I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được các thao tác để tạo một biểu đồ.
- Biết biết nhập công thức và hàm vào ô tính
2. Về kĩ năng
- Học sinh phải thực hành các thao tác tạo biểu đồ.
- Biết biết nhập công thức và hàm vào ô tính
3. Về tư duy và thái độ
- Học sinh phải biết cách thực hiện nhanh nhất, biết vận dụng những vấn đề đã học vào trong bài tập.
11 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 - Tiết 56, 57 - Bài thực hành : Tạo biểu đồ để minh họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển toàn bộ đối tượng: nhấn Crtl.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Nêu mục đích của phần mềm GeoGebra.
Thực hiện được các thao tác vẽ tam giác ABC, vẽ điểm nằm trên đoạn thẳng, vẽ tứ giác ABCD.
Chuẩn bị phần 4, 5, 6 cho tiết học sau
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:31 Ngày soạn: 28/03/2014.
Tiết PPCT:60, 61 Ngày giảng: / /2014.
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Về kiến thức.
Biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
Biết thao tác một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
Về kĩ năng.
Kích hoạt khởi động được phần mềm.
Nhận biết được màn hình và thanh bảng chọn trên màn hình.
Thực hiện được trong việc vẽ và minh hoạ các hình được học trong chương trình môn Toán.
Thái độ
Nhận thức được GeoGeBra là một phần mềm học vẽ hình học động ở (THCS) rất tốt, có ý thức muốn tìm hiểu các phần mềm khác phục vụ học tập.
Có ý thức quí trọng sức lao động của các tác giả phần mềm, từ đó nâng cao thêm ý thức tôn trọng bản quyền.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Vấn đáp, trực quan, thực hành, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Phương tiện.
Phòng máy, máy chiếu., giáo án.
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Mục đích của phần mềm Geogebra là gì? Vẽ tam giác ABC và lưu lại với tên tamgiac.ggb.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Quan hệ giữa các đối tượng hình học
Em hãy kể tên các quan hệ giữa các đối tượng hình học đã học trong môn toán Hình.
Nhận xét và bổ sung các quan hệ trong SGK.
Nêu cách thiết lập các quan hệ đó trong phần mềm.
Thao tác cho học sinh quan sát cách vẽ các quan hệ giữa các đối tượng hình học.
Một số lệnh hay dùng.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong SGK.
Trình chiếu và thao tác các lệnh cho học sinh quan sát.
Cho học sinh thao tác các lệnh trên máy.
6. Bài tập thực hành.
- GV: Yêu cầu học sinh lần lượt làm lại tất cả các thao tác đã học và làm các bài tập SGK trang 125.
- GV: Chú ý đi xung quanh hướng dẫn HS các thao tác khó.
Kiểm tra việc thực hành của học sinh. Sửa sai và cho điểm.
HS trả lời.
HS chú ý
HS quan sát hình
HS đọc
HS quan sát hình, ghi vở và nhớ cách thực hiện để tiến hành đi vào thực hành.
HS tiến hành thực hiện các bài tập vào máy tính
4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học:
Điểm nằm trên đoạn thẳng, đường thẳng.
Giao điểm 2 đường thẳng.
Trung điểm đoạn thẳng.
Đường thẳng qua 1 điểm và song song.
Đường thẳng qua 1 điểm và vuông góc.
Đường phân giác 1 góc.
5. Một số lệnh hay dùng:
a. Dịch chuyển nhãn của đối tượng: để hiển thị rõ hơn
- Dùng công cụ chọn để di chuyển
b. Làm ẩn đối tượng:
B1: Nháy nút phải lên đối tượng
B2: chọn Show object(hiển thị đối tượng)
c. Ẩn/ hiện nhãn đối tượng:
B1: Nháy nút phải lên đối tượng
B2: chọn Show Label
d. Xóa đối tượng:
- Cách 1: chọn đối tượng rồi nhấn DELETE
- Cách 2: nhấn nút phải lên đối tượngdelete
e. Thay đổi tên, nhãn đối tượng:
B1: Nháy nút phải lên đối tượng
B2: Chọn lệnh Rename trong bảng chọn.
B3: Nhập tên mới trong hộp thoại
B4: Nhấn nút Apply
g. Phóng to, thu nhỏ đối tượng:
B1: Nháy nút phải lên màn hình trống.
B2: Chọn Zoom, rồi chọn tỉ lệ %.
h. Di chuyển toàn bộ đối tượng: nhấn Crtl.
