. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức
HS biết:
+ Hoạt động 1: Học sinh biết mục đích, yêu cầu của biết thực hành; biết vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 6 để làm bài tập thực hành.
HS hiểu:
+ Hoạt động 1: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày, định dạng một trang tính phù hợp.
1.2 Kĩ năng:
20 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 31 - Tiết 29 - Bài thực hành 6: Định dạng trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu cầu Hs tiếp tục sử dụng Bảng điểm lớp em để thiết đặt các thông số Top, Bottom, Left, Right.
Hs: Thực hiện thay đổi các thông số để quan sát sự thay đổi.
Gv: Giới thiệu 2 lựa chọn: Horizontally và Vertically.
Hs: Nắm và thực hành để quan sát sự khác biệt.
Gv: Yêu cầu học sinh thiết đặt hướng hướng giấy; thực hiện theo các bước ở mục b để quan sát sự thay đổi.
Hs: Thực hành và quan sát các thay đổi.
Gv: Yêu cầu hs thực hành bài tập c.
Hs: Thực hiện bài tập c.
Bài tập 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang.
a)
- Mở hộp thoại Page Setup và thay đổi các thông số Top, Bottom, Left, Right.
- Tìm hiểu 2 lựa chọn:
+ Horizontally: Căn giữa theo chiều ngang.
+ Vertically: Căn giữa theo chiều đứng.
b)
- Đặt hướng trang in.
- Tìm hiểu ô Fit to và Adjust to.
c) Thực hành điều chỉnh ngắt trang.
4.4Tổng kết. (3 phút)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
4.5Hướng dẫn học tập. (5 phút)
+ Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo đã được thực hành.
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài tập 3 của bài thực hành để chuẩn bị cho tiết sau tiếp tục thực hành
5. PHỤ LỤC.
- SGK quyển 2.
- Giáo trình Excel
----------&----------
Tuần : 23 - Tiết:43
Ngày dạy:21/01/2014
Bài thực hành 7: IN DANH SÁCH LỚP EM (tt)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
HS biết:
+ Hoạt động 1: - Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 6 và 7 để làm bài tập thực hành.
HS hiểu:
+ Hoạt động 1: - Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày, định dạng một trang tính phù hợp.
1.2. Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Các thao tác định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền; trình bày trang tính hợp lí trước khi in.
- Hs thực hiện thành thạo: Các thao tác định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền; trình bày trang tính hợp lí trước khi in.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
- Tính cách: Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết bài tập.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Máy tính, phần mềm Microsoft Excel.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Lớp 7A2:
Lớp 7A6:
Kiểm tra miệng.
- Thực hiện trong bài học.
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Định dạng và trình bày
trang tính. (35’)
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
Hs: Đọc yêu cầu bài toán.
GV: Chia học sinh thành các nhóm, theo số lượng máy.
Hs: Ngồi theo nhóm đã phân công.
Gv: Hướng dẫn các em thực hành.
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu học sinh khởi động Excel và làm bài tập .
Hs: Khởi động Excel và làm bài tập 3.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được.
Bài tập 3: Định dạng và trình bày trang tính.
(35’)
a) Thực hiện các định dạng cần thiết để có trang tính tượng tự như hình 81.
Lưu ý : (Sgk)
Yêu cầu :
Thực hiện theo các yêu cầu đề bài đưa ra (Trang 69)
b) Xem trước các trang in, kiểm tra các dấu ngắt trang và thiết đặt hướng trang ngang để in hết các cột trên một trang, thiết đặt lề thích hợp và lựa chọn để in nội dung giữa trang giấy theo chiều ngang.
c) Lưu bảng tính và thực hiện lệnh in dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
4.4 Tổng kết. (3 phút)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
4.5 Hướng dẫn học tập. (5 phút)
+ Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo đã được thực hành trong 2 tiết thực hành (nếu có điều kiện).
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu để chuẩn bị cho tiết sau:
+ Thế nào là sắp xếp dữ liệu?
+ Tìm hiểu các thao tác sắp xếp dữ liệu.
5. PHỤ LỤC.
- SGK quyển 2.
- Giáo trình Excel
Tuần 25– Tiết : 50
Ngày dạy: 19/02/2014
HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HS biết:
+ Hoạt động 1: Học sinh được tiếp cận và làm quen với phần mềm học toán học Toolkit math.
+ Hoạt động 2: Biết được khởi động phần mềm toán học Toolkit math
+ Hoạt động 3: Biết được các lệnh tính toán đơn giản
- HS hiểu:
+ Hoạt động 1: Hiểu được tiếp cận và làm quen với phần mềm học toán học Toolkit math + Hoạt đông 2: Hiểu được cách khởi động phần mềm và màn hình làm việc của phần mềm toán học Toolkit math.
+ Hoạt động 3: Hiểu được các lệnh tính toán đơn giản.
1.2 Kỷ năng
- Thực hiện được cách khởi động phần mềm, nhận dạng được màn hình làm việc của phần mềm..
- Thực hiện thành thạo được cách khởi động phần mềm, nhận dạng được màn hình làm việc của phần mềm.
1.3 Thái độ
- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.
- Tính cách: Chăm ngoan.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Giới thiệu phần mềm.
- Khởi động phần mềm.
-Màn hình làm việc của phần mềm.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
3.2 Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
Lớp 7A2:
Lớp 7A6:
4.2 Kiểm tra miệng (không kiểm tra)
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Giới thiệu phần mềm: (3’)
Gv: Các em xem sgk và cho cô biết vài nét chính về phần mềm Toolkit math?
Hs: Trả lời.
Gv: Chính xác hóa và cho hs ghi bài
Hs: Ghi bài.
1. Giới thiệu phần mềm
- Tookit math là một phần mềm học toán đơn giản nhưng rất hữu ích cho học sinh các lớp cấp Trung học cơ sở.
