I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Vận dụng tốt vào làm bài tập.
- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng:
- Phiếu học tập.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Lớp 5 buổi 1 Tuần 4 Trường Tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh lên bảng chữa, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ. Về nhà làm bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở.
Giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Với giá 1500 đồng 1 quyển thì mua được:
25 x 2 = 50 (quyển)
Đáp số: 50 quyển.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét giữa các nhóm.
- Đọc yêu cầu bài 4.
Giải
Xe tải có thể chở được số bao 75 kg là:
15000 : 75 = 200 (bao)
Đáp số: 75 bao.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập: Tìm từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập khổ to viết nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài 1, 2.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Nhóm.
- Mời 2 nhóm lên viết vào giấy khổ to.
- Nhận xét- chốt lời giải đúng.
- Cho học sinh thuộc lòng 4 thành ngữ tục ngữ trên.
3.3. Hoạt động 2: Làm vở.
- Cho học sinh làm vở.
- Gọi học sinh lần lượt làm miệng từng câu.
- Nhận xét.
3.4. Hoạt động 3:
- Cho học sinh thảo luận đôi.
- Giáo viên ghi kết quả vào giấy khổ to.
- Cho 3, 4 học sinh đọc lại.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài - nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập còn lại.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhận xét.
+ Ăn ít ngon nhiều.
+ Ba chìm bảy nổi.
+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
Kính già, già để tuổi cho.
- Đọc yêu cầu bài 2, 3.
- Học sinh nhận xét lẫn nhau.
- Đọc yêu cầu bài.
a) Hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn …
b) Hành động: khóc/ cười; ra/ vào …
c) Trạng thái: buồn/ vui; lạc/ quan/ bi quan.; sướng/ khổ.
khoẻ/ yếu, sung sức/ mệt mỏi …
d) Phẩm chất: tốt/ xấu; lành/ ác …
Khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.
- 3 phiếu: Khoanh vào những ý kiến em cho là đúng:
III. Các hoạt động lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hoạt động 1: Hoạt động đôi.
- ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và da hoạt động mạnh.
? Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
- Học sinh thảo luận và trả lời.
Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên bằng nước sạch.
Kết luận: Tất cả những việc làm trên cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
3.3. Hoạt động 2: Nhóm
Chia lớp làm 3 nhóm.
- Giáo viên đến các nhóm, giúp đỡ.
3.4. Hoạt động 3: Thảo luận đôi:
- Giáo viên kẻ bảng.
- Cho học sinh lần lượt phát biểu ý kiến.
- 2 nhóm nam phát phiếu 1.
- 2 nhóm nữ phát phiếu 2.
- Phiếu 1: 1- b; 2- a,b ; 3- b,d
- Phiếu 2: 1- c,b; 2- a,b ; 3- a
Thảo luận:
Nên làm
Không nên làm
Thể dục TT
Vui chơi lành mạnh
Uống rượu, hút thuốc, ma tuý, xem phim không lành mạnh
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ: Dặn chuẩn bị bài giờ sau.
Thể dục
Đội hình đội ngũ. Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ thuật động tác quay trái, quay phải, …
- Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, khéo léo …
II.Đồ dùng dạy học: - Sân bãi, 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra sân bãi:
3. Bài mới: 3.1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài.
- Khởi động- Kiểm tra bài cũ:
3.2. Phần cơ bản:
3.2.1. Ôn đội hình đội ngũ.
- Cho học sinh ôn theo tổ.
3.2.2. Trò chơi:
- Phổ biến luật chơi.
3.3. Phần kết thúc:
- Thả lỏng.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về luyện tập thêm.
- Phổ biến nội dung bài.
Xoay các khớp, giậm chân tại chỗ.
“Mèo đuổi chuột”
- Học sinh chơi 7 đến 8 phút.
- Hít sâu.
Ngày soạn: 13/09/2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 09 năm 2013
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố cách giải toán về “Tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học.
- Rèn học sinh kĩ năng giải toán thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
Bài 1: Giáo viên gợi ý học sinh giải toán theo cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Tổng 25 học sinh.
- Tỉ số
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn"giải toán bằng cách “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số”.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn: giải toán bằng phương pháp “Tìm tỉ số”.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn giải bài toán bằng cách “Rút về đơn vị”.
- Giáo viên gợi ý cách 2.
