Mục đích yêu cầu:
Giúp hs :
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ, bảng nhóm
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Môn Toán Lớp 5 Tuần 26 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 26 Ngày 12-3-2007
Bài : Nhân số đo thời gian với một số
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
Mục đích yêu cầu:
Giúp hs :
Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 1, bài 3 (SGK - tr 134)
+ Đọc chữa bài 2, bài 4 (tr 134)
+ Nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian
B- Bài mới:
I. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
HS:+ đọc VD1 - SGK tr 135
+ nêu cách giải bài toán: 1 giờ 10 phút x 3 = ?
+ tự tìm cách đặt tính và tính (1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con): 1 giờ 10 phút
x 3
----------------
3 giờ 30 phút
+ nhận xét
GV: yêu cầu hs nêu cách nhân
HS:+ đọc VD2 - SGK tr 135.
+ nêu cách giải và tìm cách đặt tính rồi tính: 3 giờ 15 phút
x 5
----------------
15 giờ 75 phút
GV:? Có nhận xét gì về kết quả?
HS:+! 75 phút lớn hơn 60 phút > cần đổi ra đơn vị lớn hơn. Vậy:3 giờ 45 phút x 5 = 16 giờ 15 phút.
+ nêu cách nhân số đo thời gian: đặt tính và tính.
GV:! Khi nhân số đo thời gian với một số, thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo lớn hơn 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề thì thực hiện chuyển đổi
II- Luyện tập: Làm các bài tập ở SGK - trang 135.
- HS làm bài 1: + Chữa bài của 2 hs trên bảng , còn lại chữa miệng
+ Chú ý: đơn vị tính ra giờ và phút.
- HS làm bài 2: Chữa bài của 1 hs trên bảng
III- Tổng kết bài:
HS: nêu lại cách nhân số đo thời gian
GV: nhận xét tiết học
Bảng con
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 26 Ngày 13-3-2007
Bài : Chia số đo thời gian cho một số
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
Mục đích yêu cầu:
Giúp hs :
Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
GV: yêu cầu tính rồi nêu cách tính và những điều cần chú ý khi tính:
1 giờ 10 phút x 3 = ? 3 giờ 15 phút x 5 = ?
II. Bài mới:
1. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số:
GV: nêu ví dụ 1 (sgk 132)
HS: nêu phép tính tương ứng: 42 phút 30 giây : 3 = ?
GV: yêu cầu hs suy nghĩ tìm ra kết quả bằng hiểu biết của mình, nếu hs làm như sgk thì yêu cầu hs trình bày lại cách làm. (Kết quả 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây)
HS:+ đọc ví dụ 2, nêu phép tính tương ứng: 7 giờ 40 phút : 4 = ?
+1 hs lên bảng đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng
7 giờ 40 phút 4
3 giờ 1 giờ
GV: cho hs thảo luận và rút ra cách làm tiếp:đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút rồi chia tiếp
HS:+ thực hiện cả phép chia vào nháp, 1hs lên bảng làm tiếp
+ nhận xét ( kết quả 7 giờ 40 phút : 4 giờ = 1 giờ 55 phút)
GV:! Khi chia số đo thời gian cho một số, thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
2. Thực hành:
Bài 1:
HS:+ đọc đề bài, làm bài vào vở, 4 hs làm vào bảng con để gắn
+ nhận xét, chữa bài
Bài 2:
HS:+ đọc đề bài, nêu hướng giải
+ làm bài vào vở, 1 hs làm bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài
III. Củng cố, dặn dò:
HS: nêu lại cách chia số đo thời gian
GV: nhận xét tiết học
Bảng con
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 26 Ngày 14-3-2007
Bài: Luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Rèn kĩ năng nhân và chia số đo thời gian.
Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán thực tiễn
*Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng nhóm
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Hs:+ Thực hành tính:
42 phút 30 giây : 3 = ? 7 giờ 40 phút : 4 = ?
+ Nhắc lại cách thực hiện phép nhân,chia số đo thời gian
II. Bài mới:
*Bài 1:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào vở, 4 hs làm vào bảng con để gắn
+ Nhận xét, chữa bài
*Bài 2:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào vở, 2 hs làm bài vào bảng nhóm để gắn (mỗi hs 2 biểu thức)
+ nhận xét, chữa bài
+ nêu thứ tự thực hiện biểu thức
*Bài 3:
Hs:+ đọc đề bài
+ tự làm bài vào vở, 2 hs làm bảng nhóm 2 cách khác nhau
+ nhận xét, chữa bài
*Bài 4:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào sgk, 1 hs làm bài vào bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài, nêu cách làm
III.Tổng kết, dặn dò:
HS: nêu lại cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài
Bảng con
Bảng con
Bảng nhóm viết sẵn
Bảng nhóm
Bảng nhóm viết sẵn
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 26 Ngày 15-3-2007
Bài: Luyện tập chung
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Rèn kĩ năng cộng, trừ,nhân và chia số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài toán thực tiễn
*Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng nhóm
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Hs:+ đọc chữa bài 2, 3 của giờ trước
+ Nhắc lại cách thực hiện phép nhân,chia số đo thời gian
II. Bài mới:
*Bài 1:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào vở, 4 hs làm vào bảng con để gắn
+ Nhận xét, chữa bài
*Bài 2:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào vở, 2 hs làm bài vào bảng nhóm để gắn (mỗi hs 2 biểu thức)
+ nhận xét, chữa bài
+ nêu thứ tự thực hiện biểu thức
*Bài 3:
Hs:+ đọc đề bài, tự làm bài vào sgk
+ đọc chữa, giải thích cách làm
Tìm giờ Hồng đến
Tìm thời gian Hương phải đợi Hồng
*Bài 4:
Hs:+đọc yêu cầu của bài,thảo luận cách tính thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai
+ làm bài vào vở, 4hs làm bài vào bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài
III.Tổng kết, dặn dò:
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài
Bảng con
Bảng nhóm viết sẵn
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 26 Ngày 17-3-2007
Bài: Vận tốc
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
*Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
HS: nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
II. Bài mới:
1. Giới thiệu khái niệm vận tốc:
GV: nêu bài toán 1 (sgk 138)
HS: nêu cách làm và trình bày lời giải
GV:+! Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ.
+ trình bày lại bài giải
HS: nêu cách tính vận tốc
GV:! Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì công thức tính vận tốc là: v = s : t
HS: nhắc lại cách tìm và công thức tính vận tốc
GV:+ cho hs ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô.
+! Khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động
HS:+ đọc bài toán 2 (sgk 139)
+ nêu cách tính và trình bày lời giải của bài toán
GV: hỏi hs về đơn vị vận tốc trong bài toán này và nhấn mạnh đơn vị vận tốc ở đây là m/giây.
2. Thực hành:
Bài 1, 2:
HS:+ đọc đề bài, nêu đơn vị đo vận tốc trong bài
+ làm bài vào vở, 1 hs làm vào bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài
Bài 2:
HS:+ đọc đề bài
GV:? Muốn tính vận tốc với đon vị m/giây thì cần lưu ý gì?
HS:! Phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây
HS:+ làm bài vào vở, 1 hs làm bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài
III. Củng cố, dặn dò:
HS: nêu lại cách tính vận tốc
GV: nhận xét tiết học
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng nhóm
Bảng nhóm
File đính kèm:
- toan26.doc