6. Bài tập thực hành
a. Vẽ tam giác ABC với trọng tâm G và 3 đường tiếp tuyến.
b.Vẽ tam giác ABC với đường cao và trực tâm H.
c.Vẽ tam giác ABC với 3 đường phân giác cắt nhau tại điểm I.
d.Vẽ hình bình hành ABCD.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, tuyên dương các nhóm thực hành tốt. Tiết sau thực hành.
RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần:32 Ngày soạn: 03/04/2014.
Tiết PPCT:62, 63 Ngày giảng: / /2014.
BÀI TẬP THỰC HÀNH 10
THỰC HÀNH TỔNG HỢP.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Về kiến thức.
Củng cố lại cho học sinh cách lập trang tính, định dạng, sử dụng công thức, các hàm và trình bày trang in.
Sử dụng nút lệnh Print Preview để xem trước khi in.
Về kĩ năng.
Thực hiện thành thạo các thao tác trong trang tính.
Thái độ
Hình thành thái độ học tập nghiêm túc, hăng say học hỏi.
Bảo vệ của công, yêu thích môn học.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Thuyết trình, thực hành.
Phương tiện.
Phòng máy, giáo án, bài tập thực hành.
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ. (kết hợp trong thực hành).
Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh khởi động Excel và nhập dữ liệu vào trang tính như hình 119.
Yêu cầu học sinh đều chỉnh độ rộng cột, độ dài hàng
Nhắc lại cách điều chỉnh hàng, cột., kẻ khung.
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sao chép, tạo màu nền, màu chữ.
Cách tính tổng số hiện vật?
Đưa ra công thức.
Kiểm tra chấm điểm miệng một số bài.
Bài tập 2:
Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu.
Theo dõi quá trình thực hành của lớp.
Chấm điểm một số bài làm.
Thực hiện yêu cầu trên máy.
Trả lời
Trả lời.
Thực hành.
Bài tập 1:
Khởi động chương trình Excel và nhập dữ liệu vào trang tính như hình 119.
Điều chỉnh hàng, cột và định dạng.
Sao chép và chỉnh sửa dữ liệu.
Lập công thức tính tổng số hiện vật.
Cách 1: Dùng công thức: =D5+D14.
Cách 2: Dùng hàm
=sum(D5,D14).
Bài tập 2:
Xem trước trang in
Khởi động Excel và nhập dữ liệu vào trang tính.
Sử dụng cách hàm để tính toán:
- Hàm tính trung bình cộng.
- Tổng thu nhập trung bình của vùng.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Chỉnh sửa một số bài làm sai, hướng dẫn làm lại cho đúng.
Dăn dò tiết sau học thực hành, xem bài trước ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM.
.
Tuần:33 Ngày soạn: 04/04/2014.
Tiết PPCT:64, 65 Ngày giảng: / /2014.
BÀI TẬP THỰC HÀNH 10
THỰC HÀNH TỔNG HỢP.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Về kiến thức.
Củng cố lại cho học sinh cách chỉnh sửa, chèn thêm hàng, định dạng văn bản, sắp xế và lọc dữ liệu.
Củng cố cách tạo biểu đồ, trình bày trang in, sao chép vùng dữ liệu và di chuyển biểu đồ.
Về kĩ năng.
Thực hành thành thạo các thao tác nêu trên.
Thái độ
Hình thành thái độ học tập nghiêm túc, hăng say học hỏi.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Thuyết trình, vấn đáp và thực hành trên máy.
Phương tiện.
Phòng máy, giáo án, bài tập thực hành.
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Yêu cầu học sinh khởi động Excel và mở lại bảng tính bài tập 2.
Yêu cầu học sinh nêu cách chỉnh sửa để tiêu đề nằm ở giữa, chọn màu cho tiêu đề và cách thêm 1 hàng.
Chỉnh sửa và nhắc lại cách thực hiện các thao tác trên.
Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên để có mẫu như hình 123.
Giám sát quá trình thực hiện của học sinh.
Nêu cách sắp xếp tên xã theo trật tự a, b, c?
Nêu cách sắp xếp thu nhập bình quân về nông nghiệp với thứ tự giảm dần?
Nhắc lại cách lọc dữ liệu.
Yêu cầu thực hiện thao tác lọc dữ liệu lấy 3 xã thu nhập bình quân về nông nghiệp cao nhất.
Giám sát quá trình làm.
