Học vần:
Bài 23: ÔI - ƠI
A- Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Đọc và viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Nhận ra ôi, ơi trong các tiếng, từ trong sách báo bất kỳ.
- Hiểu được cấu tạo của vần ôi, ơi.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội.
B- Đồ dùng dạy học:
- Sách tiếng việt tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn giảng dạy lớp 1 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(linh hoạt)
2. Giới thiệu một số phép cộng với 0.
a) Bước 1:
Giới thiệu phép cộng: 3 + 0 = 3
0 + 3 = 3
- Treo tranh 1 lên bảng.
- HS quan sát và nêu đề toán.
Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim.
- 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
- Là 3 con chim.
- Bài này ta phải làm tính gì?
- Làm tính cộng.
- Ta lấy bao nhiêu cộng với bao nhiêu?
- Lấy 3 cộng với 0.
- 3 cộng với 0 bằng mấy?
- 3 cộng với 0 bằng 3.
- GV ghi bảng: 3 + 0 = 3
- HS đọc 3 cộng 0 bằng 3.
b) Giới thiệu phép cộng: 0 + 3 = 3
- GV cầm 1 cái đĩa không có quả táo nào và hỏi?
+ Trong đĩa này có mấy quả táo?
- Không có quả táo nào.
- GV cầm 1 cái đĩa có 3 quả táo và hỏi.
+ Trong đĩa có mấy quả táo?
- Có 3 quả táo.
- GV nêu: Đĩa thứ nhất có 0 quả táo, đĩa thứ 2 có 3 quả táo hỏi cả hai đĩa có mấy quả táo?
- Muốn biết cả hai đĩa có mấy quả táo ta làm phép tính gì.
- Phép cộng.
- Lấy mấy cộng với mấy?
- Lấy 0 + 3 = 3
- GV ghi bảng: 0 + 3 = 3
- Cho HS đọc: 3 + 0 = 3
- HS đọc.
0 + 3 = 3
c) Bước 3: Cho HS lấy VD khác tương tự.
- HS tự nêu VD.
- Nêu câu hỏi để giúp HS rút ra KL
4 + 0 = 4 và 0 + 4 = 4
- Em có nhận xét gì khi một số cộng với 0? (hay 0 cộng với một số?)
- Một số cộng với 0 sẽ bằng chính nó.
- 0 cộng với một số cũng bằng chính số đó.
- Cho nhiều HS nhắc lại KL.
Nghỉ giải lao giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
3. Luyện tập.
Bài 2: Bảng con
- Yêu cầu HS đặt tính, tính kết quả theo tổ.
- HS làm bảng con.
T1
T2
T3
5 3 0 0 1 2
0 0 2 4 0 0
Bài 1: Miệng
- Tính.
- Bài yêu cầu gì?
- HS làm tính và nêu kết quả.
- HD giao việc.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 3: Sách
- Bài yêu cầu gì?
- Hãy điền vào chỗ chấm.
- HD và giao việc.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng, lớp đổi bài KT chéo.
0 + 0 = 0 1 + 1 = 2
0 + 3 = 3 2 + 0 = 2
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4:
- Yêu cầu HS nhìn tranh, đặt đề toán và viết phép tính thích hợp.
- HS làm bài theo yêu cầu.
a - 3 + 2 = 5
b - 3 + 0 = 3
hoăch 0 + 3 = 3
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS nhắc lại KL: Một số cộng với 0 và 0 cộng với một số.
- Nhận xét chung giờ học.
* Làm BTVN.
Thứ sáu ngày … tháng … năm 2006
Âm nhạc:
Tiết 8:
Học bài hát: Lý cây xanh
Dân ca Nam Bộ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dạy HS hát "Lý cây xanh" đây là một bài hát dân ca Nam Bộ.
2. Sau bài học HS biết:
- HS biết được bài hát "Lý cây xanh" là một bài hát dân ca Nam Bộ.
- Biết hát đúng giai điệu lời ca.
3. Giáo dục: Yêu thích môn học
B. Giáo viên chuẩn bị.
- Học thuộc bài hát.
