẽ được luyện cách giới thiệu về mình. Đồng thời các em sẽ được làm quen với bài văn và biết tổ chức các câu văn thành 1 bài văn ngắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 & 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu học sinh so sánh cách làm của 2 bài tập.
*Bài 1 :Chúng ta tự giới thiệu về mình.
Bài 2 : Chúng ta giới thiệu về bạn.
-Phát phiếu và yêu cầu học sinh tự điền các thông tin về mình vào phiếu học tập theo mẫu câu hỏi trên bảng phụ .
-Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp đôi.
-Gọi học sinh lên bảng thực hành trước lớp.Các em khác nghe và ghi các thông tin đó vào phiếu.
-Gọi học sinh trình bày kết qủa làm việc . Sau mỗi lần học sinh trình bày , giáo viên gọi học sinh khác nhận xét , sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
*Viết lại nội dung mỗi bức tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành 1 câu chuyện.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu văn . Sau đó ghép các câu văn đó lại với nhau.
-Gọi học sinh trình bày bài nối tiếp theo từng bức tranh, mỗi em kể nội dung của1 bức tranh, học sinh khác nhận xét sau mỗi lần bạn trình bày .
-Gọi học sinh đọc bài hoàn chỉnh của mình.
-Giáo viên chỉnh sửa bài cho học sinh sau mỗi lần đọc.
*Ví dụ:Trong công viên có rất nhiều hoa đẹp. Huệ và các bạn vào vườn hoa . Thấy một khóm hoa hồng đang nở rất đẹp. Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định ngắt một bông. Tuấn thấy thế ngăn lại .Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa trong vườn hoa. Hoa của hoa phải để mọi người cùng ngắm.
4.Củng cố
-Giáo viên nhận xét tiết học.Khen những học sinh học tốt.
5.Dặn dò
Xem lại bài đã học và chuẩn bị trước bài sau.
-Hát.
-Học sinh phải có đầy đủ sách vở và đồ dung học tập.
-Cả lớp lắng nghe.
-1 em đọc đề bài tập & 2.
-Một số em lên so sánh.
-Cả lớp tự ghi.
-2 em ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp.
-2 em lên thực hành hỏi đáp, cả lớp nghe và ghi thông tin vào phiếu.
-Một số em trình bày :
+Tự kể về mình .
+Giới thiệu về bạn cùng cặp .
+Giới thiệu về bạn vừa thực hành.
-1 em đọc.
-Cả lớp làm bài cá nhân.
-Một số em.
-Một vài em.
Toán ĐÊ XI MET
I.Mục tiêu:Giúp học sinh
Biết và ghi nhớ được tên gọi , kí hiệu , độ lớn của đơn vị đo đeximet(dm).
Hiểu được quan hệ giữa đeximet và xăngtimet(1dm=10cm).
Thực hiện các phép tính cộng , trừ số đo có đơn vị là đêximet.
Bước đầu tập đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đêximet.
II.Đồ dùng dạy và học
-Một băng giấy có chiều dài 1dm.một sợi len dài 4 dm
-Thước thẳng, dài có vạch chia thành dm , cm.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn địnlớp
2.Bài cũ -Gọi học sinh lên bảng đặt tính các số hạng và tổng.
38 và 61.
b.53 và 25.
50 và 23.
72 và 26.
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho điểm.
*38 + 61 = 99 , 53 + 25 = 78 , 50 + 23 = 73 , 72 + 26 = 108
3.Bài mới
.Giới thiệu bài
Hoạt động 1:GT đơn vị đơn vị đo độ dài đeximet -Phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và yêu cầu học sinh đo độ dài băng giấy .
-Băng giấy dài mấy cm?
*Băng giấy dài 10 cm.
-Giáo viên vừa giảng , vừa viết lên bảng: 10cm còn gọi là 1đêximet
-Yêu cầu học sinh đọc : 1 đêximet.
-Giáo viên nêu: đêximet viết tắt là dm.
-Giáo viên vừa giảng , vừa viết lên bảng :
10 cm = 1dm
1 dm = 10 cm
-Yêu cầu học sinh nêu lại
*1 đêximet bằng 10 xăngtimet, 10 xăngtimet bằng 1 đêximet
-Yêu cầu học sinh dùng phấn vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài là 1 dm.