Yêu cầu lưu lại trang tính với tên Thongke.
Bài tập 3.
GV: Yêu cầu HS mở Baitap2 đã lưu trong máy.
Để sao chép cột B và cột D sang vùng khác ta làm như thế nào?
Để vẽ biểu đồ ta sử dụng nút lệnh nào ?
Em hãy thực hiện thao tác sao chép hàng dữ liệu sang vùng khác?
Yêu cầu HS vẽ biểu đồ như mẫu hình 125.
Để di chuyển biểu đồ ta làm như thế nào.
Yêu cầu HS di chuyển biểu đồ.
Để xem trước khi in ta làm như thế nào?
Giám sát việc thực hành của HS, hướng dẫn các em khi cần thiết.
Thực hiện
Trả lời
Lắng nghe và ghi nhớ.
Thực hiện thao tác.
Trả lời.
Thực hiện thao tác
Thực hiện thao tác.
Thao tác.
Trả lời.
Trả lời. (Chart Wizard).
Thực hiện thao tác.
HS: Thực hiện thao tác vẽ biểu đồ.
HS: Trả lời.
HS: Thực hiện di chuyển biểu đồ theo yêu cầu.
HS: Sử dụng Print Preview.
HS: Thực hành.
Chỉnh sửa và chèn thêm hàng.
Sắp xếp các xã:
Theo trật tự a, b, c.
Sắp xếp giảm dần.
Lọc dữ liệu
Data →Filter→AutoFilter→ chọn Top 10. XHHT, chọn Top 3 → OK.
Bài tập 3
Tạo biểu đồ và trình bày trang in.
a) Sao chép cột và vẽ biểu đồ
b) Sao chép hàng và vẽ biểu đồ
c) Di chuyển biểu đồ và trình bày trang in
d) Xem trước khi in
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Giáo viên đến từng máy kiểm tra kết quả thực hành của học sinh.
Nhận xét giờ học, ý thức làm bài và kết quả bài làm của HỌC SINH.
Nhắc học sinh ôn tập lại bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra thực hành.
RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần:34 Ngày soạn: 07/04/2014.
Tiết PPCT:66 Ngày giảng: / /2014.
KIỂM TRA THỰC HÀNH.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Về kiến thức.
Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức thực hành của học sinh về trình bày, định dạng, sử dụng công thức tính toán, vẽ biểu dồ, sắp xếp và lọc dữ liệu.
Về kĩ năng.
Có kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, trung thực khi làm bài.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Thực hành.
Phương tiện.
Phòng máy, đề kiểm tra.
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nội dung bài mới
Cho bảng tính
Stt
A
B
C
D
E
F
1
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng cộng
2
6A
5
15
9
0
3
6B
4
11
5
0
4
6C
6
16
5
0
5
6D
9
20
4
0
6
6E
5
16
8
0
7
7A
4
19
8
3
8
7B
2
18
10
5
9
7C
1
14
15
1
10
7D
10
20
4
0
11
7E
15
21
6
0
Yêu cầu
Khởi động Excel, nhập dữ liệu và trình bày theo mẫu trên.
Sử dụng hàm để tính cột Tổng cộng. ( là tổng số học sinh của từng lớp, bằng tổng số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu của lớp đó).
Tạo biểu đồ cột trên cơ sở dữ liệu của khối A2:E12.
Lọc ra lớp có số học sinh giỏi nhiều nhất.
Đáp án + Biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
Khởi động Excel , nhập dữ liệu và trình bày theo mẫu
2
2
Trong cột F nhập công thức
5
=SUM(B2:E2)
0.5
=SUM(B3:E3)
0.5
=SUM(B4:E4)
0.5
=SUM(B5:E5)
0.5
=SUM(B6:E6)
0.5
=SUM(B7:E7)
0.5
=SUM(B8:E8)
0.5
=SUM(B9:E9)
0.5
=SUM(B10:E10)
0.5
=SUM(B11:E11)
0.5
3
Tạo biểu đồ đúng (Có giải thích trục đứng, trục ngang)
1
4
- Lọc được lớp có số học sinh giỏi nhiều nhất
1
- Trình bày đẹp, chính xác, nhanh
1
CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Cho học sinh lưu lại bài làm với tên và lớp của mình.
Chuẩn bị bài cho tiết sau ôn tập cuối năm.
RÚT KINH NGHIỆM.
.
File đính kèm:
- giao an tin 7 tu tiet 56 den cuoi nam.doc