- Học sinh đọc đề bài "học sinh vẽ sơ đồ.
Giải
Ta có sơ đồ:
28 HS
Số học sinh nam:
28 : (2 + 5) x 2 = 8 (học sinh)
Số học sinh nữ:
28 – 8 = 20 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh nam,
20 học sinh nữ.
- Học sinh đọc đề và phân tích.
Giải
Sơ đồ:
Theo sơ đồ chiều rộng … :
15 : (2 - 1) x 1 = 15 (m)
Chiều dài … là: 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi … là: (30 + 15) x 2 = 90 (m)
Đáp số: 90 m.
- Học sinh đọc đề và tóm tắt.
100 km : 12 lít xăng.
50 km : ? lít xăng.
Giải
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Ô tô đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng:
12 : 2 = 6 (lít)
Đáp số: 6 lít.
- Học sinh đọc đề.
Giải
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
30 x 12 = 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 4 cách 2.
Tập làm văn
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I. Mục đích- yêu cầu:
- Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thích yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra.
- Bảng viết sẵn cấu tạo bài văn: mở bài, thân bài, kết luận.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
b) Kiểm tra.
- Giáo viên ra đề theo gợi ý (sgk - trang 44)
- Giáo viên hướng dẫn: Chọn một trong 3 đề.
Lưu ý khi làm bài:
- Học sinh mở sách, đọc thầm.
- Học sinh đọc đề.
- Làm theo cấu tạo bài văn (Giáo viên dán lên bảng)
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời
gian.
3. Kết luận: Nêu lên cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
- Lập dàn ý ra nháp, sau đó viết vào vở.
- Viết cho đúng chính tả, có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong bài văn.
- Học sinh làm bài.
4. Củng cố- dặn dò:
- Thu bài của học sinh.
- Chuẩn bị cho tuần sau.
Địa lí
Sông ngòi
I. Mục tiêu:
- Học sinh chỉ được trên bản đồ 1 số sông chính của Việt Nam.
- Trình bày được 1 số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản xuất.
- Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về sông trong mùa lũ và mùa cạn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Nêu sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
b) Giảng bài.
1) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân.
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông, hãy kể tên 1 số con sông chính ở Việt Nam?
+ Nhận xét các sông ở miền Trung?
- Học sinh quan sát hình 1 sgk để trả lời.
- Nước ta có nhiều sông nhưng ít sông lớn. Các sông chính: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
- Thường nhỏ, ngắn, dốc.
- Giáo viên tóm tắt: Sông ngòi nước ta dày đặc phân bố khắp cả nước.
2) Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù xa.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
+ Nêu đặc điểm (thời gian) về sông vào mùa mưa và sông vào mùa khô?
+ Nước sông lên xuống theo mùa có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
3) Vai trò của sông ngòi (hoạt động cả lớp)
+ Nêu vai trò của sông ngòi?
- Giáo viên tổng kết ý chính.
"Bài học sgk.
- Học sinh quan sát hình 2, 3 sgk.
+ Mùa mưa: nước sông dâng lên nhanh chóng, gây lũ lụt.
+ Mùa khô: Nước sông hạ thấp.
- ảnh hưởng đến giao thông trên sông, tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, nước lũ đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ven sông.
- Sông ngòi bồi đắp phù sa cho nhiều Đồng Bằng, cung cấp nước cho sản xuất và là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện lớn và cho ta nhiều thuỷ sản.
- Học sinh đọc.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giải bài về nhà.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I- Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần 4
- Tham gia chơi các trò chơi – giao lưu với nhau.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II- Đồ dùng dạy học
- Lớp trưởng tổng hợp điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ, trong lớp
III- Các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các cán bộ lớp
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học
- Yêu cầu lớp trưởng cùng các cán bộ lớp đọc nội dung theo dõi thi đua
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm qua bản theo dõi thi đua.
b. Đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhược điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Phát huy tinh thần tự quản
- Các bạn khá, giỏi giúp đỡ bạn yếu
IV- Hoạt động nối tiếp
c. Chơi trò chơi và Vui văn nghệ.
- Hát
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp
- Học sinh phát biểu
- HS tự chọn trò chơi và chơi
- Vui văn nghệ.
File đính kèm:
- BAI SOAN L5._TUAN 4.doc