Bài ôn Tiếng việt lớp 4 lên lớp 5 - Hè 2009

BÀI SỐ 1

Bài 1. Đọc diễn cảm khổ thơ cuối của bài Tập đọc " Truyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ (Tiếng Việt 4, tập 1) :

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

 Em hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ :

"Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình." ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ôn Tiếng việt lớp 4 lên lớp 5 - Hè 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 - hè 2009 Bài số 1 Bài 1. Đọc diễn cảm khổ thơ cuối của bài Tập đọc " Truyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ (Tiếng Việt 4, tập 1) : Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Em hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ : "Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình." ? Bài 2. Những từ nào viết sai chính tả ? a) nở nang, chắc nịch, nông nổi, lông cạn, béo lẳn, loà xoà, nhào lộn, xoong nồi, nòng súng, lòng sông, nỗi lòng, vui lòng, lòng lọc. b) xuất xắc, xuất sắc, xuất xứ, sơ suất, sơ sinh, soi mói, xoi mói, sổ số, sổ xố, xổ xố, xổ số, sai sót, sai xót. Bài 3. Điền từ in nghiêng sau vào chỗ . . . phù hợp với lời giải nghĩa của từ đó : anh hùng, chiến sĩ, dũng sĩ, hiệp sĩ, tráng sĩ, võ sĩ a) . . . : người chiến đấu bảo vệ đất nước. b) . . . : người có nhiều sức mạnh và ý chí. c) . . . : người mạnh mẽ, có lòng tốt, luôn bênh vực kẻ yếu hoặc giúp người gặp nạn. d) . . . : người mạnh mẽ, dám đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm và giành thắng lợi. e) . . .: người giỏi võ. g) . . . : người có công lớn đối với nhân dân, đất nước. Bài 4. a) Chép lại và dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong câu sau : Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần núi xa luôn luôn mới. b) Giải nghĩa các từ sau : trong vắt, ngoạn mục. c) Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn . Bài 5. Chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: ngay ngắn, ngay thẳng, ngay đơ, thẳng thắn, thẳng đuột, thẳng tắp, chân thành, chân thật, chân tình, thật thà, thật sự, thật tình. Bài 6. Chép các từ ghép sau vào 2 cột sau cho phù hợp với tiêu chí : bánh rán, bánh trái, bánh chưng, bánh dẻo, bánh kẹo, bánh nướng, bánh cuốn, quà bánh, xe đạp, xe máy, tàu xe, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, máy tiện, điện máy, đường ray, đường bộ, đường thuỷ, cầu đường, ruộng bậc thang, ruộng đồng, làng nghề, làng xóm, núi đất, núi non, đen nhánh, tím ngắt. Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Bài 7. Điền 2 từ ghép thích hợp vào chỗ . . . trong bảng: Tiếng để tạo từ ghép Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa tổng hợp nhà . . . . . . bão . . . . . . đen . . . . . . khô . . . . . . ăn . . . . . . học . . . . . . Bài 8. Những từ nào cùng nghĩa với từ trung thực. ngay thẳng, bình tĩnh, thật thà, chân thành, thành thật, tự tin, nhân đức, tự hào, đoàn kết, trung kiên, trung thu, trung tâm, trung thần, trung du, trung lập, trung uý, trung hậu, trung bình. Bài 9. Điền từ in nghiêng sau vào chỗ . . . phù hợp với lời giải nghĩa của từ đó : tự tin, tự kiêu, tự ti, tự trọng, tự hào, tự