Bài soạn lớp 2 Tuần 3 - Đặng Thị Anh Nguyệt

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, rình, nhanh trí, ngã ngửa.

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngữ có chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, gạc, thông minh, hung ác.

-Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

-Qua câu chuyện rút ra nhận xét: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp đỡ người khác, và cứu người trong lúc hoạn nạn.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 3 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu cho đúng thứ tự nội dung các sự việc xảy ra. GV kiểm tra kết quả (b – d – a – c ) Hoạt động 2: Lập bảng danh sách Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách lập bảng danh sách lớp Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm Bài 3: Nêu yêu cầu Thầy hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và ghi thứ tự các cột, xem bảng danh sách lớp 2A để ghi cho đúng 3. Hoạt động cuối cùng: Nêu lại những nội dung đã luyện tập (HS: Xếp tranh cho đúng nội dung chuyện, rồi tóm tắt lại nội dung chuyện. Sắp xếp các câu cho đúng thứ tự. Lập danh sách nhóm bạn) Khi trình bày chú ý viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. Làm bài tiếp - Hát - 2 HS đọc à ĐDDH: Tranh - Sắp xếp các tranh, tóm nội dung tranh bằng 1,2 câu để thành câu chuyện : “Gọi bạn” - 1 - 4 - 3 -2 - (1) Bê và Dê sống trong rừng sâu - (2) Trời hạn hán, suối cạn, cỏ khô héo. - (3) Bê đi tìm cỏ quên đường về. -(4) Dê tìm bạn gọi hoài: “Bê! Bê!” - Xếp các câu cho đúng thứ tự - HS đọc nội dung bài 2 - HS làm bài à ĐDDH: Bảng phụ - Lập danh sách HS - HS làm bài *** Toán: (Tiết 15) 9cộng với một sô: 9 + 5 SGK: 15 Thời gian: 35’-37’ I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS Biết cách thực hiện phép cộng 9 + 5, từ đó lập và học thuộc các công thức 9 cộng với 1 số (cộng qua 10). Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép cộng dạng 29 + 5 và 49 + 25 Kỹ năng: Rèn làm tính đúng, nhanh Thái độ: Tính cẩn thận chăn chỉ II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ, bảng cài HS: SGK + bảng con III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 26 + 4, 36 + 24 HS sửa bài 1 + -GV yêu cầu HS nêu đúng sai, nếu sai cho HS lên sửa lại cách đặt tính cho đúng + + 12 13 6 8 7 14 20 20 20 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’) Học dạng toán: 9 cộng với 1 số: 9 + 5 Phát triển các hoạt động (27’) Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 9 + 5 Ÿ Mục tiêu: Thuộc các công thức 9 cộng với 1 số (cộng qua 10) Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải thảo luận nhóm -GV nêu bài toán: Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -GV hướng dẫn để rút ra phép tính -Có 9 que tính (cài 9 que tính lên bảng). Viết 9 vào cột đơn vị. Thêm 5 que tính (cài 5 que tính dưới 9 que tính). Viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? Chục đ vị 9 5 fd1 4 -GV dẫn ra phép tính 9 + 5 = 14 (viết dấu cộng vào bảng) -GV yêu cầu HS đặt tính dọc + 9 9+5=14 viết 4, thẳng cột với 9 và 5. 5 Viết 1 vào cột chục 14 -Hướng dẫn HS tự làm bảng cộng dạng 9 cộng với 1 số. -Sử dụng bảng cài Hoạt động 2: Thực hành Ÿ Mục tiêu: Làm các bài tập thành thạo Ÿ Phương pháp: Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm: -GV quan sát, hướng dẫn Bài 2: Đặt tính rồi tính Bài 3: Điền số Viết ngay kết quả -GV quan sát, hướng dẫn Bài 4: Để tìm số cây có tất cả ta làm sao? Bài giải: Số cây trong vườn có tất cả là: 9 + 8 = 17 (cây) Đáp số: 17 cây. 3. Hoạt động cuối cùng:Củng cố – Dặn dò (3’) HS đọc bảng công thức 9 cộng với 1 số Quan sát và ghi Đ hoặc S nếu sai sửa lại cho đúng + + + + + 9 8 7 4 9 3 9 9 9 5 12 17 16 13 14 - GV nhận xét Làm bài 1. Chuẩn bị: 29 + 5 + + + + 35 42 25 64 21 + 5 8 35 16 29 40 50 60 80 50 à ĐDDH: Bảng cài, que tính - HS thao tác trên vật thật - Lấy 9 que tính, thêm 5 que tính nữa, gộp lại là 14 que tính - HS đặt tính + 9 5 - Thảo luận nhóm - 9 + 1 = 10 - 9 + 2 = 11 - 9 + 3 = 12 . . . - 9 + 9 = 18 - HS học thuộc các công thức trên à ĐDDH: Bảng phụ + + + - HS làm bảng con 9 9 9 6 9 4 11 17 15 - HS nêu - HS dựa vào bảng công thức để làm. - HS đọc đề - làm tính cộng - HS làm bài sửa bài *** Tập viết: (Tiết 3) Chữ hoa B Thời gian: 40’-42’ I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng viết chữ: Biết viết chữ cái hoa B theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: “Bạn bè sum họp” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. 2. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Mẫu chữï. Học sinh: Bảng con. III. Các hoạt động: 1.Hoạt độngđầu tiên: a. Ổn định 1’: Hát b. Bài cũ 5’: Chữ Ă,  Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh. Vài học sinh lên bảng viết lại. 2.Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu 1’: Hôm nay, các em tập viết chữ B hoa. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ B hoa + Mục tiêu: Học sinh nắm được cách viết chữ B, cỡ chữ, nét cấu tạo. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành. - Giáo viên treo chữ mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ B hoa. - Cao 5 li, 6 đường kẻ. - Gồm 2 nét: nét 1 giống móc ngược trái, phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn. + Nét 2: là kết hợp 2 nét cong trên và cong phải nối liền tạo vòng xoắn. - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh viết. - Học sinh quan sát. - Học sinh nêu cách viết. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét. - GV hướng dẫn học sinh rèn viết bảng con. - học sinh luyện viết bảng con. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng + Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và cách viết đúng câu ứng dụng. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Giáo viên treo chữ mẫu. - Học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh nêu nội dung câu: Bạn bè sum họp. - Học sinh nêu. - Giáo viên cho học sinh nêu: Cách viết 1 câu? + Khoảng cách giữa các chữ? - Học sinh nêu. + Độ cao của các con chữ? - Học sinh nêu. - Cách đặt dấu thanh? - Học sinh nêu. - Giáo viên cho học sinh luyện viết bảng con. - Học sinh viết bảng con. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở + Mục tiêu: Học sinh viết đúng nội dung bài, biết cách trình bày bài sạch, đẹp. + Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên cho học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở. - Học sinh nêu. - Giáo viên nêu nội dung viết vở. - Học sinh theo dõi. + 1 dòng chữ B cỡ vừa. + 1 dòng chữ B cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Bạn cỡ vừa. + 1 dòng chữ Bạn cỡ nhỏ. + 2 dòng Bạn bè sum họp cỡ nhỏ. - Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. - Học sinh viết bài vào vở. 3. Hoạt động cuối cùng: (3’) VN: Rèn viết lại. CBB: Chữ C hoa. Giáo viên nhận xét tiết học. *** Tự nhiên xã hội: (Tiết 3) Hệ cơ. SGK:8 Thời gian: 35’-37’ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể: Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể. Biết được rằng cơ có thể co, duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. 2. Kĩ năng: Học sinh thực hành đúng các động tác co và duỗi tay. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ hệ cơ - Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động: 1.Hoạt động đầu tiên: - Bài cũ 4’: Bộ xương Giáo viên cho học sinh lên chỉ và nêu tên 1 số bộ xương, khớp xương. Nêu cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương. Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy bài mới: - Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em học bài: Hệ cơ. - Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách và yêu cầu học sinh chỉ ra và nói tên một số cơ của cơ thể. - Học sinh quan sát tranh. - Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên treo hình vẽ hệ cơ lên bảng và cho học sinh xung phong lên vừa chỉ, vừa nói tên các cơ. - Học sinh nêu. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên kết luận: Trong cơ thể ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được cử động như chạy, nhảy, ăn, uống. * Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trong SGK và làm động tác giống hình vẽ. + Giáo viên cho học sinh quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co. + Giáo viên cho học sinh duỗi tay ra, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi như thế nào so với bắp cơ khi co. - Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm (2 bàn quay vào nhau) về câu hỏi của giáo viên. - Học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên cho 1 số nhóm lên trước lớp thực hành và nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. + Khi cơ duỗi cơ sẽ dài và mềm hơn. + Nhờ sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. * Hoạt động 3: Làm gì để cơ được săn chắc? - Giáo viên nêu câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc? - Học sinh trả lời: tập thể dục, vui chơi. - Giáo viên chốt lại và giáo dục học sinh nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ được săn chắc. 3. Hoạt động cuối cùng: VN: Về thực hiện những điều đã học. CBB: Làm gì để xương và cơ thể phát triển tốt. Giáo viên nhận xét tiết học. ***

File đính kèm:

  • docNguyet-tuan 3.doc
Giáo án liên quan