Bài soạn Lớp 3 Tuần 4 chuẩn

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : lất phất, bối rối, phụng phịu, .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết )

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ mới : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

 

doc74 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Lớp 3 Tuần 4 chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhớ) Kĩ năng: học sinh đặt tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ )( 1’ ) Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân ( 8’ ) GV viết lên bảng phép tính : 12 x 3 = ? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân trên Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính : x 12 3 36 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 Vậy 12 nhân 3 bằng 36 GV gọi HS nêu lại cách tính. Hoạt động 2 : thực hành ( 25’ ) Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài GV : ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên : “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 tá : 12 chiếc 4 tá : …… chiếc ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : điền số GV gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu học sinh làm bài. GV cho HS thi đua tiếp sức. GV Nhận xét, tuyên dương Bài 5 : xếp 4 hình tam giác thành hình bên ( xem hình vẽ ) Cho HS đọc yêu cầu bài Yêu cầu học sinh làm bài GV cho HS thi ghép hình qua trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn. GV phát cho mỗi dãy 4 hình tam giác, yêu cầu HS trong 3 phút bạn nào ghép đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng . GV Nhận xét, tuyên dương hát Cá nhân HS đọc. Học sinh nêu : chuyển phép nhân thành tổng : 12 + 12 + 12 = 36. Vậy 12 x 3 = 36 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. Học sinh nêu : Đầu tiên viết thừa số 12 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 12. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân HS nêu Học sinh làm bài Lớp Nhận xét Học sinh nêu HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét. Học sinh nêu HS đọc. Mỗi tá khăn mặt có 12 chiếc Hỏi 4 tá khăn như thế có bằng nhau chiếc khăn mặt HS làm bài HS sửa bài Lớp nhận xét. HS đọc Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét HS đọc Học sinh làm bài HS thi đua ghép hình Lớp nhận xét Giảng giải Thực hành Thi đua, trò chơi Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : nhân số có hai chữ số với số có một chữ số( có nhớ) Tự nhiên xã hội BÀI 8:VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản. Kĩ năng : HS biết so sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản. Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn Thái độ : HS có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trong SGK Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp Khởi động : ( 1’) Bài cũ : ( 4’ ) hoạt động tuần hoàn Nêu chức năng của từng loại mạch máu. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : vệ sinh cơ quan tuần hoàn ( 1’ ) Hoạt động 1 : chơi trò chơi vận động ( 13’ ) Mục tiêu : So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản Cách tiến hành : Bước 1 : Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : “ Con Thỏ” đòi hỏi vận động ít. Sau đó, Giáo viên cho học sinh hát múa bài : “Thỏ đi tắm nắng” Sau khi học sinh chơi xong, Giáo viên hỏi : + Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ? Bước 2 : Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau : + So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi ? Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên hỏi : + Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi cơ thể ? + Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng làm việc ? Kết Luận: khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim mạnh và nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe. Hoạt động 2: thảo luận nhóm ( 20’) Mục tiêu : Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn Cách tiến hành : Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 19 trong SGK và thảo luận : + Các bạn đang làm gì ? + Các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch ? Vì sao ? + Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch ? Tại sao không nên Luyện tập và lao động quá sức ? + Theo bạn những trạng thái, cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ( khi quá vui,lúc hồi hộp, xúc động mạnh, lúc tức giận, thư giản ) ? + Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật ? + Kể tên một số thức ăn, đồ uống, … giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống, … làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Bước 2 : Làm việc cả lớp Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên cho học sinh tự liên hệ bản thân : + Em đã làm gì để bảo vệ tim, mạch ? Kết Luận: Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu Tập thể dục, thể thao, đi bộ, … có lợi cho tim, mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch. Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận, … sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn cơ, tắ¨t tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng Các loại thức ăn : các loại rau, các loại quả, thịt lợn, cá, lạc, vừng, … đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý, … làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Hát Học sinh trả lời 1 học sinh điều khiển, cả lớp thực hiện theo. Cả lớp cùng hát múa HS trả lời . Học sinh thảo luận nhóm và trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Bạn nhận xét, bổ sung. Trong hoạt động tuần hoàn, tim làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi cơ thể. Cơ thể sẽ chết nếu tim ngừng làm việc Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi. Hình 2 : các bạn đang chơi ném bóng. Đây là hoạt động nhẹ nhàng, không phải chạy nhảy nhiều, rất tốt cho tim mạch. Hình 3 : các bạn đang chăm sóc cây. Đây là việc nhẹ nhàng, phù hợp với các bạn nhỏ, rất tốt cho tim mạch. Hình 4 : bạn nhỏ đang vác một cây gỗ nặng. Việc làm này quá sức với bạn, bạn sẽ chóng mặt, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tim mạch. Hình 5 : hai bạn ăn uống đầy đủ chất, củng cố nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, rất tốt cho tim mạch. Hình 6 : đây là bao thuốc lá và chai rượu. Những thứ này kích thích mạnh đến tim mạch, không tốt. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. Em ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tập thể dục hằng ngày. Học sinh lắng nghe. Lớp nhận xét. Quan sát Trò chơi Thảo luận Quan sát Đàm thoại Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 9 : Phòng bệnh tim mạch. Rèn chữ viết (Tiếp theo) GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa C, L, N cỡ nhỏ. Cho học sinh viết tên riêng : Cửu Long. Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.

File đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 4(1).doc
Giáo án liên quan