I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, im lặng, xì xào, nổi lên.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú, .
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 6 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc .
lần lượt 5 em lên làm .
***
Tập làm văn:(Tiết 6)
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. LẬP MỤC LỤC SÁCH
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu
Bước đầu biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu câu khẳng định và phủ định.
Củng cố hiểu biết về mục lục sách
Rèn kĩ năng nói và trả lời câu hỏi
Thái độ ứng xử có văn hoa.ù
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ: câu hỏi. Mục lục tuần 3, 4.
HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (3’) Đặt lại tên cho bài – Trả lời câu hỏi. Lập mục lục sách.
GViểm tra bài tập nhà.
Tự soạn mục lục một truyện nhi đồng.
GV nhận xét
2 Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay, chúng ta sẽ học dạng bài khẳng định, phủ định, lập mục lục sách
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành
Bài 1:
Nêu yêu cầu đề:
GV cho HS thực hiện tập bằng trò chơi đóng
vai. Từng cặp 3 em, 1 em hỏi phủ định (không)
Bài 2:
Nêu yêu cầu bài?
GV cho HS đối thoại theo mẫu 1 em hỏi. 3 HS khác trả lời.
GV cho HS đối thoại theo nhóm như đã làm mẫu
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Bài 3:
Nêu yêu cầu
Nếu chưa xong GV cho HS về nhà làm tiếp.
3. Hoạt động cuối cùng:
GV cho HS lên chơi trò chơi đóng vai.
HS đặt câu hỏi và HS khác trả lời
Bạn đi học bây giờ chưa?
Chưa, tớ chưa đi học bây giờ
Có, tớ đi học ngay bây giờ
Công viên có xa không?
Công viên không xa đâu.
Công viên đâu có xa
Công viên có xa đâu.
Làm tiếp bài tập 3
Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh – viết thời khóa biểu
- Vở nháp.
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu
- Cặp 3 HS đầu tiên
- Em có thích đi xem phim không?
- Có em rất thích xem phim
- Không, em không thích đi xem phim.
- Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu
- Nhà em có xa không?
- Nhà em không xa đâu.
- Nhà em có xa đâu.
- Nhà em đâu có xa.
- Bạn có thích học vẽ không?
- Trường bạn có xa không?
- Lập mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 3, 4
- HS đọc.
- HS làm bài.
- 2 đội thi đua: Đội nào trả lời nhanh, đúng đội đó thắng.
***
TOÁN: (Tiết 30)
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
SGK:30 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu
Giúp HS hiểu khái niệm “ít hơn” và biết giải toán ít hơn (dạng đơn giản)
Rèn kĩ năng giải toán có lời văn (toán đơn, có 1 phép tính)
Tính cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng con, nam châm gắn các mẫu vật (quả cam)
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động đầu tiên:
. Bài cũ (3’) Luyện tập.
HS sửa bài
37 47 24 68
+15 +18 +17 + 9
52 65 41 77
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu: (1’)
Học dạng toán mới. Bài toán về ít hơn.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu về bài toán ít hơn, nhiều hơn.
- Hàng trên có 7 quả cam
- Hàng dưới có ít hơn 2 quả cam
- Hàng dưới có mấy quả cam?
Hàng nào biết rồi?
Hàng nào chưa biết?
Để tìm hàng dưới ta làm như thế nào?
GV cho HS lên bảng trình bày bài giải.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
GV tóm tắt trên bảng
17 thuyền
Tổ1 |------------------------|------------|
7 thuyền
Tổ2 |------------------------|
thuyền?
-Để tìm số thuyền tổ 2 có ta làm như thế nào?
Bài 2:
-Muốn tìm chiều cao của Bình ta làm như thế nào?
Bài 3:
-GV hướng dẫn HS tóm tắt.
-Lớp 2A có bao nhiêu HS gái? Có bao nhiêu HS trai?
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm số HS trai ta làm như thế nào?
3 . Hoạt động cuối cùng:
GV cho HS chơi trò chơi điền vào ô trống.
Ê Ê Ê Ê Ê Ê Ê
a a a a a
Số dâu ít hơn số cam là £ quả
Xem lại bài
Chuẩn bị: Luyện tập
- HS dựa vào hình mẫu đọc lại đề toán.
