Câu I/ (2 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
1/ Biểu hiện nào sau đây nói lên tính kiên trì?
A/ Làm được đến đâu thì làm không cần phải gắng sức.
B/ Thấy việc cần làm thì làm đến nơi,đến chốn dù gặp khó khăn.
C/ Dễ làm ,khó bỏ
D/Khi được phân công việc,nhận việc và làm gấp rút nhờ mọi người chỉ để làm cho xong ,để hoàn thành nhiệm vụ.
2/ Lễ độ là gì?
A/ Cách cư xử đúng mực.
B/Biểu hiện thái độ tôn trọng,hòa nhã khi giao tiếp với mọi người.
C/Biểu hiện của người có văn hóa có đạo,giúp cho quan hệ mọi người.
D/Cả 3 ý trên đều đúng.
3/Những động cơ học tập mà em cho là đúng?
A/ Điểm số
B/ Không muốn thua kém bạn.
C/ Tương lai của bạn thân,danh dự của gia đình và truyền thống của gia đình.
D/ Cả A,B.,C đúng.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I - Môn: Giáo dục công dân 6 - Trường THCS TT Vĩnh Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TT Vĩnh Thạnh
Họ và tên :
Lớp :
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I.
Môn: Giáo dục công dân 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
Câu I/ (2 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
1/ Biểu hiện nào sau đây nói lên tính kiên trì?
A/ Làm được đến đâu thì làm không cần phải gắng sức.
B/ Thấy việc cần làm thì làm đến nơi,đến chốn dù gặp khó khăn.
C/ Dễ làm ,khó bỏ
D/Khi được phân công việc,nhận việc và làm gấp rút nhờ mọi người chỉ để làm cho xong ,để hoàn thành nhiệm vụ.
2/ Lễ độ là gì?
A/ Cách cư xử đúng mực.
B/Biểu hiện thái độ tôn trọng,hòa nhã khi giao tiếp với mọi người.
C/Biểu hiện của người có văn hóa có đạo,giúp cho quan hệ mọi người.
D/Cả 3 ý trên đều đúng.
3/Những động cơ học tập mà em cho là đúng?
A/ Điểm số
B/ Không muốn thua kém bạn.
C/ Tương lai của bạn thân,danh dự của gia đình và truyền thống của gia đình.
D/ Cả A,B.,C đúng.
4/ Những hành vi thể hiện lối sống chan hòa với mọi người:
A/ Chia sẽ với mọi người khi gặp khó khăn.
B/ Không góp ý cho ai cả.
C/ Khi chỉ định thì mới phát biểu vò sợ phát biểu sai bạn bè cười.
D/ Thương xuyên quan tâm tới công việc của cá nhân.
CâuII/( 2 điểm) Cho tình huống:
Một nhóm bạn cùng đi chơi.Một bạn đưa ý kiến hút thử thuốc lá,một bạn uống thử bia, còn một bạn khác rủ ngồi uống cà phê.Muốn chứng tỏ mình” biết sống hòa đồng” nên An đã làm theo các bạn đó. Cách cư xử của An như vậy có phải là biết sống chan hòa không? Vì sao?
CâuIII/ (3điểm) Điền vào ô trống những nội dung thích hợp?(mỗi ô hai biểu hiện).
Lĩnh vực
Biểu hiện tích cực,tự giác.
Biểu hiện thiếu tích cực,tự giác.
Học tập
.
.
..
..
Hoạt động tập thể
Hoạt động xã hội.
..
.
..
..
.Câu IV/(3 điểm) Em hãy nêu mục đích học tập của học sinh,Nêu 3 câu tục ngữ, ca dao,danh ngôn nói về chủ đề học tập?
..
..
..
..
.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
C
A
Điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
Câu II: Cách cư xử của bạn An không thể hiện lối sống chan hòa. (0,5 đ)
Vì: (1,5 đ)
Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt đônggj chung, có ích.
Cách xử sự của bạn An như trên là đua đòi, bắt chước những hành vi của người lớn. Nhưng thực tế những hành vi đó là tiêu cực, thiếu sự hiểu biết, về hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe nên chúng ta không nên thử mà cũng không nên tập, việc vào quán xá và la cà tốn thời gian, lười lao động.
Câu III:
Lĩnh vực
Biểu hiện tích cực,tự giác.
Biểu hiện thiếu tích cực,tự giác.
Học tập
Tham gia các câu lạc bộ học tập.
Sưu tầm những bài tập khó để giải
Biết mà không dám giơ tay phát biểu ý kiến.
Phó thác việc thảo luận nhóm cho các bạn khá giỏi
Hoạt động tập thể
Tham gia vào các hoạt động của lớp.
Tham gia phụ trách sao nhi đồng
Không tham gia vào đội văn nghệ của lớp.
Không tham gia hoạt động TDTT của trường.
Hoạt động xã hội.
Thamg ia đội tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng
Không tham gia ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
Không tham gia vào các tổ chức xã hội
Câu IV:
a/. (2 đ) trước mắt nỗ lực học tập, phấn đấu rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Tương lai: phát triển toàn diện, toàn tài, vẹn đức để trở thành người công dân tốt, người lao động giỏi. Góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
b/. (1 đ) Có thể là Bác học không có nghĩa là ngừng học. (Đác Uyn)
Học học nữa, học mãi.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Có chí thì nên.
Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Sách không có trang cuối cùng (Hồ Chí Minh)
File đính kèm:
- Kiem tra HKI-d1.doc