-Yêu cầu học sinh vẽ các đoạn thẳng dài 1 dm vào bảng con.
Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài , sau đó tự làm bài vào vở bài tập.
-Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau đồng thời gọi học sinh đọc chữa bài.
*a.
+Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm.
+Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn 1 dm .
b.
+Độ dài đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
+Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB.
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh nhận xét về các số trong bài tập 2.
-Yêu cầu học sinh quan sát mẫu :
1 dm + 1 dm = 2 dm
-Yêu cầu học sinh giải thích vì sao 1 dm cộng với 1 dm lại bằng 2 dm ?( Nếu học sinh không giải thích được thì giáo viên nêu ch các em rõ : vì 1 cộng 1 bằng 2 , giữ đơn vị dm sang tổng)
-Muốn thực hiện 1 dm + 1 dm ta làm như thế nào?
*Ta lấy 1 cộng 1 bằng 2 , viết 2 rồi viết dm vào sau số 2.
-Hướng dẫn tương tự với phép trừ , sau đó cho học sinh làm bài vào vở bài tập , yêu cầu học sinh lên bảng làm bài.
*a) .8dm+2 dm = 10 dm , 3 dm + 2 dm= 5 dm
9 dm+10 dm=19 dm
b) .10 dm- 9 dm=1 dm , 16 dm- 2 dm= 14 dm
36 dm –3 dm=33 dm
-Bài 3:
-Yêu cầu học sinh đề bài .
*Không dùng thước đo nghĩa là dùng thước đo, hãy ước lượng độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm.
-Theo yêu cầu của bài chúng ta phải chú ý nhất điều gì ?
*Không dùng thước đo (Không thực hiện phép đo).
-Hãy nêu cách ước lượng(Nếu học sinh không nêu được , giáo viên nêu cho các em rõ)
*ước lượng trong bài này là so sánh độ dài AB, MN với 1 dm , sau đó ghi số dự đoán vào chỗ chấm.
-Yêu cầu học sinh làm bài.
-Yêu cầu học sinh kiểm tra lại sốđã ước lượng.
4.Củng cố
-cho học sinh dùng thước đo lại quyển vở của mình.
-Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò
Về nhà tập đo 2 chiều quyển sách toán.
-Hát.
-2 em
-Dùng thước đo độ dài băng giấy.
-Một vài em trả lời.
-Một số em đọc.
-Một số em nêu lại.
-Tự vạch trên thước của mình.
-Vẽ vào bảng con.
-Cả lớp tự làm bài cá nhân.
-1 em đọc chữa.
-Một số em trả lời.
-Lắng nghe và quan sát.
-Một vài em giải thích.
-Cả lớp tự làm bài.1 em lên đọc bài làm của mình , các em khác nhận xét và chữa bài của mình.
-1 em đọc.
-1 số em phát biểu.
-Ghi số ước lượng vào bài.
-Dùng thước kiểm tra lại số đã ước lượng.
SINH HOẠT LỚP
I.Mục đích
Qua tiết sinh hoạt học sinh nắm được tình hình học tập của mình trong tuần .
Từ đó học sinh có hướng phấn đấu học tập trong tuần sau.
II.Hoạt động trong tuần
Giáo viên nêu nội dung tiết sinh hoạt .
Lớp trưởng báo cáo .
Các thành viên nêu ý kiến
Giáo viên nêu nhận xét chung:
-Ưu điểm:
+Ngoan ngoãn lễ phép, vệ sinh sạch sẽ .
+ Đa số các em đi học đúng giờ, có ý thức học tập.
-Khuyết điểm:
+Một số em nghỉ học không có giấy phép.
+Một số em còn quên đồ dùng.
III.Phương hướng tuần sau
+Thi đua học tập xây dựng bài , phát huy tính tích cực trong học tập.
+Đi học phải mặc đồng phục vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ học tập.
+Xây dựng phong trào vui chơi văn nghệ.
_____________________________________________________________________
File đính kèm:
- Giao anLOP 2TUAN 01.doc