I. Mục đích – yêu cầu:
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tìm cảm quý trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa trong bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- Một số các con vật nặn bằng bột.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 34 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ra giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh,...
Nông dân
Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn (heo), thả các,...
Bác sĩ
Khám và chữa bệnh.
Công an
Chỉ đường; giữ trật tự làng xóm, phố phường, bảo vệ nhân dân,...
Người bán hàng
Bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ chơi, máy cày,...
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà làm lại các bài tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
Tập viết: (Tiết 34)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Ôn tập cách viết chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2).
Viết đúng đẹp các chữ hoa, các cụm từ ứng dụng.
Biết cách nối từ các chữ hoa sang các chữ đứng liền sau.
II. Chuẩn bị:
Các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) viết trên bảng, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
Các cụm từ ứng dụng viết trên bảng lớp.
Vở tập viết 2, tập hai.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ 4’:
Gọi 2 học sinh lên bảng viết chữ V hoa (kiểu 2).
2 học sinh lên bảng viết chữ Việt.
Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
Nhận xét từng học sinh.
2. Giới thiệu 1’:
Giờ tập viết hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại cách viết các chữ hoa A, M, N, Q, V kiểu 2 và viết các cụm từ ứng dụng.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2)
- Gọi học sinh quan sát và nói lại quy trình viết các hữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2).
- Học sinh nêu nhận xét, quy trình viết các chữ hoa như đã hướng dẫn ở các tiết học trước.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nếu học sinh không nói rõ, giáo viên có thể nêu lại quy trình viết các chữ hoa như đã viết cụ thể ở từng bài.
- Theo dõi.
b) Viết bảng
- Gọi học sinh lên bảng viết và viết vào bảng con từng chữ.
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Mỗi chữ hoa 2 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc các cụm từ ứng dụng.
- 3 học sinh đọc nối tiếp: Việt Nam, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh.
- Nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng?
- Đều là các từ chỉ tên riêng.
- Giáo viên giải thích thêm về các tên của Bác Hồ.
b) Quan sát và nhận xét
- So sánh chiều cao của các chữ hoa với chữ thường.
- Chữ hoa V, N, A, Q, H, C, M cao 2 ly rưỡi; chữ g, h cao 2 ly rưỡi; các chữ còn lại cao 1 ly.
c) Viết bảng
- Yêu cầu 8 học sinh lên viết bảng, học sinh dưới lớp viết vào bảng con từng chữ.
- Nhận xét, sửa cho học sinh.
- Viết bảng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Viết theo yêu cầu của giáo viên.
+ Mỗi chữ cái hoa viết 1 dòng, cỡ nhỏ.
+ Mỗi từ ngữ ứng dụng viết 1 dòng, cỡ nhỏ.
- Thu và chấm 10 bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài tập viết trong vở Tập viết 2, tập hai.
Toán
Tiết 169
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cổ:
Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật.
Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
Các hình vẽ trong bài tập 1.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Giới thiệu (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Bài 1, 23
Bài 1:
- Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu học sinh đọc tên của từng hình.
- Đọc tên hình theo yêu cầu.
Bài 2:
- Cho học sinh phân tích đề thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập.
* Hoạt động 2: Bài 3, 4
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Đọc đề bài trong SGK.
- Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để cia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu học sinh lựa chọn cách vẽ đúng.
- Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần b.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 4:
- Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.
1 2
3 4
- Hình bên có mấy tám giác, là những tam giác nào?
- Có 5 tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1+2).
- Có bao nhiêu tứ giác, đó là những hình nào?
- Có 5 tứ giác, đó là: hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3), hình (1+2+4), hình (1+2+3+4).
- Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?
- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3+4).
4. Củng cố, dặn dò (3’):
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh.
Thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2004
Chính tả
Tiết 38
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục tiêu:
Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như ... đòi bế.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu học sinh dưới lớp viết vào nháp.
Yêu cầu học sinh đọc các từ mà các bạn tìm được.
Nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài (1’):
Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả.
4. Phát triển các hoạt động 32’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết.
- Theo dõi bài trong SGK.
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu?
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
- Những con bê cái thì ra sao?
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Tìm tên riêng trong đoạn văn?
- Hồ Giáo.
- Những chữ nào thường phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi học sinh đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
- Học sinh đọc cá nhân.
- 3 học sinh lên bảng viết các từ này.
- Nhận xét và chữa lỗi cho học sinh, nếu có.
- Học sinh dưới lớp viết vào nháp.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh tìm từ.
- Nhiều cặp học sinh được thực hành. Ví dụ:
HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
HS 2: Chợ.
Tiến hành tương tự với các phần còn lại:
a) chợ - chò - tròn
b) bảo - hổ - rỗi (rảnh)
- Khen những cặp học sinh nói tốt, tìm từ đúng, nhanh.
Bài 3
Trò chơi: Thi tìm tiếng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
- Học sinh hoạt động trong nhóm.
- Một số đáp án:
a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,...
b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,...
- Yêu cầu học sinh đọc các từ tìm được.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5. Củng cố, dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà làm tiếp bài tập 2 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Toán
Tiết 170
Ôn tập về hình học (tt)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Phát triển trí tưởng tượng cho học sinh thông qua xếp hình.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): H hát
2. Giới thiệu bài mới (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Bài 1, bài 2, bài 3
Bài 1
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
- Đọc tên hình theo yêu cầu.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Chu vi của hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm + 5cm + 5cm = 20cm
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì?
- Các cạnh bằng nhau.
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
- Bằng cách thực hiện phép nhân 5cmx4.
Bài 4:
- Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
- Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm +2cm +2cm +2cm +2cm + 1cm = 11cm.
Bài 5:
- Tổ chức cho học sinh thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố - dặn dò: (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Thuy-34.doc