I./ Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: ôn tập, củng cố các kiến thức trọng tâm trong chương I: Cơ HọC (trừ bài 16: “Ròng Rọc”)
Hệ thống hoá các kiến thức trong chương I nhằm chuẩn bị thi HK I
Kỹ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức về cơ học vào cuộc sống
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học:
Mỗi nhóm:
Cả lớp: Bảng phụ ghi các câu hỏi
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài . Ôn tập thi học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGUYễN DU Vũ ĐạT TôNV
Giáo án Vật Lý 6G
Tiết 17 Bài . ôN TậP THI HọC Kì I
I./ Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: ôn tập, củng cố các kiến thức trọng tâm trong chương I: Cơ HọC (trừ bài 16: “Ròng Rọc”)
Hệ thống hoá các kiến thức trong chương I nhằm chuẩn bị thi HK I
Kỹ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức về cơ học vào cuộc sống
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học:
Mỗi nhóm:
Cả lớp: Bảng phụ ghi các câu hỏi
III./ Các bước lên lớp:
1./ ổn định lớp .
2./ Kiểm tra bài cũ:(5’)
Hãy nêu 3 yếu tố của một đòn bẩy?
Hãy nêu 3 dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy?
Muốn cho lực tác dụng khi sử dụng đòn bẩy giảm thì ta phải làm gì?
3./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ôn tập các kiến thức về đo lường (10’)
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì?
- Người ta dùng dụng cụ gì để đo độ dài?
- Để đo độ dài chính xác phải chú ý những điều gì?
- Đây cũng là những điều cần chú ý khi đo lực, đo thể tích và đo khối lượng
- Đối với đo khối lượng và đo lực ta phải chú ý điều chỉnh vạch số 0 trước khi đo
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định là như thế nào?
- Yêu cầu HS về nhà xem lại: GHĐ và ĐCNN của thước, bình chia độ, cân, lực kế là gì?
- Xác định GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van
Hoạt động 2: ôn tập các kiến thức về lực (10’)
- Lực là gì?
- Mỗi lực đều có phương, chiều và độ mạnh yếu nhất định
- Thế nào là hai lực cân bằng?
- Các kết quả tác dụng của lực?
- Vật có tính chất đàn hồi là vật có tính chất như thế nào?
- Yêu cầu HS lên bảng ghi hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật
- Khối lượng riêng là gì?
- Trọng lượng riêng là gì?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng ghi công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng? Giải thích các đại lượng vật lý trong công thức?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng
Hoạt động 3: ôn tập các kiến thức về máy cơ đơn giản (5’)
- Có mấy loại máy cơ đơn giản?
- Các em đã được học 2 loại máy cơ đơn giản đó là: mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy
- Vậy dùng máy cơ đơn giản ta có thể dùng lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật để kéo vật lên không?
- Để giảm lực kéo khi dùng mặt phẳng nghiêng ta làm gì?
- Để giảm lực kéo khi dùng đòn bẩy ta làm gì?
Hoạt động 4: Làm bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng (15’)
- Treo bảng phụ ghi bài tập:
Tính khối lượng và trọng lượng riêng của một khối sắt có thể tích 800 cm3 . Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg /m3
- Gọi HS tóm tắt
- Gọi HS nêu cách tính
- Gọi HS lên bảng giải, HS ở dưới làm vào nháp
- GV nhận xét, sửa sai
- Mét (đơn vị: m )
- Dùng thước .
+ ước lượng độ dài để chọn thước đo thích hợp .
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
- Đọc và ghi kết quả đo theo ĐCNN của dụng cụ đo
+ GHĐ: Tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân
+ ĐCNN: Khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều .
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
- Sau khi nén hoặc kéo giản một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên .
P = 10 m
P: Trọng lượng (đơn vị: N)
m : Khối lượng (đơn vị: kg)
- HS : ….
- HS : ….
- HS lên bảng …….
- HS : …..
-Có 3 loại máy cơ đơn giản: Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc .
- Được
- Giảm độ nghiêng
- Tăng OO2 và giảm OO1
Tóm tắt:
V = 800 cm3
= 0,0008 m3
D = 7800 kg/m3
m = ? (kg)
d = ? (N/m3)
- HS ghi đề bài
vào tập
- HS :…
I./ Lý thuyết:
SGK
II./ Bài tập:
Giải:
Khối lượng của khối sắt:
m= D.V = 0,0008.7800 =
=
Trọng lượng riêng của khối sắt:
d=10.D=10.7800=
= 78 000 N/m3
Đáp số: m = kg
d = 78 000N/m3
3./ Cũng cố: Biến đổi các công thức trên để tính các đại lượng V, D , m ,
4./ Dặn dò: Về nhà học thuộc các ghi chú, xem lại các bài trong SGK, đặc biệt là các thí nghiệm và các kết luận .
Làm thêm các bài tập về xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
File đính kèm:
- fdhasfdhsfdkuygoak[pơasdkopfa (17).doc