ái. a) . . . : coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình b) . . . : tự cho mình là yếu kém, không tin vào bản thân mình. c) . . . : hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình. d) . . . : luôn tin vào bản thân mình. e) . . . : giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp. g) . . . : tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác. Bài 10. Tập làm văn "Ngày xưa, có một bà già nghèo chuyên làm nghề mò cua bắt ốc. Một hôm, bà bắt được một con ốc đặc biệt. Bà đem về, thả vào chum nước. Từ đó, mỗi hôm bà đi làm về thì thấy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm, lợn đã ăn no, vườn rau sạch cỏ. Bà thấy lạ nên một hôm bà không đi làm mà cố ý rình xem thế nào. Bà nhìn thấy một nàng tiên từ trong chum đi ra và Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 dòng tả ngoại hình của nàng tiên ốc lúc đó. Bài số 2 Bài 1. Đọc diễn cảm khổ thơ cuối của bài Tập đọc " Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy, (Tiếng Việt 4, tập 1) : Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Bài 2. Điền vào chỗ . . . ch hay tr cho đúng chính tả. a) cái . . .ạn , cái . . .ai, cái . . .õng , cái . . .um, cái . . .ổi, cái . . .ảo, cái . . .iếu, cái . . .ăn, cái . . .ậu, cái . . .én uống nước. b) trận . . .ung kết, tập . . .ung, . . .ung quanh, cơ quan . . .ung ương, . . .ung khảo, . . .ung thuỷ, . . .ung sức, . . .ung vốn, . . .ẻ . . .ung, không . . .ung, . . .ung hoà. Bài 3. Những từ nào sau đây không phải là từ láy : sáng sớm,sang sáng, sáng suốt, sung sướng, suy sụp, suy xét, sóng sánh, sòng sọc, sơ sài, sơ suất, sinh sôi, sinh sự, song sinh, Bài 4. a) Tìm 5 từ láy có âm đầu l . VD: long lanh b) Tìm 5 từ láy có âm đầu n. VD: náo nức Bài 5. a) Những địa chỉ hay tên danh nhân nào sau đây viết sai quy tắc : - thôn Văn la, huyện trảng Bàng, thị xã Cao lãnh, huyện chợ Lách, quận Bình chánh, huyện Duy Xuyên, vịnh Hạ Long, hồ núi Cốc, đèo hải Vân, thác Y-A-Li, bãi biển mũi Né, đảo Cồn cỏ, mỏ than đèo Nai, quận gò Vấp, huyện Hòn đất, bến phà Rừng. - phố hàng Thiếc, phố hàng Chiếu, đường Hùng Vương - sông Đa-nuýp, hồ Bai-can, núi An-Pơ, thành phố Matxcơva - Vich to Huy gô, Lu-i Pax-tơ , lui gagarin, Ri-ô Đờ Gia-nây-rô, các mác, tôn trung sơn, Hồ Cẩm Đào, Putin, Ca-lin-ton b) Hãy sửa lại những từ viết sai quy tắc viết hoa danh từ riêng Bài 6. Đọc đoạn văn sau : Bố tôi nghiêm lắm. Bố thường nhắc nhở tôi chăm học, chăm làm. Khi rảnh rỗi, bố thường dạy tôi cuốc đất, sửa một vài đồ đạc hỏng trong nhà. Bố đã có lần nói với tôi : "Ngày xưa, bố và mẹ con vất vả lắm. Cuộc sống của bố mẹ chỉ nhờ vào hai bàn tay lao động. Nay con còn bé nhưng đã sung sướng hơn cha mẹ ngày xưa nhiều lắm. Con nên tập lao động cho quen". Tôi hiểu bố tôi muốn tôi cũng nghiêm túc như bố. a) Ghi lại lời nói trực tiếp. b) Chỉ ra những câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? trong đoạn văn. Bài 7. Những từ nào cùng nghĩa với ước mơ : mong ước, mơ ước, mơ tưởng, mơ, ước nguyện, mơ mộng, ước ao, mơ màng. Bài 8. Chỉ ra các động từ trong mỗi câu sau : a) Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt, để dùi thủng chiến tuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. b) Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà thần tự học lấy. c) Mi-đát làm theo lồ dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. Bài 9. “Tan học, em rảo bước về nhà thật nhanh để kịp xem bộ phim em rất thích trên ti-vi. Bỗng em nhìn thấy một cụ già , tay chống gậy, vai đeo một cái túi khá nặng đang hỏi thăm đường đi” Em hãy hình dung và viết đoạn văn tả hình dáng của bà cụ lúc đó. Gợi ý cách làm bài: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng. + Khái quát chung vể dáng vẻ của bà cụ. + Tả khuôn mặt, đôi mắt, miệng, + Tả mái tóc của bà. + Tả đôi tay và cây gậy của bà. + Tả đôi vai và túi đồ của bà. + Tả dáng đi của bà cụ. Bài số 3 Bài 1. Đọc 2 dòng thơ sau trong bài thơ Tre Việt Nam : Lưng trần phơi nắng phơI sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh trong 2 dòng thơ trên được tạo ra bằng biện pháp nghệ thuật gì ? Qua hình ảnh đó tác giả muốn nói lên điều gì ? Bài 2. Đọc khổ thơ sau trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ: Nếu chúng mình có phép lạ Hái triệu vì sao xuống cùng Đúc thành ông mặt trời mới Mãi mãi không còn mùa đông. Cách nói “Mãi mãi không còn mùa đông” mang ý nghĩa gì ? Bài 3. Điền tr hay ch vào chỗ . . . cho phù hợp ang bị, vũ ụ, ông gai, í tuệ, ủ nhân, phẩm ất, điều ị, ..ế ngự, í tình, nắng ang ang, ồng ất, ồng ọt, ải uốt, ống ải, từng ải. Bài 4. Điền 5 từ ngữ chứa tiếng gốc vào chỗ trống trong mỗi cột Tiếng gốc Từ ngữ nội lội nô lô nề lề Bài 5. Những từ nào không gần nghĩa với các từ trong nhóm : a) nhân ái, vị tha, nhân loại, nhân đức b) chí khí, chí công, kiên trì, quyết tâm, Bài 6. Phân loại những từ sau để viết vào từng cột cho phù hợp Săn bắn, muông thú, mưa gió, đu đủ, chôm chôm, tươi tắn, tươi tỉnh, tốt đẹp, đẹp đẽ, đền đáp, tròn xoe, xinh xẻo, phẳng lặng, nhanh nhạy, đầy đủ, mong muốn, chán chê, chán chường, chồng chất, cay cú, sai sót. Từ ghép Từ láy Bài 7. Chép các từ ghép sau vào 2 cột sau cho phù hợp : rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học gạo, học tập, ăn vụng, núi lửa, quần áo, áo khoác, mỏng tang, nhẹ tênh, nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ thó, to tướng, to đùng, ăn mặc, hỗn láo, xinh tươi. đẹp nết. Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Bài 8. Viết tiếp vào chỗ . . . a) 5 từ ghép có tiếng thương : . . . b) 5 từ cùng nghĩa với thật thà: . . . Bài 9. Chép các từ sau vào 3 cột sau cho phù hợp : xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà, hoà nhã, sưng vù, cứng cáp, cỏn con, long lanh Tính từ chỉ màu sắc Tính từ chỉ hình dáng Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất Bài 10. Đánh dấu x vào chỗ . . . chỉ mức độ của các đặc điểm, tính chất mà các tính từ ở cột trái biểu thị Tính từ Chỉ đặc điểm, tính chất ở mức độ thấp Chỉ đặc điểm, tính chất ở mức độ cao cay cay đo đỏ thơm phức nho nhỏ cao vút trắng tinh châm chạp vui vui thô thiển Bài 11. Em đã được nghe kể hay được đọc truyện Tấm Cám, em thấy nhân vật chị Tấm là người có tính tình như thế nào ? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 dòng nói lên những đức tính đó của chị, có kể những ví dụ để minh hoạ.

File đính kèm:

  • docDạy hè TV 4 lên 5 - 09.doc
Giáo án liên quan