- Hàng trên
- Hàng dưới
- Lấy số hàng trên trừ đi 2.
- Số quả cam hàng dưới có.
7 – 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 (quả)
- HS đọc lời giải
- Hoạt động cá nhân
- Lấy số thuyền tổ1 có, trừ đi số thuyền tổ2 ít hơn.
- HS đọc đề
- Lấy chiều cao của Hoa trừ đi phần Bình thấp hơn Hoa.
- HS làm bài
- HS đọc đề
- HS tóm tắt
19 HS
- HS gái |-------------------|--------|
3 HS
- HS trai |-------------------|
? HS
- Lấy số HS gái trừ số HS trai ít hơn.
- Số cam là £ quả
- Số dâu là £ quả
- Số cam nhiều hơn dâu là £ quả
Tập viết: (Tiết 6)
Chữ Đ hoa
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chữ.
Viết chữ Đ hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Đẹp trường đẹp lớp; cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
Rèn học sinh viết đúng, đẹp. Biết trình bày bài đẹp mắt.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữ cái Đ hoa.
Học sinh: Bảng phụ, vở TV.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ 5’: Chữ D hoa
Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh.
2 học sinh lên bảng viết lại chữ: Dân.
Giáo viên nhận xét chung.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu 1’:
Hôm nay, các em tập viết chữ Đ hoa.
Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ Đ hoa
- Hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát và nêu.
+ Chữ Đ cỡ vừa vao 5 li và được cấu tạo như chữ D, thêm 1 nét thẳng ngang.
- Giáo viên viết chữ Đ lên bảng, vừa viết vừa nêu lại cách viết Đ.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Đ trên bảng con.
- Học sinh luyện viết chữ Đ trên bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Đẹp trường đẹp lớp.
- Học sinh đọc lại.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo viên viết mẫu cụm từ ứng dụng.
Đẹp trường đẹp lớp.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Độ ao 2,5 li gồm các chữ: Đ, g, l.
+ Cao 2 li: đ, p.
+ Cao 1,5 li: t.
+ Cao 1,25 li: r.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Đẹp vào bảng con.
- Học sinh luyện viết bảng con.
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Lưu ý học sinh khoảng cách giữa các chữ và cách nối nét giữa các chữ.
- Nội dung bài viết.
3. Hoạt động cuối cùng
Nhận xét tiết học
CBB: E , Ê
***Tự nhiên xã hội: (Tiết 6)
Tiêu hóa thức ăn
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
Nói sơ lược về sự biến đổi thức ănở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa.
Học sinh: Một vài bắp ngô luộc hoặc bánh mì.
III. Các hoạt động (35’):
1.Hoạt động cuối cùng
Bài cũ 5’: Cơ quan tiêu hóa
1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ.
1 học sinh kể tên các cơ quan tiêu hóa.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2.Hoạt động cuối cùng:
Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em học bài: Tiêu hóa thức ăn.
Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
+ Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
- Bước 1: GV cho học sinh thực hành theo cặp.
GV hát cho học sinh 1 mẩu bánh mì hoặc một quả ngô luộc. Y/c các em nhai kĩ ở trong miệng. Sau đó, mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị của thức ăn.
- Học sinh thực hiện và nêu:
+ Vai trò của răng, lưỡi và tuyến nước bọt khi ta ăn.
+ Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biển đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được đưa xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
+ Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
- Bước 1: GV cho học sinh làm việc theo nhóm đôi.
+ GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK rồi 2 bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý.
+ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được đưa đi đâu? Để làm gì?
- Thức ăn biến thành chất bổ dưỡng thấm vào thành ruột non vào máu để nuôi cơ thể.
+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?
- Phần chất bã được đưa xuống ruột già.
+ Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
- Xuống ruột già chất bã biến thành phân thải ra ngoài.
+ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số học sinh trả lời các câu hỏi nêu trên trước cả lớp và yêu cầu những học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng(3’):
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
- 1 học sinh nêu.
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
- 1 học sinh nêu.
- VN: Xem và học bài.
- CBB: Aên, uống đầy đủ.
***
File đính kèm:
- Nguyet-Tuan 6.doc