- Một số tranh ảnh phong cảnh Nam bộ.
- Chép sẵn lời ca lên bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBCL
- Yêu cầu HS hát và làm động tác bài "Tìm bạn thân" lời 1 và lời 2.
- 3 - 4 HS
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2. Hoạt động 1: Dạy bài hát "Lý cây xanh"
- Nghe hát mẫu.
- GV hát mẫu 1 lần.
- HS nghe.
- Em cảm nhận về bài hát này như thế nào?
Bài hát nhanh hay chậm? Dễ hát hay khó hát?
- HS trả lời theo cảm nhận.
- GV: Đây là một bài hát hay mà cũng dễ hát, các em sẽ biết hát bài này trong tiết học hôm nay.
+ Ghi câu hát.
- GV treo bảng phụ và thuyết trình:
Bài có 4 câu hát, trên bảng phụ mỗi câu hát là một dòng
- HS theo dõi.
- Tập đọc lời ca.
- GV dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca của từng câu, mỗi câu gõ 2 lần, yêu cầu HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS đọc đồng thanh.
- Dạy hát từng câu.
- GV hát mẫu câu 1, mỗi câu gõ 2 lần sau đó hát lần 2 câu 1 và bắtrường nhịp.
- HS nghe bắt nhịp và tập hát câu 1.
- Các câu sau tập tương tự.
- Cho HS hát cả bài.
- HS hát đồng thanh.
- HD chỗ phát âm và lấy hơi cho HS.
- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.
- HD HS hát cả bài hai lần kết thúc bằng cách hát câu 4 chậm dần.
- HS trình bày bài hát.
Nghỉ giải lao giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
3. Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm
- Hát và gõ theo tiết tấu lời ca.
- Khi hát 1 tiếng kết hợp gõ 1 cái.
- GV hát, gõ mẫu.
-HS theo dõi.
- Hát và gõ theo phách.
- HS hát và làm theo.
- HD HS hát và gõ theo những chữ sau
Cái cây xanh xanh
x x x
Thì lá cũng xanh
x x x
Chim đậu trên cành
x x x
Chim hót líu lo
x x x
- GV hát và làm mẫu
- HS theo dõi và chỉnh sửa.
- GV theo dõi chỉnh sửa
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS trình bày cả hai bài hát
- HS hát đỗi thoại 2 lần.
- NX chung giờ học.
- Học thuộc lòng bài hát.
Học vần:
Bài:
ôn tập
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể.
- Đọc và viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y.
- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện cây khế.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn.
- Tranh minh họa cho cho đoạn thơ và truyện cây khế.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Đọc và viết.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: Vây cám, cối xay, cây cối.
- Đọc từ, câu ứng dụng.
- 3 HS.
-GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2. Ôn tập.
a) Ôn lại các chữ đã học.
- Treo bảng ôn.
- Yêu cầu HS đọc lại các chữ trong bảng ôn.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b) Tập ghép các âm thành vần.
- Yêu cầu HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ hàng ngang thành vần.
- Các ô trong bảng có tô màu mang ý nghĩa gì?
- Tô màu là những ô không ghép được vần.
- Nêu yêu cầu và giao việc.
- 1 HS lên bảng ghép vần.
- Dưới lớp ghép vần và điền trong SGK.
- Gọi HS nhận xét, sau đó GV khảng định đúng, sai để HS chữa.
- Cho HS đọc các vần ghép được.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
c) Đọc từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng trong SGK.
- 2-3 HS đọc.
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Yêu cầu HS tìm những vần đã được học trong các từ ứng dụng.
- HS lên bảng và gạch chân bằng phấn mầu.
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
d) Tập viết từ ứng dụng.
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết trong vở tập viết.
- Yêu cầu HS viết từ "Tuổi thơ" vào vở.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
đ) Củng cố.
- Trò chơi: Tìm tiếng có vần.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
- Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- Đọc lại bài ôn tiết 1.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Đọc đoạn thư ứng dụng.
