Bài giảng Tuần 33 - Tiết 65: Ôn tập

I. MỤC TIÊU

1. Hoạt động 1: Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in

1.1. Kiến thức:

Học sinh biết:

- Các thành phần cơ bản của văn bản

- Mục đích của việc định dạng văn bản.

- Các thao tác định dạng văn bản.

- Mục đích và yêu cầu của việc trình bày trang văn bản, in.

 

docx5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 33 - Tiết 65: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33- Tiết 65 Ngày dạy: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Hoạt động 1: Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in 1.1. Kiến thức: Học sinh biết: - Các thành phần cơ bản của văn bản - Mục đích của việc định dạng văn bản. - Các thao tác định dạng văn bản. - Mục đích và yêu cầu của việc trình bày trang văn bản, in. - Thao tác trình bày trang văn bản và in. Học sinh hiểu: - Phân biệt được các thành phần của văn bản. - Phân biêt được định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. 1.2. Kỹ năng: Học sinh thực hiện được: - Các thao tác định dạng kí tự và định dạng văn bản. - Các thao tác trình bày trang văn bản và in. Học sinh thực hiện được: Soạn thảo một văn bản đơn giản theo yêu cầu. 1.3. Thái độ: Thói quen: Tự giác, tích cực. Tính cách: Tự tin, năng động. Hoạt động 2: Chèn hình ảnh, tìm kiếm và thay thế, tạo bảng. 2.1. Kiến thức: Học sinh biết: Tác dụng và thao tác chèn hình ảnh vào trang văn bản. Tác dụng và các thao tác tìm kiếm và thay thế. Tác dụng của việc trình bày văn bản cô đọng bằng bảng Học sinh hiểu: Cách thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản. Phân biệt được sự khác nhau giữa tìm kiếm và thay thế Các thao tác thay đổi, định dạng và chỉnh sửa bảng. 2.1. Kỹ năng: Học sinh thực hiện được: Chèn và thay đổi bố trí của hình ảnh trên trang văn bản. Các thao tác tìm kiếm và thay thế. Tạo bảng và thao tác với bảng. 2.3. Thái độ: Thói quen: Tự giác, tích cực. Tính cách: Tự tin, sáng tạo. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC - Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. - Chèn hình ảnh, tìm kiếm và thay thế, tạo bảng. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: Phòng máy. 3.2. Học sinh: Soạn đề cương ôn tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện(1 phút) - Lớp 6A1: - Lớp 6A2: 4.2. Kiểm tra miệng: Lồng ghép trong bài học 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘ DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. (15 phút) GV: Nêu các thành phần cơ bản của văn bản? HS: Hoạt động cá nhân trả lời. GV: Mục đích của việc định dạng văn bản? Định dạng văn bản có mấy loại? HS: Hoạt động cá nhân trả lời. GV: Nêu các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản? HS: Hoạt động cá nhân trả lời GV: Làm thế nào để xem văn bản trước khi in? Để in văn bản ta dùng lệnh gì? HS: Hoạt động cá nhân trả lời. GV: Cũng cố lại các thao tác trên máy. HS: Quan sát và thực hành lại. Hoạt động 2: Chèn hình ảnh, tìm kiếm và thay thế, tạo bảng.( 15 phút) GV: Tác dụng của việc tìm kiếm và thay thế là gì? HS: Giúp tìm kiếm, tìm kiếm và thay thế Nhanh một từ hoặc cụm từ. GV: Liệt kê các thao tác cần thực hiện để thay thế nhanh một cụm từ trong toàn văn bản? HS: Hoạt động cá nhân trả lời. GV: Nêu sự khác biệt giữa lệnh Find và lệnh Find and Replace? HS: Hoạt động cá nhân trả lời: Với lệnh Find: chỉ tìm kiếm những từ trong văn bản giống với kí tự cần tìm. Với lệnh Find and Replace: Tìm từ giống trong văn bản và thay thế bằng một từ hay cụm tư khác. GV: Có bao nhiêu cách để chèn bảng vào văn bản? Đó là những cách nào? HS: Có hai cách, đó là: + Sử dụng nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ. + Vào Table/ Insert Table. GV: Cho HS thao tác trên máy, thay đổi và chỉnh sửa với bảng. I. Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. - Các thành phần cơ bản của văn bản: + Kí tự: Con số, con chữ, số, kí hiệu Kí tự là thành phần cơ bản nhất của van bản. + Dòng: Tập hợp các kí tự trên cùng một đường nằm ngang từ trái sang phải. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu. + Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn. + Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản. - Mục đích của việc định dạng văn bản: Văn bản có bố cục đẹp,dễ đọc, người đọc dễ ghi nhớ các thông tin, nội dung cần thiết. - Định dạng văn bản gồm hai loại: + Định dạng đoạn văn + Định dạng kí tự Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản: + Chọn hướng trang. + Đặt lề trang. Để xem văn bản trước khi in ta nhấn nút: Print Review trên thanh công cụ. Để in văn bản ta dùng lệnh File/ Print hộp thoại Print xuất hiện. Nhấn OK để in toàn bộ văn bản. Nếu văn bản gồm nhiều trang, mà ta muốn in môt số trang, ta có thể in khi chọn Pages trong Page range: VD: chon trang 1,2: II. Chèn hình ảnh, tìm kiếm và thay thế, tạo bảng. - Các thao tác cơ bản để thay thế nhanh một cụm từ trong toàn văn bản: + Chọn lệnh Edit/ Replace, hộp thoại Find and Replace xuất hiện với trang Replace. + Gõ nội dung, chẳng hạn: “sa pa” cần thay thế vào mục Find What + Gõ nội dung cần thay thế vào mục Replace with + Nhấn nút Find next để tìm. + Nhấn nút Replace All để thay thế. Cách chèn bảng vào trang văn bản: + Sử dụng nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ. + Vào Table/ Insert Table. 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP(9 phút) 5.1. Tổng kết: Kết hợp trên máy. 5.2. Hướng dẫn học tập: Đối với tiết này: Ôn tập lại những nộ dung đã học, thực hành trên máy nếu có máy tính ở nhà. Đối với tiết sau: Ôn tập để kiểm tra học kì. 6. PHỤ LỤC: Phòng máy

File đính kèm:

  • docxtuan.docx