Bài soạn dạy tuần 1 lớp 1

HỌC VẦN

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 -Học sinh học tập 5 điều Bác Hồ dạy và nắm được các qui định về nề nếp trong năm học.

 -Rèn các kĩ năng thực hiện các qui định trên.

 -Giáo dục cho học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật cao.

II.CHUẨN BỊ:

 -Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy, các qui định về nề nếp.

 -Một số bài hát múa để tập cho các em.

III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định lớp:

 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh sinh hoạt:

* Giáo viên đọc và giảng về 5 điều Bác Hồ dạy cho học sinh nghe.

 -Tập cho các em đọc thuộc từng câu (điều).

* Quy định về nề nếp lớp

 -Nhắc nhở học sinh ra vào lớp, đi học đúng giờ, học chuyên cần, nghỉ học phải xin phép, mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, áo len xanh.

 -Cách xếp hàng ra vào lớp, khi tập thể dục và khi ra về.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn dạy tuần 1 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên :Một số hình tam giác bằng bìa. -Học sinh : Bộ học toán,SGK. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1- Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : (5 p ) -Giáo viên giơ hình vuông và hình tròn.H:Đây là hình gì ?( Hình vuông và hình tròn ) -Gọi học sinh tìm 1 số mẫu vật có dạng hình vuông, hình tròn ? ( Khăn mùi xoa, miệng chén...) -Gọi học sinh lên bảng vẽ hình vuông, hình tròn . 3- Bài mới : * Hoạt động của giáo viên * Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài : Hình tam giác *Hoạt động 1 : Dạy về hình tam giác(5p) *Nhận dạng hình tam giác -Hướng dẫn học sinh lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán. -Giáo viên xoay hình tam giác ở các vị trí khác nhau. -Giáo viên giới thiệu hình tam giác là hình có 3 cạnh. *Hoạt động 2 :Dạy vẽ hình tam giác.(5 p ) *Biết vẽ hình tam giác. -G. viên vẽ hình tam giác và hướng dẫn cách vẽ. *Hoạt động 3 :HD xếp hình.(10 p ) *Xếp được các hình trong sách. -Hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông xếp thành các hình( như 1 số mẫu trong SGK toán ) Nhắc đề Lấy hình tam giác trong bộ đồ dùngđể lên bàn. Nhận dạng hình tam giác ở các vị trí khác nhau. Học sinh nhắc lại : Hình tam giác là hình có 3 cạnh. Vẽ hình tam giác lên bảng con. Hát múa. Thực hành : dùng hình tam giác, hình vuông xếp thành cái nhà, thuyền, chong chóng, nhà có cây, con cá. 4- Củng cố : (5 p ) -Chơi trò chơi : thi đua 3 nhóm -Giáo viên yêu cầu gắn lẫn lộn hình vuông ,hình tròn, hình tam giác. -Cả lớp tuyên dương nhóm gắn nhiều hình và nhanh nhất. 5- Dặn dò : Dặn học sinh tìm đồ vật có hình tam giác và tập vẽ hình tam giác. THỦ CÔNG GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG. I/ MỤC TIÊU : -Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. -Rèn cho học sinh một số kĩ năng sử dụng dụng cụ học tập : kéo, hồ, bút chì, thước... -Giáo dục học sinh yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt. II/CHUẨN BỊ : - Giáo viên :Các loại giấy màu , bìa vàdụng cụ kéo ,hồ, thươc kẻ. - Học sinh : Dụng cụ học tập : kéo, hồ, bút chì, thước... III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra dụng cụ : Học sinh lấy giấy màu, dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra. (5 phút ) 3. Bài mới : GTB- Ghi đề bài * Hoạt động của giáo viên * Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1 :Giới thiệu giấy, bìa.