Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 - Bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. Chuẩn bị:

- GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

- HS: Vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 - Bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/03/2014 Ngày dạy: 25/03/2014 Tuần 29 Tiết: 57 Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. Chuẩn bị: - GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. - HS: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - GV hướng dẫn, diễn giải, thao tác mẫu, minh họa. HS quan sát, vấn đáp, thao tác. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A3:............................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Em hãy tìm xem trong văn bản Biendep.doc những nội dung nào là “đại dương” và thay bằng từ “biển”? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. + GV: Đưa ra hai văn bản cùng một nội dung, một văn bản sử dụng hình ảnh minh họa, một văn bản không dùng hình, để các em quan sát và so sánh. + GV: Yêu cầu HS nhận xét. + GV: Tiếp tục đưa ra hai văn bản cùng một nội dung một văn bản sử dụng hình ảnh minh họa, một văn bản không dùng hình. + GV: Từ hai ví dụ trên đặt vấn đề vào bài mới. Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu cách chèn hình ảnh vào văn bản. + GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kết luận thông qua hai ví dụ tìm hiểu ở trên. + GV: Đưa ra thêm các ví dụ minh họa cho HS quan sát. + GV: Cho HS nhận xét trong một số trường hợp không có hình ảnh. + GV: Cho HS quan sát hai hình ảnh. Một hình ảnh được tạo ra từ máy chụp hình, một được tạo ra từ phần mềm đồ họa. + GV: Hình ảnh có thể được tạo ra từ những đâu? + GV: Nhận xét chốt nội dung. + GV: Vậy để chèn hình ảnh vào văn bản em thực hiện như thế nào? + GV: Gợi ý thông qua các từ Tiếng anh như Insert (chèn), Picture (hình ảnh), From file (Từ tệp tin),... + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước chèn hình ảnh. + GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn. + GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét các bước thực hiện của bạn. + GV: Thực hiện chèn các hình ảnh khác nhau vào những vị trí khác nhau yêu cầu HS nhận xét. + GV: Nhận xét rút ra nội dung các bước thực hiện. + GV: Ôn lại kiến thực cũ của HS thông qua trò chơi “AI NHANH HƠN”. + GV: Thực hiện thao tác yêu cầu HS cho biết đó là thao tác gì? + GV: Tương tự các thao tác trên, gọi một HS lên bảng thử thực hiện các bước để sao chép và di chuyển hình ảnh tới các vị trí khác nhau. + GV: Yêu cầu HS nhận xét có thể sao chép và di chuyển hình ảnh giống phần văn bản hay không? + GV: Lồng ghép ôn lại các kỹ năng bài cũ. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. + GV: Cho HS quan sát một văn bản có cùng nội dung và hình ảnh như nhau. Khác cách bố trí hình ảnh, yêu cầu HS nhận xét. Hoạt động 2: (18’) Tìm hiểu thay đổi bố trí hình ảnh trên văn bản. + GV: Dựa trên nội dung đặt vấn đề trên đi vào tìm hiểu các bố trí hình ảnh trên văn bản. + GV: Cho HS quan sát 2 hình ảnh với những kiểu bố trí khác nhau. + GV: Có mấy cách thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản? Đó là những cách nào? * Trong dòng văn bản. + GV: Cho HS quan sát hình ảnh Em hãy cho biết với kiểu bố trí này hình ảnh có đặc điểm gì? + GV: Nhận xét chốt nội dung. * Trong nền văn bản. + GV: Cho HS quan sát hình ảnh yêu cầu HS nhận xét về kiểu bố trí này có đặc điểm gì? + GV: Hướng dẫn thao tác thay đổi cách bố trí hình ảnh cho HS quan sát nhận biết. + GV: Minh họa thao tác thực hiện yêu cầu HS quan sát nhận xét và rút ra các bước thực hiện. + GV: Diễn giải phân tích bài học cho HS năm bắt phân biệt các thay đổi bố trí khác nhau. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. +GV: Cho các em thực hiện các bài tập để rèn luyện kỹ năng. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + HS: Tập trung quan sát chú ý và nhận biết sự khác biệt giữa hai văn bản để rút ra nhận xét: văn bản có hình ảnh đẹp hơn và hấp dẫn hơn văn bản không có hình ảnh. + HS: Rút ra nhận xét: văn bản có hình ảnh àm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn và dễ hiểu hơn. + HS: Tập trung lắng nghe à biết nội dung chính của bài học. + HS: Hình ảnh họa thường được dùng trong văn bản và là cho nội dung của văn bản trực quan sinh động hơn. + HS: Trong nhiều trường hợp nội dung của văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh họa. + HS: Quan sát hình ảnh lồng nghép giáo dục bảo vệ môi trường của GV và lắng nghe câu hỏi GV đưa ra. + HS: Hình ảnh được tạo ra từ phần mềm đồ họa, chụp,... và lưu dưới dạng các tệp đồ họa. + HS: Tìm hiểu trong SGK và lên bảng thử thực hiện dưới sự quan sát của GV và các bạn khác, các bạn nhân xét thao tác thực hiện của bạn mình. + HS: Thực hiện các bước: 1. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. 2. Chọn lệnh Insert à Picture à From File... xuất hiện hộp thoại. 3. Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert. + HS: Có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau vào bất kì vị trí nào trong văn bản. + HS: Thực hiện ghi các bước chèn hình ảnh vào vở học. + HS: Lắng nghe cách chơi của GV đưa ra à củng cố kiến thức ở các bài trước đã học. + HS: Chọn phần văn bản - sao chép - di chuyển phần văn bản. + HS: Thực hiện theo tác dưới sự hướng dẫn và gợi ý của GV, các bạn khác nhận xét các bước thực hiện của bạn mình. + HS: Hình ảnh cũng có thể sao chép và di chuyển tới các vị trí khác nhau trong văn bản. + HS: Ôn lại tác dụng các nút leenjg Copy, Cut và Paste. + HS: Thực hiện các thao tác dưới sự giúp đỡ của GV. + HS: Chỉnh sửa các thao tác sai và thiếu sót. + HS: Hình ảnh ở văn bản 1 quá to và vượt ra ngoài lề trang, không phù hợp với nội dung văn bản, văn bản 2 hợp lí hơn. + HS: Tập trung lắng nghe, tìm hiểu về vấn đề được GV đưa ra, tìm hiểu SGK để giải quyết. + HS: Quan sát tìm hiểu thêm thông tin trong SGK. + HS: Có hai cách thay đổi bố trí hình ảnh: Trong dòng văn bản - Trong nền văn bản. + HS: Hình ảnh được xem như một kí tự đặc biệt và đươc chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo. + HS: Thực hiện ghi bài. + HS: Hình ảnh nằm trên nền văn bản và độc lập với văn bản. Hình ảnh xem như một hình chữ nhật... + HS: Các bước thực hiện: 1. Nháy chuột trên hình để chọn hình ảnh đó. 2. Chọn lệnh Format à Picture Hộp thoại Format Picture xuất hiện chọn trang Layout. 3. Chọn In line with text hoặc Square và nháy OK. + HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác. + HS: Thực hiện các thao tác dưới sự giúp đỡ của GV. + HS: Làm các thao tác vừa được học, rèn luyện kỹ năng. + HS: Ghi bài vào vở. 1. Chèn hình ảnh vào văn bản. Thực hiện các bước: 1. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. 2. Chọn lệnh Insert à Picture à From File... xuất hiện hộp thoại. 3. Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert. 2. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản. a. Trong dòng văn bản. - Hình ảnh được xem như một kí tự đặc biệt và được chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo. b. Trong nền văn bản. Các bước thực hiện: 1. Nháy chuột trên hình để chọn hình ảnh đó. 2. Chọn lệnh Format à Picture Hộp thoại Format Picture xuất hiện chọn trang Layout. 3. Chọn In line with text hoặc Square và nháy OK. 4. Củng cố: (5’) - Cho HS chơi trò chơi lật ô hình tìm chữ ẩn bên trong. - Thông qua trò chơi giáo dục cho HS các đức tình trong 5 điều Bác Hồ dạy. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Về nhà làm các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 102. - Học bài, luyện tập các thao tác đã học. - Chuẩn bị nội dung bài mới. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an du thi nvsp tre them hinh anh vao trang chieu.doc