1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài: Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao. (MB), nửa điểm, bàn tán. (MN).
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Mục tiêu: Học sinh biết viết bản tự thuật về mình.
- Giáo viên cho 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm VBT.
- Viết bảng tự thuật theo mẫu.
- Vài học sinh đọc lại bản tự thuật của mình.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
3.Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: Thực hiện tốt những điều đã học.
CBB: Sắp xếp câu. Lập danh sách học sinh.
***
Toán: (Tiết 10)
Luyện tập chung.
SGK:11 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Phép cộng, phép trừ (tên gọi các thành phần).
Giải toán có lời văn.
Quan hệ giữa dm và cm.
2. Kĩ năng:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh giữ gìn và làm bài sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, VBT.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên:
a. Ổn định 1’: Hát
b. Bài cũ 5’: Luyện tập chung
Giáo viên cho 2 học sinh sửa bài 3, 4.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2.Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới 1’:
Hôm nay, để củng cố lại các kiến thức đã học, các em sẽ được: Luyện tập chung.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về các số thứ tự torng phạm vi 100, phân tích số, gọi tên các số
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100, biết phân tích số, gọi tên chính xác các số.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu.
- Lớp làm vở.
- Phân tích số: 28 = 20 + 8.
- Học sinh sửa bài bằng miệng nối tiếp nhau.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm vở.
- Nối các số vào đúng tên từng thành phần.
- Học sinh sửa bài nêu miệng nối tiếp nhau.
- Số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu
M: 32 là số hạng ...
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập 3, 4, 5
+ Mục tiêu: Học sinh biết làm chính xác các bài +, -, bài toán có lời văn và mối quan hệ giữa dm và cm.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1học sinh nêu yêu cầu.
Đặt tính rồi tính.
- Lớp làm vở.
- 4 học sinh thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 4: Giáo viên cho 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh tóm tắt trên bảng.
68 quả: + Mẹ: 32 quả.
+ Chị: ? quả.
- Học sinh hướng dẫn lớp cách làm.
- Lớp làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 5: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm vở.
Điền số:
- 2 học sinh sửa bài trên bảng.
M: 10 cm = ... dm
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng: (3’)
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: Xem lại bài.
CBB: Kiểm tra.
***
Tập viết: (Tiết 2)
Chữ hoa:Ă, Â
Thời gian :40’-42’
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết viết hoa chữ cái Ă, Â (theo cỡ vừa và nhỏ).
Biết viết câu ứng dụng “Ăn chậm nhai kĩ”.
2. Kĩ năng:
Rèn học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, biết nối nét các chữ.
Ngồi đúng tư thế, cầm bút, đặt vở đúng quy định.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở và tính cẩn thận, kiên nhẫn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữ Ă, Â hoa; bảng phụ viết câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Học sinh: Bảng con, VTV.
III. Các hoạt động:
1.Hoạt động đầu tiên :
a. Ổn định 1’: Hát
b. Bài cũ 5’: A - Anh em thuận hòa
Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh.
2 học sinh viết bảng chữ Anh và câu ứng dụng.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
2.Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu 1’:
Tiết tập viết hôm nay, các em viết chữ Ă, Â và câu ứng dụng “Ăn chậm nhai kĩ”.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ Ă, Â
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được các nét cấu tạo và cách viết con chữ Ă, Â hoa.
+ Phương pháp: Quan sát, thực hành.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát các chữ mẫu Ă, Â.
- Học sinh quan sát và nêu.
- Ă, Â có điểm gì giống và khác A?
- Giống A nhưng có thêm dấu ( và L.
- Các dấu phụ có nét gì?
- Nét cong và nét thắng xiên trái, phải.
- Giáo viên viết mẫu.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con mỗi chữ viết 2 lần.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng
+ Mục tiêu: Học sinh viết đúng nét, đúng mẫu chữ và hiểu được nghĩa cụm từ ứng dụng.
+ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cụm từ ứng dụng “Aên chậm nhai kĩ”.
- 1 học sinh đọc lại.
- Giáo viên giải thích: Đây là 1 lời khuyên ăn chậm nhai kĩ thì thức ăn dễ dàng tiêu hóa sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét:
- Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
+ Những chữ nào có độ cao 2,5 li?
+ Ă, h, k.
+ Những chữ nào có độ cao 1 li?
+ Những chữ còn lại.
+ Khoảng cách giữa các tiếng?
+ 1 con chữ o theo cỡ
+ Dấu đặt ở đâu?