(5phút ) *Nhận biết giấy, bìa. Cho học sinh xem, yêu cầu học sinh lấy ra. G : giấy , bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề... -Hướng dẫn học sinh quan sát quyển vở: bìa dày đóng ở ngoài, giấy mềm mỏng ở bên trong. Giới thiệu giấy màu: Mặt trước tờ giấy là các màu xanh, đỏ, tím, vàng...mặt sau có kẻ ô. *Hoạt động 2 : G.t dụng cụ học thủ công. (7’) *Biết được các dụng cụ học thủ công. -Yêu cầu học sinh đọc tên các dụng cụ G : Thước để đo chiều dài,kẻ; Bút chì để kẻ đường thẳng; Kéo để cắt giấy, bìa, khi sử dụng cẩn thận tránh bị đứt tay; Hồ dán để dán sản phẩm vào vở. * Trò chơi giữa tiết : *Hoạt động 3:Hướng dẫn cách sử dụng ( 8’) *Biết cách sử dụng Giáo viên làm mẫu Quan sát, lấy giấy, bìa để trước bàn nghe giáo viên giới thiệu. Học sinh quan sát. Học sinh lấy giấy màu. Nhận xét. Học sinh lấy dụng cụ : kéo , thước... Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán... Học sinh nêu lại công dụng của từng loại dụng cụ học tập. Hát múa Học sinh quan sát, thực hành. 4.Củng cố :(5 phút ) Nhận xét tinh thần học tập của học sinh. 5.Dặn dò : (2 phút ) Các tiết học thủ công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Thứ 6 ngày 20 tháng 8 năm 2010 HỌC VẦN Bài 3 : DẤU SẮC I YÊU CẦU CẦN ĐẠT : -Học sinh nhận biết dấu và thanh sắc (/). - Đọc được : bé . - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK . *Hỗ trợ: Bộ gắn học vần. II/CHUẨN BỊ : -Giáo viên : bảng kẻ ô li các vật tựa hình dấu sắc. -Học sinh : SGK, bảng chữ. III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : (5 p ) -Đọc : e ,be (Khôi , Nga, Nam ) -Viết : e, be (Chương, Hoàng) -Giáo viên viết : bé, bê, bà ,bóng.Gọi học sinh chỉ b trong các tiếng( Hà ) 3- Bài mới: * Hoạt động của giáo viên : * Hoạt động của học sinh : * TIẾT 1 : * Hoạt động 1 :Dạy dấu sắc (5 p ) *Nhận dạngđược dấu sắc. H : Tranh vẽ ai , vẽ gì? G : bé, cá, lá chuối, chó, khế giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh (/) Ghi bảng (/) nói :tên của dấu này là dấu sắc. -Hướng dẫn đọc : dấu sắc. -Hướng dẫn gắn dấu sắc(/) G : Dấu sắc hơi giống nét xiên phải. -Viết mẫu : / * Hoạt động 2 :Ghép tiếng và phát âm *Rèn ghép tiếng và phát âm -Hướng dẫn ghép b-e và dấu sắc để tạo tiếng bé. -Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e be- sắc- bé. -Đọc : bé . - Hướng dẫn đọc toàn bài * Trò chơi giữa tiết : * Hoạt động 3 :Luyện viết bảng con.(5 p ) *Rèn viết. -Hướng dẫn học sinhviết :Dấu sắc (/) , bé. - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết. * Hoạt động 4 : Chơi trò chơi :thi viết nhanh.(5p) *Rèn viết nhanh. * Tiết 2 : * Hoạt động 1 :Luyện đọc: (7 p ) *Rèn đọc. -Đọc bài tiết 1. * Hoạt động 2: Luyện viết: (5 p ) *Rèn viết. -Hướng dẫn học sinh viết: /,be, bé vào vở tập viết. * Hoạt động 3: Luyện nói chủ đề: Sinh hoạt của các em lứa tuổi đến trường *Rèn kỹ năng nói. - -Treo tranh: +H : Các em thấy những gì trên bức tranh ? +H : Các bức tranh này có gì giống nhau? +H: Các bức tranh này có gì khác nhau? -Nêu lại chủ đề. * Trò chơi giữa tiết : * Hoạt động 4: Đọc bài trong sách giáo khoa.(7’) *Luyện đọc lại toàn bài. bé, cá, lá chuối , chó , khế. Đọc dấu sắc : cá nhân, lớp. Cá nhân, nhóm, lớp. Tìm gắn dấu sắc. Đặt thước xiên phải trên bàn để có biểu tượng về dấu sắc (/) Gắn tiếng : bé . Cá nhân . Cá nhân nhóm , lớp. Cá nhân, lớp. Hát múa. Học sinh lấy bảng con Quan sát , theo dõi, nhắc lại cách viết. Viết bảng con. 3 em lên thi viết nhanh : / ,bé. Cá nhân,lớp. Lấy vở tập viết. Viết từng dòng. Nhắc lại chủ đề. Các bạn ngồi học trong lớp, 2 bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học đang vẫy tay tạm biệt, bạn gái tưới rau . Đều có các bạn. Mỗi người một việc. Cá nhân, lớp. Hát múa. Cá nhân, lớp. 4 - Củng cố : (5 p ) Chơi trò chơi : Tìm tiếng mới có dấu sắc : Té , xé , bí... 5- Dặn dò : Học thuộc bài. TỰ NHIÊN – XÃ HỘI CƠ THỂ CHÚNG TA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nhận ra 3 phàn chính của cơ thể : đầu ,mình ,chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc ,tai , mắt ,mũi ,lưng , bụng . *Hỗ trợ:Rèn cho học sinh trả lời đủ câu, trọn ý. II/CHUẨN BỊ : -Giáo viên :Tranh trong