- Phần mềm được thiết kế như một công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mềm:
2. Khởi động phần mềm: (5’)
Gv: Thông thường để khởi động một phần mềm ta làm như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Đối với phần mềm Toolkit math củng vậy. Để khởi động phần mềm ..... Để bắt đầu làm việc với Toolkit math ta phải làm gì?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
Gv: Chính xác hóa
Hs: Lắng nghe và thực hiện khởi động phần mềm
3. Màn hình chính của phần mềm : (6’)
Gv: Các em quan sát hình 145 và cho thầy biết màn hình làm việc chính của phần mềm có các khu vực chính nào?
Hs: Quan sát và trả lời.
Gv: Giới thiệu qua các khu vực chính của phần mềm.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Thầy đã giới thiệu qua, các em kết hợp với sgk cho cô biết công dụng của từng thành phần chính.
Hs: Suy nghỉ trả lời
Gv: Chính xác hóa và cho hs ghi bài
Hoạt động 3:
Các lệnh tính toán đơn giản. (18’)
a. Tính toán các biểu thức đơn giản.
Gv: Các em nghiên cứu sgk trang 113 cho thầy biết: Để tính toán một biểu thức đơn giản ta sử dụng của sổ nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Chẳng hạn thầy muốn tính : thì thầy phải sử dụng câu lệnh nào?
Hs:Trả lời.
Gv: Vậy để tính biểu thức đó ta phải làm như thế nào?
Hs: Trả lời các bước.
Gv: Gọi hs khác lên thực hiện. hs2: Nhận xét. Chính xác hóa các bước.
Hs: Ghi bài.
Gv: Tính 4.3 + 3.6 + 2.1
Hs: Thực hiện
Gv: ? Ngoài ra ta còn có thể sử dụng cách nào nữa hay không?
Hs: Trả lời: Ta có thể sử dụng bằng thanh bảng chọn.
Gv: Chính xác hóa các bước
Hs: Ghi bài.
Gv: Phần mềm có khả năng tính toán các biểu thức đại số chứa các số nguyên, thập phân hoặc phân số. Các phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa
b. Vẽ đồ thị đơn giản.
Gv: Tương tự các em tìm hiểu và cho cô biết để vẽ một đồ thị hàm số ta sử dụng lệnh nào?
Hs: Trả lời (Plot)
Gv: Chẳng hạn thầy muốn vẽ đồ thị hàm số: y = 3x +2 thì thầy phải làm thế nào?
Hs: Lên bảng thực hiện.
Gv: Bạn đã thực hiện như thế nào?
Hs: Đưa ra các bước thực hiện của bạn.
Gv: Chính xác hóa các bước
Hs: Ghi bài.
Gv: Một em lên vẽ giúp cô đồ thị của hàm số: y = 4 – 5x
Hs: Thực hiện yêu cầu.
2. Khởi động phần mềm:
Để khởi động phần mềm Toolkit math ta nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền.
Và để bắt đầu làm việc với phần mềm ta nháy chuột vào Algebra Tools (ô Công cụ đại số).
3. Màn hình chính của phần mềm:
a. Thanh bảng chọn.
- Thực hiện các lệnh chính của phần mềm.
b. Cửa sổ dòng lệnh.
- Là nơi người dùng gõ các dòng lệnh.
c. Cửa sổ làm việc chính.
- Là nơi thể hiện tất cả các lệnh đã được thực hiện của phần mềm.
d. Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số.
- Là nơi thể hiện kết quả của lệnh vẽ đồ thị hoặc có liên quan đến đồ thị.
4. Các lệnh tính toán đơn giản.
a. Tính toán các biểu thức đơn giản.
♦ Câu lệnh:
Simplify
Đây là câu lệnh dùng để tính toán các biểu thức toán học.
Để tính toán các biểu thức đơn giản ta có 2 cách:
Cách 1: Sử dụng của sổ dòng lệnh:
B1: Gõ câu lệnh vào của sổ dòng lệnh.
B2: Nhấn nút Enter để thực hiện.
Ví dụ: Simplify 1/5 + 4/3
Kết quả là:
Cách 2: Sử dụng bằng thanh bảng chọn:
B1: Chọn bảng chọn Algebra.
B2: Chọn Simplify.
B3: Gõ biểu thức cần tính tại dòng Expression to simplify.
B4: Nháy OK để thực hiện.
Sau khi thực hiện 1 trong 2 cách trên thì ta sẽ nhận được kết quả trên cửa sổ làm việc chính.
b. Vẽ đồ thị đơn giản.
♦ Câu lệnh:
Plot
Đây là câu lệnh để vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
Để vẽ một đồ thị hàm số đơn giản ta thực hiện theo các bước sau:
B1: Gõ câu lệnh vào của sổ dòng lệnh.
B2: Nhấn nút Enter để thực hiện.
Sau khi thực hiện 2 bước trên thì ta sẽ nhận được kết quả trên cửa sổ vẽ đồ thị.
* Chú ý: Có thể thực hiện nhiều lệnh Plot để vẽ đồng thời nhiều đồ thị hàm số trên cửa sổ vẽ đồ thị.
4.4 Tổng kết
Thao tác khởi động phần mềm.
Nhắc lại về các thành phần trên màn hình làm việc của phần mềm.
4.5 Hướng dẫn học bài
+ Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc các nội dung vừa ghi ở phần 1, 2, 3.
- Thực hiện lại các thao tác khởi động
- Quan sát các thành phần trên màn hình chính của phần mềm Toolkit math.
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc trước phần 4, 5 sách gk trang 113, 114.
5. PHỤ LỤC
- Giáo trình Excel.
- SGK tin học quyển 2.
File đính kèm:
- Tuần29.doc