Bài soạn lớp 2 Tuần 1 - Đặng Thị Anh Nguyệt

I. Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Kĩ năng:

+ Đọc trơn toàn bài.

+ Đọc đúng các từ có vần khó: nguệch ngoạc, nắn nót, sắt, mải miết, ôn tồn.

+ Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ).

- Thái độ:

+ Rút được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 + Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.

- Học sinh: SGK.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 1 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äng 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2. + Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu về mình, biết nghe và nói lại những điều em biết về bạn. + Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. + ĐDDH: SGK, VBT. + Tiến trình HĐ: Bài 1: - 1 học sinh nêu yêu cầu đề bài. - Giáo viên lần lượt hỏi từng câu. - Một số học sinh trả lời. - Một vài học sinh tự giới thiệu về mình dựa vào các câu hỏi trong bài. - Thảo luận nhóm đôi. Bài2: Giáo viên cho học sinh lần lượt nêu những điều em biết về bạn mình, 1 người mà em thân hoặc thích nhất. - Học sinh nêu những điều mình biết về một bạn trong lớp. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm BT3 + Mục tiêu: Bước đầu biết kể miệng 1 câu chuyện dựa vào tranh. + Phương pháp: Quan sát, kể chuyện, thi đua. + ĐDDH: VBT, tranh trong SGK. + Tiến trình HĐ: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên giúp học sinh nhớ lại sự việc, nội dung bức tranh 1 và 2 đã được học ở tiết luyện từ và câu. - Học sinh nêu lại nội dung 2 bức tranh đó bằng miệng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lần lượt từng tranh 3, 4. - Học sinh quan sát tranh 3 và nêu miệng kể những sự việc xảy ra trong tranh bằng 1 hoặc 2 câu. - Tương tự ở tranh 4. - Sau đó, học sinh kể gộp các câu lại thành 1 câu chuyện. - Nhiều học sinh kể. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét. - Học sinh khá, giỏi có thể viết lại vào vở nội dung đã kể về tranh 3, 4. - Giáo viên nhấn mạnh: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể 1 sự việc. Cũng có thể dùng 1 số câu để tạo thành bài, kể 1 câu chuyện. - Học sinh theo dõi. 5.Hoạt động cuối cùng: 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. Giáo viên nhận xét tiết học. VN: Viết lại vào vở. CBB: Chào hỏi. Tự giới thiệu. Toán: (Tiết 5) Đề-xi –met. SGK:7 Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đềximét (dm). Nắm được quan hệ giữa dm và cm (1dm = 10cm). 2. Kĩ năng: Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị dm. Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đềximét. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, làm bài nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: 1 băng giấy dài 10cm, thước dài 20cm. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: - Ổn định 1’: Hát - Bài cũ 5’: Luyện tập Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng: 34 và 42 40 và 24 8 và 31 3 học sinh làm bảng. Bài 4: Giải toán 1 học sinh sửa bảng. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 2.Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới 1’: Các em đã được học đo dộ dài cm, tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với 1 đơn vị đo độ dài nữa đó là đềximét. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài dm + Mục tiêu: Bước đầu học sinh nắm tên gọi, kí hiệu, độ l ớn của đơn vị đo dm và mối quan hệ giữa dm và cm. + Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, trực quan. + ĐDDH: Băng giấy dài 10cm, thước có vạch 20cm. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài băng giấy. - Học sinh đo và trả lời: Băng giấy dài 10cm. - 10cm còn gọi là 1đềximét và viết tắt là dm 10 cm = 1 dm 1dm = 10 cm - Gọi 1 vài học sinh nêu lại 10 cm = 1 dm, 1dm = 10 cm. - Học sinh nêu miệng. - Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm, 3dm trên thước. - Học sinh theo dõi và lặp lại. * Hoạt động 2: Luyện tập. + Mục tiêu: Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị dm, tập đo và ước lượng các độ dài theo dm. + Phương pháp: Giảng giải, trực quan, thực hành. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi. - 1 học sinh nêu. - Lớp quan sát các hình vẽ bài 1 và lần lượt nêu. a/ AB lớn hơn 1dm CD bé hơn 1dm b/ AB dài hơn 1dm CD ngắn hơn 1dm - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 3: Không dùng thước đo, ước lượng bằng mắt. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Lớp dùng mắt ước lượng: AB 9 cm MN 12 cm - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 2: Tính (theo mẫu) - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Lớp làm VBT. - 3 học sinh thi đua sửa bảng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. 