SGK. -Học sinh : sách. III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: (5 p ) -Kiểm tra sách của học sinh 3.Bài mới : * Hoạt động của giáo viên * Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Quan sát tranh (3 p ) *Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. -Hướng dẫn học sinh gọi tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Hướng dẫn thảo luận nhóm 2. -Giáo viên chỉ dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 4 SGK. -Hoạt động cả lớp : gọi học sinh xung phong nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bộ phận của cơ thể . (3 p ) *Nhận biết được cơ thể gồm ba phần. -Học sinh quan sát về hoạt động của 1 số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể gồm 3 phần : đầu ,mình, chân tay. -Quan sát tranh 5 SGK nói xem các bạn đang làm gì? Cơ thể gồm mấy phần? -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm. -Hoạt động cả lớp : yêu cầu học sinh biểu diễn lại từng hoạt động như trong hình. H : Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên 1 chỗ. Hoạt động giúp ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh. * Trò chơi giữa tiết: * Hoạt động 3: Tập thể dục.(10 p ) *Gây hứng thú rèn luyện thân thể. Tập cho học sinh bài hát: Cúi mãi mỏi cổ. Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi. +Giáo viên hát, làm mẫu động tác. -Câu 1: Cúi gập người rồi đứng thẳng. -Câu 2: Làm động tác tay, bàn tay ngón tay. -Câu 3: Nghiêng người sang trái, phải. -Câu 4: Đưa chân trái, chân phải. +Gọi 1 em làm trước lớp Cử 2 em thành 1 cặp xem tranh và chỉ nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Học sinh kể tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Học sinh lên chỉ và nêu tên các bộ phận ngoài của cơ thể. Học sinh thảo luận nhóm 2. Một số em biểu diễn, cả lớp quan sát. Học sinh trả lời. Nhắc lại kết luận. Hát múa. Học sinh hát tứng câu. Học sinh làm theo. Cả lớp làm theo từng động tác. 1 em tập cho cả lớp làm theo. Cả lớp tập 3 lần. Từng dãy thi tập đúng. Cả lớp tập lại 1 lần. 4.Củng cố: (5 p ) -Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. -Giáo viên hướng dẫn cách chơi. -Học sinh xung phong lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ thể, các bạn khác nhận xét. -Giáo dục học sinh: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày. 5. Dặn dò: (3 p ) -Biết nêu tên các bộ phận của cơ thể và rèn thói quen hoạt động để cơ thể phát triển tốt. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Học sinh biết ưu khuyết của mình trong tuần qua. -Biết khắc phục, sửa chữa và phấn đấu trong tuần 2. -Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu, khuyết của học sinh qua tuần 1 -Đạo đức: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. Biết giúp nhau trong học tập.Trong giờ học có ý thức phát biểu xây dựng bài . -Học tập: Học và chuẩn bị bài tốt bài trước khi đến lớp. Sôi nổi trong học tập.Đã có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập . -Đã có nề nếp trong học tập . -Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục.đúng quy định . -Hoạt động khác: Nề nếp ra vào lớp tương đối nghiêm túc. *tuyên dương :Dung, Khôi, Nam, My. *nhược điểm : Một số em chưa nghiêm túc trong giờ học , hay nói chuyện riêng :Đào, Chương, Hoà, Huys . 2/ Hoạt động 2: Cho học sinh vui chơi trò chơi: “Tôi bảo”... -Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi thử , chơi thật . -Giáo viên nhận xét , tuyên dương những em chơi tốt . 3/ Hoạt động 3: Phương hướng thực hiện trong tuần 2 . -Phát huy những ưu điểm đã đạt được , khắc phục những tồn tại -Thi đua đi học đúng giờ. -Thi đua học tốt. -Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc. *Lớp sinh hoạt văn nghệ .

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 1 lop 1.doc
Giáo án liên quan