*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải 1 số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
*Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng toán, phấn màu, bảng con
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Môn Toán Lớp 5 Tuần 23 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 23 Ngày 12-2-2007
Bài: Xăng-ti-mét khối . Đề-xi-mét khối
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
Biết giải 1 số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
*Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng toán, phấn màu, bảng con
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Gv:+? Thế nào là thể tích? Lên chỉ thể tích của hình.
+ so sánh thể tích của 2 hình hộp mà gv đưa ra.
II. Bài mới:
1.Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
Gv:+! Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối
+ giới thiệu hình LP cạnh 1 dm và 1cm
+! Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình LP có cạnh 1cm. Đề-xi-mét khối là thể tích của hình LP cạnh 1dm.
HS: nhắc lại khái niệm về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, kết hợp chỉ mô hình
Gv:+? Quan sát mô hình, em có nhận xét gì về quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối? Giải thích
Hs:+! 1 đề-xi-mét khối bằng 1000 xăng-ti-mét khối, vì hình LP cạnh 1dm gồm 1000 hình LP cạnh 1cm.
+ 1 vài hs nhắc lại
Gv: Hướng dẫn cách viết đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối:dm3, cm3
Hs:+ viết lại vào bảng con, kiểm tra lẫn nhau.
+ viết mối quan hệ giữa dm3 và cm3
+ đọc lại những gì đã viết trên bảng con
2. Thực hành:
*Bài 1:
Hs: đọc yêu cầu của bài
Gv: yêu cầu hs làm bài vào sgk
Hs:+ tự làm bài vào sgk
+ đổi vở chữa bài
Gv: gọi hs đọc nối tiếp các số đo trong bài
*Bài 2:
Gv:+ hướng dẫn hs tương tự bài 1
+ 4 hs làm vào bảng con để gắn, chữa bài
III.Nhận xét, dặn dò:
Hs: nhắc lại kiến thức vừa học về dm3, cm3
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức vừa học về dm3, cm3
Hình HCN và hình LP
Các khối LP
Phấn màu
Bảng con
Bảng con
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 23 Ngày 13-2-2007
Bài: Mét khối
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Có biểu tượng về mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
Biết giải 1 số bài tập liên quan đến mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
*Đồ dùng dạy học: tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3, bảng con, phấn màu, bảng phụ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Gv:+! Kể tên các đơn vị đo thể tích đã học
+! Viết vào bảng con mối quan hệ giữa dm3 và cm3
II. Bài mới:
1.Hình thành biểu tượng mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3:
Gv:+! Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị: mét khối
+ giới thiệu hình vẽ về mét khối
+? Mét khối là gì? Cách viết
Hs:+! Mét khối là thể tích của hình LP có cạnh 1m, viết là m3
+ 1 vài hs nhắc lại, viết vào bảng con
Gv:+? Quan sát hình vẽ, em có nhận xét gì về quan hệ giữa mét khối , đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối ? Giải thích
Hs:+! 1 mét khối bằng 1000 đề-xi-mét khối, vì hình LP cạnh 1m gồm 1000 hình LP cạnh 1dm. Vậy 1m3 bằng 1 000 000cm3 ( vì = 1000cm3 x1000dm3, hoặc 100x100x100 hình LP cạnh 1cm) + viết mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3 vào bảng con
+ đọc lại những gì đã viết trên bảng con
Gv:? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích?
Hs:+! Các đơn vị đo thể tích liền kề gấp kém nhau 1000 lần + 1 vài hs nhắclại
Gv: hướng dẫn hs điền bảng thể hiện quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học
2. Thực hành:
*Bài 1: Hs: đọc yêu cầu của bài
Gv: gọi hs đọc nối tiếp (2 lượt) từng số đo ở phần a
Hs:+ tự làm phần b vào vở, 2 hs viết bảng con để gắn
+ nhận xét, đổi vở chữa bài
Gv: gọi hs đọc lại các số đo vừa viết
*Bài 2: Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ tự làm bài vào vở, 2 hs làm vào bảng nhóm để gắn
+ nhận xét, chữa bài
*Bài 3: Hs: đọc đề bài
Gv:? Sau khi xếp đầy hộp, ta được mấy lớp hình LP 1dm3?
Hs:+! Ta được 2 lớp như vậy
+ nêu hướng giải, làm bài vào vở, 1 hs làm bảng nhóm để gắn
+ nhận xét , chữa bài
III.Nhận xét, dặn dò:
Hs: nhắc lại kiến thức vừa học về m3, dm3, cm3
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức vừa học.
Bảng con
Hình vẽ sẵn
Bảng con
Phấn màu
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Bảng nhóm
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 23 Ngày 14-2-2007
Bài: Luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo m3, dm3, cm3 ( biểu tượng, cách đọc, mối quan hệ giữa các đơn vị đo).
Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc, viết các số đo thể tích; so sánh các số đo thể tích.
*Đồ dùng dạy học: bảng phụ, bảng con
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Gv:+? Nhắc lại khái niệm về m3, dm3, cm3
+! Viết bảng con mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3 rồi đọc
+? Nêu quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích
II. Bài mới:
*Bài 1:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
Gv: gọi hs nối tiếp đọc ( 2 lượt) từng số đo ở phần a.