5.Hoạt động cuối cùng:- Củng cố - dặn dò: (3’) - HS nhắc lại 1 dm = ? cm 10 cm = ? dm VN: 2 /7. CBB: Luyện tập. *** Tập viết: (Tiết 1) Chữ hoa: A Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết viết hoa chữ cái A (theo cỡ vừa và nhỏ). Biết viết câu ứng dụng “Anh em thuận hòa” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, biết cách trình bày bài, ngồi đúng tư thế, cầm bút, đặt vở đúng quy định. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở và tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Mẫu chữ A hoa, bảng phụ viết câu ứng dụng cỡ nhỏ. Học sinh: Bảng con, vở TV. III. Các hoạt động: 1.Hoạt động đầu tiên: - Ổn định 1’: Hát 2.Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu 1’: Ở lớp một, các em đã tập tô chữ hoa. Lên lớp 2 các em sẽ tập viết chữ hoa, câu có chữ hoa. Hôm nay, các em tập viết chữ A hoa và câu ứng dụng “Anh em thuận hòa”. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa + Mục tiêu: Học sinh nắm được các nét cấu tạo và cách viết con chữ A hoa. + Phương pháp: Quan sát chữ mẫu, thực hành. + ĐDDH: Chữ mẫu A hoa, bảng con. + Tiến trình HĐ: - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ A hoa. - Học sinh quan sát chữ mẫu và nêu: - Giáo viên chỉ vào chữ mẫu hỏi: + Chữ này cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? + Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang. + Được viết bởi mấy nét? - 3 nét. - Giáo viên miêu tả: nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc phải, nét 3 là nét lượn ngang. - Chỉ dãn cách viết. - Học sinh theo dõi. + Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK6. + Nét 2: Từ điểm ĐB ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, DB ở ĐK2. + Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải. - Giáo viên viết mẫu chữ A cỡ vừa, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Học sinh theo dõi. * Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ A hoa 2, 3 lần. - Giáo viên nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ học sinh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng + Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp con chữ A và câu ứng dụng. + Phương pháp: Quan sát chữ mẫu, thực hành. + ĐDDH: Bảng phụ viết câu ứng dụng, bảng con. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng “Anh em thuận hòa”. - Học sinh thực hiện. - Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau. - Học sinh theo dõi và nhắc lại. * Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: - Học sinh quan sát chữ mẫu và nêu. - Độ cao của các chữ cái: + Chữ A cỡ nhỏ và h cao mấy li? + 2,5 li. + Chữ t cao mấy li? + 1,5 li. + Những con chữ còn lại cao mấy li? + 1 li. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ? + Dấu chấm dưới â, dấu huyền trên a. + Các chữ viết cách nhau bao nhiêu? + 1 con chữ o. - Giáo viên viết mẫu. - Học sinh theo dõi. Anh -> điểm uốn của chữ A nối liền với điểm bắt đầu của n. * Hướng dẫn học sinh viết chữ Anh vào bảng con. - Học sinh viết vào bảng con 2, 3 lần. - Giáo viên nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở TV + Mục tiêu: Viết đúng, đẹp theo yêu cầu của giáo viên. + Phương pháp: Thực hành. + ĐDDH: Vở TV. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên yêu cầu viết: - Học sinh theo dõi. + 1 dòng chữ A cỡ vừa. + 1 dòng chữ A cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Anh cỡ vừa. + 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ. + 1 dòng Anh em thuận hòa cỡ nhỏ. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém. - Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò (3’): - Giáo viên cho học sinh thi đua viết từ có A hoa. - Học sinh thi đua. VD: An,... - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. - VN: Tập viết lại.. - CBB: Chữ Ă, Â. - Giáo viên nhận xét tiết học. *** Sinh hoạt tập thể: Tuần 1 I.Đánh giá hoạt động tuần qua: -Đa số các em đã biết tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên. -Bên cạnh đó vẫn còn một số em thiếu tập trung, đi học vẫn còn quen sách vở,dung cụ học tập II.Phương hướng hoạt động tuần tới: -Phát huy những mặt đạt được của học sinh.Tiếp tục ổn định nền nếp lớp học.vệ sinh trong và ngoài lớp học.đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định. Trồng cây xanh ,trang trí lớp học. III.Biện pháp thực hiện: -Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở. Cuối tuần có nhận xét cụ thể từng nhóm, từng cá nhân. Tuyên dương những em thực hiện tốt. ***

File đính kèm:

  • docNguyet-tuan1.doc
Giáo án liên quan