- Yêu cầu HS quan sat tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ người mẹ đang quạt mát ru con ngủ giữa trưa hè.
- Qua hình ảnh của bức tranh các em thấy được điều gì?
- Tình yêu thương nồng nn của người mẹ dành cho con.
- Gọi HS xung phong đọc.
- 3 HS đọc.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b) Luyện viết.
- HD cho HS viết các từ còn lại trong vở tập viết.
- HS viết theo HD
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Nhận xét.
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
c) Kết luận. Cây khế.
- Treo tranh lên bảng, kể diễn cảm 2 lần.
- Hãy đọc tên truyện
- Một vài em đọc : Cây khế.
- Tranh vẽ gì?
- Vẽ cây khể và một túp lều dưới cây khế.
- Cây khế như thể nào?
- Cây khế ra quả to và ngọt.
- Tại sao người em lại sở hữu cây khế và túp lều?
- Vì người anh tham lam chỉ chia cho em một cây khế và một túp lều.
- Ai có thể nêu lại nội dung của bức tranh thứ nhất.
- 1-2 em nêu.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Tranh 2:
- Chuyện gì sảy ra với cây khế của người em?
- Một hôm có một con đại bàng từ đâu …. châu báu.
- 2 HS kể lại nội dung tranh 2.
+ Tranh 3:
- Người em có theo chim ra đảo lấy vàng không?
- Có.
- Người em lấy rất nhiều vàng đúng không?
- không, người em chỉ lấy mộ ít.
- Cuộc sống của người em sau đó như thế nào?
- Người em trở lên giàu có.
- Hãy kể lại nội dung tranh 3.
- 2 HS kể.
+ Tranh 4:
- Thấy người em bỗng nhiên trở lên giàu có người anh có thái độ như thế nào?
- một và HS
- Chim đại bàng có đến ăn quả nữa không? Em hãy kể lại.
- HS khác nhận xét, bổ xung.
+ Tranh 5:
- Người anh lấy nhiều bạc hay ít? Có trở lên giàu có như người em không?
- Người anh lấy nhiều vàng, chim bị đuối sức, nó xả cánh và người anh bị rơi xuống nước.
GV: Như vậy người em hiền làng mà có cuộc sống no đủ, người anh vì tham lam nên cuối cùng đã bị trừng trị
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Khuên ta không nên quá tham lam.
+ Chò trơi: Người kể chuyện.
- Gọi 5 HS xung phong kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS ở dưới lớp đóng vai khán giả để nhận xét giọng kể.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đọc lại bài ôn.
- Vài HS.
- NX giờ học.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Học lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tập viết:
Bài:
Đồ chơi, tươi cười ngày hội
I. Mục tiêu.
- HS nắm được quy trình viết các chữ: Đồ chơi, tươi cười, ngày hội.
- Biết viết đúng, đẹp, đều nét, đưa bút đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo đúng mẫu chữ trong vở tập viết.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC.
- Yêu cầu HS viết: Mùa dưa, ngà voi, xưa kia
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2. Hướng dẫn viết.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
- 2 SH đọc, cả lớp nhẩm.
- Hãy phân tích những tiếng có vẫn đã học.
-Tiếng "Cười" có âm đứng đầu trước vần ươi đứng sau dấu (`) ở trên ơ.
- Yêu cầu: HS nhắc lại cách nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các chữ
- Một vài em nêu.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
- HS tô chữ trên không sau đó tập viết trên bảng con.
Nghỉ giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
3. HD HS tập viết vào vở.
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi …
- HD và giao việc
- HS tập viết theo mẫu trong vở.
- GV theo dõi nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
- Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu một số vở để chấm, chữa lỗi sai phổ biến.
- HS chữa nỗi sai (nếu có)
- Khen những HS viết đep, tiến bộ.
4. Củng cố dặn dò.
- Trò chơi thi viết chữ đúng, đẹp.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
- Khen những HS viết đúng, đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Luyện viết thêm ở nhà.
Sinh hoạt lớp:
Nhận xét tuần 8
File đính kèm:
- Tuan 08.doc