Hs:+ làm phần b vào vở, 2 hs viết vào bảng con để gắn
+ Nhận xét, chữa bài
*Bài 2:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ làm bài vào sgk
Gv: chọn 2 nhóm hs lên bảng thi điền đúng và nhanh ( 4 hs/ nhóm )
Hs: nhận xét, chữa bài
*Bài 3:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ tự làm bài vào vở, 3 hs làm vào bảng con để gắn
+ nhận xét, chữa bài, giải thích kết quả
*Bài mở rộng:
Gv: gắn bảng viết sẵn, yêu cầu hs làm vào nháp
ĐIền số thích hợp vào chỗ trống: 35m3 =……dm3 =…..cm3
7890cm3 =……dm3 =…..m3
Hs:+ làm bài vào nháp, 2 hs lên bảng điền
+ nhận xét, giải thích kết quả
III.Tổng kết, dặn dò:
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài
Bảng con
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Bảng phụ
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 23 Ngày 22-2-2007
Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Có biểu tượng về thể tích hình HCN.
Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình HCN.
Biết vận dụng công thức để giải 1 số bài tập có liên quan.
*Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng Toán, bảng phụ, băng chữ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Gv: Kiểm tra việc hs chữa bài.
Hs: nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã học, quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
II. Bài mới:
1.Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình HCN:
Gv: đưa ra bài toán: tìm số hình LP có thể tích 1dm3 để xếp đầy 1 hình HCM có chiều dài 5dm, chiều rộng 3 dm, chiều cao 2dm.
Hs: dựa vào bài 3 (sgk-118) để thực hiện yêu cầu của bài.
Gv:? Các thành phần của phép tính có liên quan như thế nào với các kích thước của hình HCN? Từ đó suy ra công thức tính thể tích hình HCN.
Hs:+! Các thành phần của phép tính chính là 3 kích thước của hình HCN.
+! Muốn tính thể tích hình HCN, ta lấy chiếu dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo)
Gv: gắn quy tắc
Hs: nhắc lại cách tính thể tích hình HCN.
Gv: yêu cầu hs vận dụng để thực hiện yêu cầu của bài 1a
2. Thực hành:
*Bài 1:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ vận dụng trực tiếp công thức vừa học tự làm bài vào vở (phần b & c)
+ 2 hs làm vào bảng nhóm để gắn chữa bài
*Bài 2:
Hs: đọc đề bài
Gv:? Muốn tính được thể tích khối gỗ, ta làm thế nào?
Hs:+! Ta chia khối gỗ thành 2 hình HCN, tính thể tích từng hình rồi cộng lại .
+ làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài
*Bài 3:
Hs: đọc yêu cầu của bài
Gv:? Quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đã vào, nêu nhận xét
Hs:+! Sau khi bỏ hòn đá vào, lượng nước trong bể dâng cao hơn khi chưa bỏ đá vào. Vậy thể tích của phần nước dâng lên chính là thể tích của hòn đá.
+ nêu hướng giải, làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài
III.Củng cố, dặn dò:
Hs: nhắc lại công thức tính thể tích hình HCN
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức vừa học
Bảng phụ
Bâng chữ
Bảng con
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 23 Ngày 24-2-2007
Bài: Thể tích hình lập phương
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
*Mục đích, yêu cầu: Giúp hs :
Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình LP.
Biết vận dụng công thức để giải 1 số bài tập có liên quan.
*Đồ dùng dạy học: bảng phụ, bảng con, băng chữ
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Phương tiện
I.KTBC:
Gv: yêu cầu hs tính thể tích hình HCN theo kích thước đã cho, nhắc lại cách tính thể tích hình HCN
II. Bài mới:
1.Hình thành công thức tính thể tích hình LP:
Gv: đưa ra bài toán:Tính thể tích hình HCN có chiều dài = chiều rộng = chiều cao = 4cm.
Hs:+ dựa vào công thức đã học để giải
+ 2 hs nhanh nhất gắn bảng
+ nhận xét, rút ra cách tính thể tích hình LP
Gv: gắn quy tắc
Hs: nhắc lại cách tính thể tích hình LP
2. Thực hành:
*Bài 1:
Hs:+ đọc yêu cầu của bài
+ vận dụng trực tiếp công thức vừa học tự làm bài vào sgk
+ 2 hs lên bảng chữa bài
+ đổi sgk, chữa bài
*Bài 2:
Hs: đọc đề bài
Gv:? Muốn biết khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg, ta cần biết gì trước? Hs:+! Ta cần biết khối kim loại đó có thể tích là bao nhiêu dm3
+ nêu hướng giải,làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài
*Bài 3:
Hs: đọc yêu cầu của bài
Gv: tổ chức cho hs hoạt động như bài 2
III.Củng cố, dặn dò:
Hs: nhắc lại công thức tính thể tích hình LP
Gv: nx giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức vừa học
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Băng chữ
Bảng phụ
File đính kèm:
- toan23.doc