I. Mục tiêu:
- Kiến thức: + Hiểu nghĩa các từ ngữ ở trong bài: va chạm, dâu , rễ, đùm bọc đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.
+ Hiểu được nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.
- Kĩ năng: + Đọc trơn được cả bài. Biết nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Thái độ: + Giáo dục HS anh em phải biết yêu thương đùm bọc nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa SGK
-Bảng ghi nội dung cần luyện đọc .
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 14 - Ma Thị Luyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình vuông có cạnh là 6 ô.
-Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
-Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
Bước 2: : Dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều:
-Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng ( H1)
-Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô ( H2)
-Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn ( H3)
Bước 3: Dán hình vào vở.
-GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều.
-GV lưu ý HS khi dán bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
-HS chú ýtheo dõi
Hình 1 Hình 2 Hình 3
4 / Củng cố –Dặn dò :
-Học bài gì ?
-GV dặn HS về nhà học bài, tập gấp cắt nhiều lần cho thành thạo để chuẩn bị học tiết 2
-Nhận xét tiết học.
****************************************************
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP ( tiếp theo )
Hoạt động 1:
Đóng vai xử lý tình huống:
Mục tiêu:Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình huống:
Tình huống 1: Mai và an cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. An sẽ …
Tình huống 2: Nam rủ Hà: “ Mình cùng vẽ hình Đô – rê – mon lên tường đi ! “ Hà sẽ …
Tình huống 3: Thứ bảy nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố lại hứa cho Long đi chơi công viên. Long sẽ…
-GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
GV mời một số HS lên trả lời.
GV kết luận: và chốt ý:
Tình huống 1: An cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi quy định .
Tình huống 2: Hà cần khuyên bạn bạn không nên vẽ lên tường.
Tình huống 3: Long nên nói với bố sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường để trồng cây cùng các bạn.
-GV mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm.
-HS trả lời theo nhóm của mình đã thảo luận. HS nhóm khác nghe và nhận xét.
HS theo dõi.
HOẠT ĐỘNG 2 :
THỰC HÀNH LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Mục tiêu :Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-GV tổ chức cho HS đi xung quanh lớp xem lớp mình đã sạch đẹp chưa.
-HS thực hành xếp dọn lại cho sạch đẹp.
-YC HS QS lớp học sau khi đã dọn và phát biểu cảm tưởng.
GV kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền vừa là bổn phận của các em.
-HS đi xung quanh lớp xem lớp mình đã sạch đẹp chưa.
-HS thực hành xếp dọn lại cho sạch đẹp.
-HS QS lớp học sau khi đã dọn và phát biểu cảm tưởng.
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI “ TÌM ĐÔI”
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Mục tiêu -Giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HS bốc thăm phiếu làm việc:
1. a / Nếu tổ em dọn vệ sinh lớp học…
1.b /… Thì tổ em sẽ quét lớp, quét mành nhện, tường, bàn ghế…
2. a/ Nếu em lỡ tay làm giây mực ra bàn…
2 .b/ … Thì em lấy khăn lau sạch
3. a/ Nếu em thấy bạn vẽ bậy lên tường…
3. b / Thì em sẽ nhắc bạn không nên vẽ lên tường , để giữ cho tường, lớp luôn sạch đẹp.
….
-HS thực hiện trò chơi:
-GV nhận xét đánh giá:
KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt , học tập trong môi trường trong lành.
Trường em, em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
-Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc nội dung và phải đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình làm thành một đôi. Đôi nào tìm được nhau đúng và nhanh,đôi đó sẽ thắng cuộc.
-HS thực hiện trò chơi:
3 / Củng cố :
? Học bài gì ?
Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý .
GV nhận xét giờ học .
Dặn HS xem lại bài để chuẩn bị hôm sau học.
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2004
TẬP ĐỌC
TIẾNG VÕNG KÊU
I/ MỤC TIÊU:
1 / Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ: Phất phơ vấn vương nụ cười, mênh mông, trong, sông, kẽo kẹt, võng..
-Ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ ( 2 / 2 )
2 / Hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : Gian, phất phơ, vấn vương..
-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bài thơ ta thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương và em gái của mình.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Bảng phụ chép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng; bài thơ để học thuộc lòng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 / KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đọc tin nhắn viết trong bài tập 5 TĐ hôm trước, và nêu tác dụng của việc nhắn tin.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2 / Dạy – Học bài mới:
A/ GTB: GV GT + ghi tựa.
B/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu:GV đọc mẫu 1 lần : TTND.
b/ Đọc từng câu và luyện phát âm :
-GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
-YC HS đọc từng câu thơ,
c/ Hướng dẫn ngắt giọng.
-Nêu cách ngắt nhịp thơ.
-Cho HS luyện ngắt câunhịp 2/2, riêng các câu 2, 3, 4 của khổ thơ cuối chỉ nghỉ ở cuối câu thơ.
-YC -HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc một câu thơ.
d/ Đọc cả bài.
-YC đọc cả bài trước lớp. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
-Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
e/ Thi đọc.
g / Đọc đồng thanh .
C / Tìm hiểu bài:
+YC HS đọc khổ thơ 1
? Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
?Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ trong bài đang ru em?
?Gian có nghĩa là gì?
? Tại sao nói ba gian nhà nhỏ đầy tiếng võng kêu?
GV : Điều đó cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu em và chăm lo cho giấc ngủ của em. Chúng ta tìm hiểu khổ thơ tiếp:
+YC HS đọc khổ thơ 2:
?Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình?
?Những từ ngữ nào cho thấy bé Giang ngủ rất đáng yêu?
-Ngoài việc ngắm em ngủ bạn nhỏ còn làm gì nữa?
?Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?
?Theo em liệu có đúng là em bé đang mơ những cảnh ấy không? Vì sao bạn nhỏ lại nghỉ em sẽ mơ những cảnh này?
GV : Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
D/ Học thuộc lòng:
-GV cho cả lớp đọc lại, xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng.
-Tổ chức thi đọc thuộcc lòng.
-Nhận xét và cho điểm.
-HS nhắc.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-Đọc các từ luyện phát âm ( từ khó )
-HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc một câu thơ.
-Đọc:ngắt giọng khổ thơ cuối.
Em ơi/ cứ ngủ/
Tay anh đưa đều/
Ba gian nhà nhỏ/
Đầy tiếng võng kêu/
Kẽo cà/ kẽo kẹt.//
Kẽo cà kẽo kẹt…
-Nối tiếp nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3.
-3 đến 5 HS đọc cả bài.
-Thực hành đọc trong nhóm.
+1 HS đọc thành tiếng .Ca ûlớp đọc thầm.
-Bạn đang ru cho em ngủ.
-Câu thơ : Tay anh đưa đều.
-Gian có nghĩa là một nhà, có cột hoạc tường ngăn với các phần khác.
- Vì bạn nhỏ luôn kéo võng ru em không nghỉ nên khắp nhà đâu cũng nghe tiếng võng.
+1 HS đọc thành tiếng .Ca ûlớp đọc thầm.
-Câu thơ bé Giang ngủ rồi/ Tóc bay phơ phất/ Vương vương nụ cười.// cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em.
-Từ ngữ Tóc bay phơ phất, nụ cười vương vương .
-Bạn còn đoán giấc mơ của em.
-Bạn nhỏ đoán em sẽ gặp con cò lặn lội bờ sông, gặp cánh bướm bay…
-Vì đây là những cảnh vật thân thiết, gần gũi với quê hương của bạn.
-Học thuộc lòng bài thơ.
3 / Củng cố – Dặn dò:
-? Học bài gì?
-Qua bài thơ em hiểu được điều gìï?
-Nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà học bài xem bài Hai anh em hôm sau học.
