- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật: chú Khánh, thầy giáo.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
- Học sinh đọc bài hay.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 7 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của lớp theo mẫu đã học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập 1.
Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm viết thời khóa biểu.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’):
1 học sinh làm lại bài tập 2.
2, 3 học sinh đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục một tập truyện thiếu nhi.
Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’)
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Làm miệng
Bài 1:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: Đầu tiên, các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó, dừng lại ở từng tranh, kể nội dung từng tranh. Có thể đặt tên cho hai bạn học sinh trong tranh để tiện gọi.
- Học sinh kể theo mẫu.
+ Tranh 1: Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.
+ Tranh 2: Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai.
+ Tranh 3: Hai bạn đang chăm chú viết bài.
+ Tranh 4: Bạn học sinh nhận được điểm 10 bài viết.
Bạn về nhà khoe với mẹ. Bạn nói: “Nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được 10 điểm.
-> Giáo viên nhận xét.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài viết
Bài 2: Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp mở trước mặt thời khóa biểu của lớp.
- Một học sinh đọc thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp.
- Học sinh viết lại TKB vào vở
-> Giáo viên nhận xét.
-> Học sinh nhận xét.
- Cả lớp sửa bài.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh dựa vào thời khóa biểu đã viết, trả lời lần lượt từng câu hỏi trong sách.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu hỏi và trả lời.
- Học sinh:
+ Ngày mai có mấy tiết?
+ Đó là những tiết gì?
+ Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về nhà tập kể lại chuyện: Bút của cô giáo.
Chuẩn bị bài: Tuần 8.
GV nhận xét tiết học.
***
Toán: ( Tiết 35)
26 + 5
SGK:35 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.
Học sinh thích học toán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Que tính, bảng gài, bảng phụ, bộ số.
Học sinh: Que tính, vở bài tập toán, số.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’): 6 cộng với một số: 6 + 5
Học sinh lên bảng sửa bài 4, 5.
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét chung.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’): 26 + 5
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- Giáo viên nêu thành bài toán “Có 26 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?”
- Dẫn ra phép tính: 26 = 5
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả:
26 + 5 = 31
- Giáo viên viết lên bảng:
26 + 5 = 31
hay 26
+ 5
31
- Cho học sinh nêu lại cách thực hiện phép tính dọc.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh đổi chéo vở để sửa bài.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh: cộng nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống.
10 + 6 = 16 22 + 6 = 28
16 + 6 = 22 28 + 6 = 34
-> Giáo viên nhận xét.
-> Sửa bài -> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
+ Học sinh làm bài.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài.
Số điểm 10 trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
Đáp số: 21 điểm mười
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về làm bài 4.
Chuẩn bị bài: 36 + 5.
GV nhận xét tiết học.
***
Tập viết: (Tiết7)
Chữ hoa: E Ê
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
+ Biết viết hai chữ cái viết hoa e, ê theo cỡ vừa và cỡ nhỏ.
+ Biết viết cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chữ mẫu chữ hoa E, Ê.
Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
Học sinh: vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
. Bài cũ (4’):
Giáo viên cho học sinh viết lại chữ cái viết hoa đã học, chữ Đ.
Học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng ở bài trước. Sau đó viết chữ ứng dụng: Đẹp.
Giáo viên nhận xét bài tập viết trước, nêu thống kê.
3. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Chữ hoa E, Ê
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 2 chữ E Ê
- Chữ E.
+ Cao 5 li.
+ Là kết hợp của 3 nét: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Chữ ê:
+ Viết chữ e và thêm dấu mũ nằm trên đầu.
* Giáo viên viết mẫu chữ e, ê lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
b) Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại qui trình viết để học sinh viết đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
+ Biết viết câu ứng dụng đúng đều nét và nối chữ đúng qui định.
+ PP: Thực hành.
+ Vở tập viết.
a) Giới thiệu câu ứng dụng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Học sinh nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quí ngôi trường của mình.
b) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát câu ứng dụng trên bảng và nêu nhận xét.
- Những chữ cái hoa 1 li: m, ê, u, ư, n, e.
- Chữ cái cao 1,5 li: t
- Chữ cái cao 1,25 li: r
- Những chữ cái cao 2,5 li: C, y, g.
c) Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ Em vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.
- Học sinh tập viết 2, 3 lượt.
d) Hướng dẫn học sinh viết vở:
- 1 dòng chữ E Ê, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ E, cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Ê, cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Em, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Em, cỡ nhỏ.
- 2 dòng từ ứng dụng: Em yêu trường em, cỡ chữ nhỏ.
- Giáo viên chấm, chữa bài..
- Nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng:(3’):
Giáo viên nhận xét.
Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết.
Chuẩn bị bài: Tiết 8.
***
Tự nhiên xã hội: (Tiết 7)
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
Hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính và ăn thèm hoa quả.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ bài 16, 17/SGK, phiếu giao việc.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’):
Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a.Giới thiệu (1’): Aên uống đầy đủ
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng thức ăn hàng ngày
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh qưan sát hình 1, 2, 3, 4/16 và nói về bữa ăn của bạn Hoa. Sau đó sẽ liên hệ đến các bữa ăn và những thứ các em thường ăn uống hàng ngày dựa vào các câu gợi ý.
- Học sinh quan sát.
+ Hằng ngày các bạn ăn mấy bữa?
- Học sinh thảo luận trong nhóm.
+ Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu?
- Đại diện 1 số nhóm trính bày bữa ăn của Hoa.
+ Bạn thích ăn gì?
-> Nhận xét.
(Giáo viên chốt: ăn đầy đủ).
- Giáo viên cho học sinh trả lời trước lớp dưới hình thức: trò chơi phóng viên.
- 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
-> Ăn uống như vậy đã đầy đủ chưa?
-> Giáo viên chốt ý và giáo dục học sinh: ăn đầy đủ được hiểu là cần phải ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
* Hoạt động 2: Ích lợi của việc ăn uống đầy đủ
+ Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước.
- Nếu ta thường bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
-> Giáo viên chốt ý.
* Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ
+ Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn 1 cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe.
- Giáo viên treo tranh vẽ các món ăn, thức uống.
- Học sinh quan sát.
- Yêu cầu các nhóm lập thực đơn các món ăn trong ngày (3 bữa) và ghi vào giấy.
- Học sinh thực hiện và dán lên bảng.
- 1 học sinh đọc.
- Lớp nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt dộng cuối cùng(2’):
Về xem lại bài và thực hiện tốt bài học..
Chuẩn bị bài: Ăn, uống sạch sẽ.
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tập làm văn
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh nói lại, kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
Rèn kỹ năng kể hay; viết lại đúng, đẹp nội dung câu chuyện mình vừa kể.
Giáo dục học sinh thích học tập làm văn.
II. Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện: “Bút của cô giáo” treo tranh.
(Thi nhóm, cá nhân).
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lại câu chuyện trên.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Nguyet - Tuan 7.doc