+ Ở âm chính: . dưới âm â, ~ trên âm I chữ kĩ.
- Giáo viên viết mẫu và lưu ý học sinh cách nối nét.
Ăn
- Học sinh luyện viết bảng con.
- Nội dung viết vở.
- Học sinh viết bài vào vở.
+ 1 dòng chữ Ă, Â cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Ă, Â cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ăn cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Ăn cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ăn chậm nhai kĩ cỡ vừa.
+ 1 dòng Ăn chậm nhai kĩ cỡ nhỏ.
- Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét.
- Học sinh viết bài vào vở.
3 Hoạt động cuối cùng: Tổng kết (3’):
- Giáo viên cho học sinh thi đua viết tiếp sức: tìm những từ có chữ cái đầu là Ă, Â.
- Học sinh thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- VN: Xem lại bài.
- CBB: Chữ B.
***
Tự nhiên xã hội: (Tiết 2)
Bộ xương
SGK: Thời gian :35’-37’
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu bài và nói đúng tên một số xương và khớp xương của cơ.
Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
2. Kĩ năng:
Học sinh nắm bài và làm được các bài tập.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức trong việc đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống bị cong vẹo cốt sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: + Tranh vẽ bộ xương.
+ Các phiếu ghi tên một số xương, khớp xương.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
a.Khởi động (1’): Hát
b. Bài cũ 5’: Cơ quan vận động
3 học sinh trả bài.
+ Dưới lớp da của cơ thể là các cơ quan nào?
+ Sự phối hợp của các cơ quan nào sẽ làm cho cơ thể vận động được? (Xương và cơ).
+ Cơ và xương được gọi là cơ quan gì? (Vận động).
Giáo viên nhận xét.
2 Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’):
Giáo viên hỏi:
- Ai biết trong cơ thể có những xương nào?
- Học sinh nêu.
- Em thử chỉ vị trí, nói tên vai trò của xương đó?
- Học sinh tự sờ nắn trên cơ thể để nhận ra phần xương cơ bên trong, chỉ vị trí, nói tên và vai trò của một số xương, cơ.
- Giáo viên chốt, kết hợp giới thiệu bài. Ngoài những xương mà các em vừa kể, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một số xương và khớp xương của cơ thể.
b. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Xác định các xương
+ Mục tiêu: Nhận biết và nêu được tên một số xương của cơ thể.
+ Phương pháp: Quan sát, thảo luận, giảng giải.
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
- Học sinh cùng thực hiện với bạn.
- Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên treo tranh bộ xương.
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng, 1 em chỉ tranh vẽ và nói tên xương, khớp xương, 1 em gắn các phiếu rời ghi tên xương, khớp xương tương ứng.
- 2 học sinh lên thực hiện.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
- Học sinh nêu.
+ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như: các khớp bá vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
-> Giáo viên kết luận và giảng để học sinh biết: Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành 1 khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi...
- Học sinh theo dõi.
Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương
+ Mục tiêu: Học sinh biết cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương để cơ thể phát triển tốt.
+ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, quan sát.
Bước 1: Hoạt động theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Học sinh quan sát hình 2, 3/7 đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn.
- Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
+ Học sinh nêu.
+ Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng?
+ Học sinh nêu.
+ Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
+ Học sinh nêu.
Giáo viên chốt ý: Cơ thể của các em đang phát triển, xương mềm, nếu ngồi không ngay ngắn, ngồi học không ngay ngắn, bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang vác nặng hoặc mang xách không đúng cách sẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống.
3.Hoạt động cuối cùng: (3’):
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ và nêu tên một số xương và khớp xương.
- Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- VN: Xem lại bài, làm BT 1, 2, 3/2 VBT.
- CBB: Hệ cơ.
***
Sinh hoạt tập thể:
Tuần 2
I. Đánh giá hoạt động tuần qua:
-Đa số các em đã biết tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
-Bên cạnh đó vẫn còn một số em thiếu tập trung, đi học vẫn còn quen sách vở,dung cụ học tập
II. Phương hướng hoạt động tuần tới:
-Phát huy những mặt đạt được của học sinh.Tiếp tục ổn định nền nếp lớp học.vệ sinh trong và ngoài lớp học.đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định. Trồng cây xanh ,trang trí lớp học.
III. Biện pháp thực hiện:
-Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở.
Cuối tuần có nhận xét cụ thể từng nhóm, từng cá nhân.
- Tuyên dương những em thực hiện tốt.
***
File đính kèm:
- tuan 2.doc