---------OOOOO---------
Thứ sáu ngày 10 tháng 12năm 2004
THỂ DỤC: BÀI 28
TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN “- ĐI ĐỀU
I / MỤC TIÊU:
- Tiếp tục -Học trò chơi “ Vòng tròn “ . Yêu cầu biết cách chơi va øbước đầu tham gia vào trò chơi . Theo vần điệu ở mức ban đầu .
-Ôn đi đều. YC thực hiện được động tác tương đối chính xác, đều và đẹp.
II / ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
-Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
-Một còi, kẻ 3 vòng tròn đông tâm có bán kính 3 m; 3,5 m; 4m.
III / NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 / Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học:
-Ôn bài tập phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. Cán sự lớp điều khiển.
2/ Phần cơ bản:
-Trò chơi “ Vòng tròn ” 14 – 16 phút
-Từ đội hình vòng tròn đã có, GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi .
- Điểm số theo chu kì 1 – 2 đến hết theo vòng tròn để HS nhận biết số.
Ôn cách nhảy từ 1 vòng tròn nhỏ thành 2 vòng tròn, rồi lại chuyển từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn. Tập như vậy 3 - 5 lần, xen kẻ giữa các lần tập, GV HD sai và HD cho 1 số HS yếu kém.
-Ôn vỗ tay kết hợp với nghiêng người như múa, nhún chân ( tại chỗ ), Khi nghe thấy hiệu lệnh, nhảy chuyển đội hình từ 5 – 6 lần.
-Tập nhún chân , vỗ tay theo nhịp kết hợp với nghiêng người và thân như múa 7 bước, đến 8 bước thứ 8 nhảy chuyển đội hình : 5 – 6 lần .
Đứng quay mặt vào tâm, học 4 câu vần điệu kết hợp vỗ tay : “Vòng tròn” ( Vỗ nhịp 1 ), “ Vòng tròn” (Vỗ nhịp 2 ) “Từ một” ( Vỗ nhịp 3 ), - ( Vỗ nhịp 4 ), “ vòng tròn” ( Vỗ nhịp 5 ), “ chúng ta” ( Vỗ nhịp 6 ), “cùng nhau “ ( Vỗ nhịp 7 ), “ chuyển thành “ ( Vỗ nhịp 8 ), “hai vòng tròn” Tập 2 – 3 lần.
-Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát 2 – 3 phút.
-Do cán sự lớp điều khiển.
-Chia tổ cho HS ôn tập 2 – 3 phút dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó cho từng tổ báo cáo kết quả tập luyện.
3 / Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng: 8 -10 lần.
- Nhảy thả lỏng: 6 – 8 lần.
-Trò chơi “GV chọn ) 1 phút.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét và giao bài tập về nhà . Nhắc HS về nhà ôn tập động tác đi đều để giờ học tới kiểm tra.
-Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát 1 – 2 phút.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên ở sân trường : 60 – 80 m.
-Đi thường theo vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ ) và hít thở sâu : 1 phútsau đó cho HS đứng lại
-Quay trái và giản cách một sải tay. Ôn bài tập thể dục phát triển chung.
HS chú ý:
-HS chơi thử
- HS chơi trò chơi một cách tự nhiên.
HS thực hiện theo HD của giáo viên
-HS ôn tập 2 – 3 phút dưới sự điều khiển của tổ trưởng, sau đó cho từng tổ báo cáo kết quả tập luyện.
- Cúi người thả lỏng: 8 -10 lần.
- Nhảy thả lỏng: 6 – 8 lần.
- HS chơi trò chơi
---------OOOOO---------
SINH HOẠT LỚP
-Nhận xét tuần qua.
-Nêu phương hướng tuần tới.
-Những việc làm được , những việc chưa, Những gì cần phát huy, nhừng gì cần khác phục.
-Đồng phục, vệ sinh …
File đính kèm:
- Tuan 14.doc